5 Điều cần biết khi điều trị cho trẻ 8 tháng tuổi bị cảm cúm

Trẻ 8 tháng tuổi bị cảm cúm không phải bệnh nguy hiểm, thế nhưng bé cần được bố mẹ chăm sóc cẩn thận và hỗ trợ kịp thời. Mục đích là để bệnh nhanh khỏi, không kéo dài thời gian điều trị và hạn chế tối đa biến chứng. Dưới đây là 5 điều cần biết để điều trị bệnh cảm cúm cho các bé 8 tháng hiệu quả, an toàn.

Bạn đang đọc: 5 Điều cần biết khi điều trị cho trẻ 8 tháng tuổi bị cảm cúm

1. Phân biệt bệnh cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ 8 tháng tuổi

5 Điều cần biết khi điều trị cho trẻ 8 tháng tuổi bị cảm cúm

Bệnh cảm cúm và cảm lạnh có nhiều triệu chứng giống nhau, dễ nhầm lẫn

 Bệnh cảm cúm ở trẻ 8 tháng rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh. Lý do là vì hai bệnh này có nhiều biểu hiện ban đầu rất giống nhau, ví dụ như: hắt hơi, sổ mũi, ho… Đây là một nhầm lẫn rất tai hại, khiến bệnh của bé không khỏi do được chăm sóc, điều trị sai cách. Thậm chí, nhiều trẻ còn gặp phải hệ quả bệnh diễn tiến nặng, kéo dài thời gian điều trị và tốn kém nhiều chi phí.

Do đó, khi trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường, bố mẹ cần xác định đúng bệnh trước khi áp dụng các phương pháp điều trị cho con. Mục đích nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất khi điều trị bệnh cho bé 8 tháng tuổi.

2. Không tự ý mua thuốc cho trẻ 8 tháng tuổi bị cảm cúm

Trẻ 8 tháng tuổi còn quá nhỏ, thể trạng non nớt và nhạy cảm. Do đó, bố mẹ cần hết sức cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc điều trị bệnh cảm cúm cho con.

Việc bố mẹ tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho bé tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Do kiến thức y học hạn chế, bố mẹ có thể mua không đúng thuốc trị bệnh cho bé hay mua phải thuốc gây tác dụng phụ với trẻ. Dù là trường hợp nào thì đều có thể gây tổn hại tới sức khỏe của bé.

Cơ quan Quản lý về thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe Anh (MHRA) đã khuyến cáo các bé dưới 6 tuổi không nền dùng thuốc không kê đơn, kể cả những bệnh đơn giản như cảm cúm, cảm lạnh hay táo bón. Điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe của trẻ. Mọi thuốc bé dưới 6 tuổi uống đều cần được bác sĩ chỉ định. Các bé từ 6 – 12 tuổi khi uống thuốc không kê đơn bố mẹ cũng nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

3. Cho trẻ đi khám để được bác sĩ hỗ trợ điều trị tốt nhất

Tìm hiểu thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh: chẩn đoán và điều trị

5 Điều cần biết khi điều trị cho trẻ 8 tháng tuổi bị cảm cúm

Cho trẻ cảm cúm đi khám để được bác sĩ hỗ trợ điều trị tốt nhất

Trẻ 8 tháng tuổi khi xuất hiện triệu chứng nghi mắc cảm cúm, cách tốt nhất là bố mẹ nên cho con đi khám bác sĩ. Tại các cơ sở y tế uy tín, bé sẽ được bác sĩ khám, xác định bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp.

Sau thăm khám, bố mẹ cần cho trẻ 8 tháng mắc cảm cúm uống thuốc đúng liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định. Đây là cách giúp bé đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

4. Các thuốc cảm cúm trẻ 8 tháng tuổi có thể dùng được

Trẻ 8 tháng tuổi uống thuốc điều trị cảm cúm cần được chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, để hiểu thêm về các thuốc trẻ cảm cúm 8 tháng tuổi có thể dùng được, phụ huynh có thể tham khảo Quyết định 2078/QĐ-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa.

Hiện nay, bệnh cảm cúm của trẻ 8 tháng chưa có thuốc đặc trị. Phác đồ điều trị cảm cúm sẽ hướng đến làm suy giảm các triệu chứng để bé mau hết bệnh. Theo quyết định trên 2078/QĐ-BYT của Bộ Y tế, trẻ cảm cúm 8 tháng tuổi có thể được điều trị với các thuốc sau:

4.1. Thuốc kháng virus

5 Điều cần biết khi điều trị cho trẻ 8 tháng tuổi bị cảm cúm

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?

Trẻ cảm cúm có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng virus nếu cần

Kháng virus là một trong những thuốc có thể được dùng để điều trị bệnh cảm cúm cho trẻ 8 tháng. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bé 8 tháng mắc cảm cúm có thể điều trị với thuốc kháng virus Oseltamivir hoặc Zanamivir. Tuy nhiên, thuốc Zanamivir được hạn chế dùng hơn, chỉ dùng trong trường hợp không có Oseltamivir hoặc bé bị kháng thuốc Oseltamivir.

Lưu ý rằng, không phải mọi trẻ cảm cúm đều cần dùng thuốc kháng virus. Thuốc này chỉ dùng cho trẻ mắc cảm cúm có triệu chứng nặng hay nguy cơ phát triển biến chứng cúm sẽ được bác sĩ kê thuốc kháng virus. Quyết định có cho bé cảm cúm dùng thuốc kháng virus hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào bác sĩ.

4.2. Thuốc trị cúm biến chứng

Khi mắc cảm cúm, nếu trẻ 8 tháng xuất hiện triệu chứng trở nặng thì sẽ được bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc trị cúm biến chứng. Các thuốc này sẽ tùy thuộc vào triệu chứng bé gặp phải:

– Nếu bé xảy ra bội nhiễm với vi khuẩn thì sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh;

– Nếu bé xuất hiện biến chứng suy hô hấp thì sẽ được chỉ định cho thở oxy, thở CPAP hay thông khí nhân tạo.

– Nếu bé xảy ra biến chứng suy đa tạng thì sẽ được bác sĩ điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.

4.3. Thuốc điều trị hỗ trợ

Sốt cao là triệu chứng phổ biến ở hầu hết trẻ mắc cảm cúm. Do đó, bé cần được hỗ trợ hạ sốt với Paracetamol. Lưu ý rằng, bố mẹ tuyệt đối không cho bé 8 tháng hạ sốt với nhóm salicylate như aspirin vì có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

Trẻ 8 tháng cảm cúm thường bị mệt mỏi nhiều gây thiếu hụt nước và chất điện giải nên có thể dùng thuốc Oresol.

5. Cách chăm sóc giúp trẻ cảm cúm 8 tháng mau khỏi bệnh

Bên cạnh việc cho trẻ 8 tháng cảm cúm uống thuốc điều trị bệnh theo chỉ định, bố mẹ cũng cần chăm sóc cẩn thận để bệnh của bé chóng khỏi:

– Bổ sung vào chế độ ăn của bé 8 tháng đầy đủ 4 nhóm chất: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đồ ăn nên được chế biến dạng lỏng như cháo hay súp để bé dễ ăn và dễ hấp thu hơn. Mẹ cũng nên tăng cường cho bé bú nhiều hơn bình thường.

– Cho bé cảm cúm 8 tháng được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, trong không gian thoáng mát, sạch sẽ.

– Cho bé tắm với nước ấm và không tắm quá lâu để tránh bé bị nhiễm lạnh khiến bệnh lâu khỏi hơn.

– Cho bé mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi để bé được thoải mái nhất những ngày sức khỏe không tốt.

– Nhỏ mũi và vệ sinh mũi cho bé đúng cách để cải thiện tình trạng tắc mũi, giúp bé dễ thở hơn.

Trên đây là 5 điều cần biết để điều trị cho trẻ 8 tháng tuổi bị cảm cúm mau khỏi bệnh. Hy vọng bài viết đã mang tới quý phụ huynh nhiều thông tin hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *