Cảm cúm ở trẻ và thuốc cảm cúm trẻ em 3 tháng tuổi

Thuốc cảm cúm trẻ em 3 tháng tuổi cần phù hợp theo tình trạng cơ thể và triệu chứng thực thể của trẻ. Cha mẹ nên quan tâm những điều này để phòng trường hợp con cảm cúm sẽ có cách giải quyết hợp lý và an toàn cho bé. Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu thêm về cảm cúm và việc giải quyết vấn đề này ở trẻ.

Bạn đang đọc: Cảm cúm ở trẻ và thuốc cảm cúm trẻ em 3 tháng tuổi

1. Cảm cúm ở trẻ 3 tháng tuổi rất cần được chú ý

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến trong đời sống, do virus cúm gây nên. Cúm có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thường phổ biến nhất là những khi chuyển mùa và thời tiết lạnh, đồng thời, rất dễ xảy ra ở trẻ em, nhất là trẻ trong giai đoạn 0 đến 6 tháng tuổi, bởi đây là giai đoạn hệ miễn dịch trẻ còn non yếu, dễ nhiễm bệnh. Trẻ cảm cúm do virus cúm xâm nhập đường hô hấp trên, thường qua mũi miệng và cổ họng bé thông qua việc tiếp xúc hoặc hô hấp thông thường.

1.1. Triệu chứng điển hình

Với trẻ 3 tháng tuổi, cha mẹ thường chỉ có thể quan sát, cảm nhận những dấu hiệu bên ngoài của trẻ để nhận biết cảm cúm, đó là:

– Trẻ sốt

– Trẻ chảy dịch mũi. Dịch mũi của trẻ thay đổi theo từng thời điểm: ban đầu loãng và trong, sau đó dần đặc và đục hơn, màu vàng hoặc màu xanh lá cây đục.

– Trẻ tắc mũi, hô hấp khò khè, khó khăn.

– Trẻ hắt hơi bất thường.

– Ho nhiều

– Bú ít, ăn kém

– Ngủ kém

– Trẻ có vẻ khó chịu, quấy khóc.

Cảm cúm ở trẻ và thuốc cảm cúm trẻ em 3 tháng tuổi

Cha mẹ quan sát và theo dõi dấu hiệu của trẻ để sớm nhận biết bệnh của con

1.2. Nguy cơ

Cảm cúm ở trẻ có thể để lại một số biến chứng như nhiễm trùng tai, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, … Điều quan trọng là, trẻ 3 tháng tuổi sức đề kháng non nớt, chính vì thế, những biến chứng của bệnh cũng sẽ khó kiểm soát. Ngoài ra, người lớn khó phát hiện sớm các biến chứng của trẻ bởi trẻ chưa thể giao tiếp hoặc bộc lộ các cảm giác của mình cho cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý để điều trị cho trẻ đúng cách, tránh biến chứng và luôn quan tâm, kịp thời phát hiện ra những bất thường ở trẻ.

2. Điều trị và dùng thuốc đúng cách cho trẻ em 3 tháng tuổi bị cảm cúm

2.1. Kịp thời đưa trẻ đến bác sĩ để được hỗ trợ

Cha mẹ nên đưa bé 3 tháng tuổi bị cảm cúm đến gặp bác sĩ để trẻ được chẩn đoán kỹ càng, có phác đồ điều trị phù hợp, từ đó có cách chăm sóc trẻ và dùng thuốc phù hợp cho con theo chỉ định. Đặc biệt là khi cha mẹ thấy: trẻ sốt cao liên tục 2 ngày, trẻ ho liên tục 1 tuần không khỏi, co giật, không chịu ăn, nôn trớ liên tục, tiêu chảy,…

Tìm hiểu thêm: 7 Biến chứng thủy đậu ở trẻ em bố mẹ nhất định phải biết

Cảm cúm ở trẻ và thuốc cảm cúm trẻ em 3 tháng tuổi

Trẻ cần được thăm khám bác sĩ ngay khi có những triệu chứng nặng của cảm cúm

2.2. Chăm sóc trẻ đúng cách trong thời kỳ bị cúm

– Cho trẻ bú nhiều hơn để cung cấp miễn dịch cho bé. Mẹ lưu ý nên ăn uống chất lượng, dinh dưỡng để đảm bảo chất lượng sữa của bản thân cung cấp cho bé. Bên cạnh đó, cũng cần cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước.

– Đảm bảo độ ẩm trong phòng phù hợp và nên làm ẩm không khí với máy phun sương đảm bảo vệ sinh bởi điều này sẽ giúp chất nhầy đường hô hấp của trẻ giảm và trẻ hít thở dễ dàng hơn.

– Cố gắng để trẻ nghỉ ngơi thật nhiều để có thể lấy lại sức và bình phục nhanh hơn.

– Đảm bảo vấn đề khoang mũi họng của trẻ được làm sạch đúng cách. Bố mẹ có thể sử dụng bộ hút mũi y tế để làm sạch khoang mũi cho trẻ. Lưu ý khi thực hiện, cần tránh tổn thương, làm xước khoang mũi của trẻ.

– Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để kịp thời điều trị kịp thời theo những thay đổi hoặc bất thường.

– Cha mẹ và người lớn đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé.

– Tao môi trường sạch sẽ, trong lành nơi bé ở để bé nhanh chóng khỏe hơn.

2.3. Thuốc chữa bệnh cảm cúm cho trẻ 3 tháng tuổi

Với tình trạng và biểu hiện của trẻ, bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp tình trạng bệnh lý cũng như những triệu chứng thực thể của trẻ. Với trẻ 3 tháng tuổi, bác sĩ sẽ ưu tiên các thuốc dạng dung dịch và siro cho trẻ.

Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ hướng dẫn ba mẹ về việc hạ sốt phù hợp với tình trạng sức khỏe và thể trạng của bé. Với tình trạng trẻ cảm cúm nhẹ nhàng, cha mẹ có thể kết hợp chườm ấm hạ sốt cho bé tại các khu vực trán, nách, và háng của trẻ. Khi trẻ sốt nặng, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc và chăm sóc hạ sốt đặc biệt cho trẻ, đồng thời, cha mẹ cần chú ý thời gian uống thuốc hợp lý của con. Rất nhiều trường hợp trẻ cảm cúm và sốt nặng cần được theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ để đảm bảo  sức khỏe và sự phục hồi của bé.

Chú ý: Cha mẹ không dùng dầu gió, mật ong hay các bài thuốc chữa cảm cúm dân gian để áp dụng vào cho bé.

3. Cha mẹ chú ý phòng cảm cúm cho bé

Trẻ 3 tháng tuổi chưa là đối tượng có vắc xin phòng cúm riêng biệt. Vì thế việc tiêm phòng cho trẻ ở thời kỳ này là điều chưa thể nghĩ đến. Thay vào đó, để bảo vệ bé khỏi cảm cúm trong thời kì sơ sinh, cần nhớ:

– Tăng cường miễn dịch cho trẻ từ sữa mẹ. Đây cũng là nguồn dinh dưỡng gần như là duy nhất mà trẻ tiếp thu được trong thời kỳ này. Vì thế, nếu mẹ khỏe mạnh, sữa dinh dưỡng thì hệ miễn dịch của con cũng được củng cố.

– Hạn chế cho trẻ 3 tháng tiếp xúc với người có bệnh hoặc nghi ngờ bị cúm để phòng tránh cho bé hiệu quả.

– Tránh việc người lạ ôm hôn trẻ hoặc tiếp xúc với trẻ khi chưa rửa tay sạch sẽ.

– Vệ sinh đúng cách cho trẻ, đặc biệt là tay trẻ vì trẻ hay có thói quen ngậm tay.

– Thường xuyên theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm cảm cúm ở trẻ để việc điều trị kịp thời, đơn giản và an toàn cho con.

Cảm cúm ở trẻ và thuốc cảm cúm trẻ em 3 tháng tuổi

>>>>>Xem thêm: Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em hiệu quả

Thường xuyên theo dõi sức khỏe, phát hiện bệnh nhanh, điều trị kịp thời cho con

Như vậy, thuốc cảm cúm trẻ em 3 tháng tuổi cần được sự tư vấn của bác sĩ sau khi thăm khám và nhận định. Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý những vấn đề cần thực hiện, cần kiêng cữ để có thể giúp bé có môi trường dưỡng bệnh và bình phục tốt, an toàn và phù hợp cho trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *