Trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm cần được điều trị sớm, tránh những biến chứng về hô hấp cũng như sức khỏe lâu dài cho trẻ. Cha mẹ nên chú ý theo dõi những biểu hiện của trẻ, nhận biết kịp thời và điều trị cảm cúm cho trẻ nhanh chóng, đúng cách.
Bạn đang đọc: Nhận biết và điều trị cho trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm
1. Vì sao trẻ 2 tháng tuổi lại bị cảm cúm?
Cảm cúm là một dạng viêm nhiễm đường hô hấp do virus cúm gây ra. Đây là tình trạng khá quen thuộc có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, kể cả người lớn, người già và trẻ nhỏ. Cảm cúm tùy theo từng thể, có thể trở thành bệnh nghiêm trọng, cũng có thể là bệnh lý nhẹ, dễ chữa. Tuy nhiên, với trẻ em, cảm cúm dễ hình thành và lây nhiễm hơn. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, sức đề kháng con non yếu, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng đáng lưu tâm. Chính vì thế, không thể chủ quan trước tình trạng trẻ bị cảm cúm.
Cảm cúm là bệnh lý hô hấp dễ gặp ở trẻ sơ sinh
Trẻ 2 tháng tuổi khi bị cảm cúm thường do các nguyên nhân như:
– Tình trạng lây cảm cúm từ người khác sang trẻ 2 tháng tuổi: Với trẻ nhỏ, chúng ta thường dễ dàng ôm hôn trẻ, nhưng đôi khi lại không ý thức được việc có thể lây truyền bệnh lý cho trẻ. Với cảm cúm, việc tiếp xúc gần, hắt hơn,… cũng đã có thể lây truyền bệnh cho trẻ.
– Trẻ nhiễm cúm gián tiếp qua các bề mặt, đồ vật có mang virus cúm như khăn, quần áo, bao tay,… Sau đó, trẻ đưa tay dụi lên mắt, hay ngậm miệng và bị lây nhiễm virus cúm.
– Trẻ 2 tháng tuổi bị lây cúm qua đường không khí: Môi trường phòng ở hoặc các nơi trẻ được đưa tới với virus cúm hoạt động mạnh mẽ hoặc nhiều người ho, cúm có thể sẽ là điều kiện để trẻ dễ bị cảm cúm hơn.
2. Nhận biết trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm chính xác, kịp thời
Trẻ 2 tháng tuổi khi bị cảm cúm cũng có những biểu hiện tương tự với người lớn bị cảm cúm, Tuy nhiên, do là trẻ sơ sinh nên bé không thể nói hay diễn tả những cảm giác của mình được. Cha mẹ nên chú ý những biểu hiện bên ngoài dưới đây để nghi ngờ và kiểm tra phòng bé bị cảm cúm:
– Trẻ mệt mỏi và quấy khóc khi bị cúm. Đây là dấu hiệu điển hình và cũng dễ nhận thấy, nhất là với trẻ chưa biết nói, việc khóc thể hiện cảm giác khó chịu hoặc đau của trẻ trước các vấn đề. Khi bị cảm cúm, trẻ cũng có cảm giác mệt mỏi, lừ đừ và quấy khóc.
– Bé 2 tháng tuổi bị sốt cao trên 38 độ. Ban đầu là triệu chứng mệt mỏi và sau đó nhiệt độ cơ thể trẻ tăng dần. Cha mẹ sờ trán trẻ thấy nóng và có thể kẹp nhiệt độ để kiểm tra cụ thể.
– Trẻ ăn kém, ít bú hoặc không bú do tình trạng mệt mỏi, khó chịu khi virus cúm xâm nhập, hoạt động.
– Trẻ ho nhiều, có thể ho ngắt quãng hoặc ho liên tục do virus ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ và ho là cơ chế tự nhiên của cơ thể để phản ứng lại với virus.
– Tình trạng nôn ói, tiêu chảy cũng dễ xảy ra với trẻ 2 tháng bị cảm cúm, khiến cơ thể trẻ mất nước và mệt mỏi hơn.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm trị ho hiệu quả cho bé cha mẹ có biết?
Trẻ bị cảm cúm thường mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém,…
3. Khi nào cần đưa trẻ 2 tháng tuổi đang bị cảm cúm đến bệnh viện?
Tình trạng cảm cúm của trẻ 2 tháng tuổi có thể được chăm sóc, điều trị tại nhà nếu các triệu chứng của trẻ nhẹ và không đặc biệt. Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị nhanh, đúng cách:
– Trẻ 2 tháng tuổi quấy khóc liên tục trong nhiều giờ.
– Trẻ có biểu hiện da dần chuyển sang xang, bầm tím (do tình trạng mạch máu tắc nghẽn)/
– Trẻ có biểu hiện khó thở với tình trạng hơi thở mạnh, trẻ thở rít, thở hổn hển hoặc thậm chí là ngưng thở.
– Trẻ có biểu hiện co giật do chức năng não bị rối loạn khi bị cảm cúm.
– Trẻ ngủ li bì và không chịu dậy cũng như không có phản ứng khi bị tác động. Điều này cho thấy trẻ đang ở trạng thái mệt mỏi nghiêm trọng, thậm chí là ngất vì mất sức.
Trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm có thể bị các vấn đề như: rối loạn dạ dày, đau tai, đau mắt, sưng cơ, đau người, … Trong một số trường hợp, bệnh cảm cúm có thể để lại những biến chứng nặng cho trẻ 2 tháng tuổi như hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp, thậm chí là viêm phổi, viêm phế quản khi không được điều trị kịp thời. Đặc biệt, bệnh cảm cúm có thể để lại di chứng ảnh hưởng đến não, co giật, lú lẫn, thậm chí là không thể phản ứng ở trẻ. Chính vì thế, cha mẹ cần cẩn trọng trước những biến chứng này, điều trị sớm và đúng cách để bảo vệ an toàn cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Dinh dưỡng dành cho trẻ 8 tháng bị táo bón
Nhờ bác sĩ chẩn đoán, điều trị khi trẻ cảm nặng để tránh những biến chứng bất thường
4. Cha mẹ lưu ý trong chăm sóc, điều trị cho trẻ 2 tháng tuổi khi bị cảm cúm
4.1. Điều trị kịp thời
Với tình trạng cảm cúm nhẹ, thông thường, cha mẹ sẽ nhờ đến các phòng khám hoặc các dược sĩ để được chỉ định dùng thuốc phù hợp. Trong trường hợp bệnh trở nặng, cần đưa trẻ đến các cơ sở y khoa uy tín để điều trị.
4.2. Chăm sóc tại nhà
Kết hợp với các chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cần chú ý những vấn đề trong chăm sóc trẻ tại nhà:
– Theo dõi thân nhiệt của trẻ trong quá trình điều trị cúm. Khi con có biểu hiện sốt, cha mẹ cần lau người cho trẻ, bổ sung nước và sử dụng quần áo thoáng, không bí bách cho trẻ.
– Hạ sốt cho trẻ đúng cách bằng cách sử dụng khăn ấm chườm cho trẻ. Khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt cao, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt do có thể xảy ra các tình huống dị ứng thuốc với trẻ.
– Giúp trẻ thông tắc mũi để trẻ thở dễ dàng khi trẻ bị nghẹt mũi, đồng thời, chú ý vệ sinh thông tắc mũi 3-4 lần trong ngày để tránh tình trạng khô mũi ở trẻ, dễ gây nhiễm trùng mũi.
– Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ với thời lượng tầm khoảng 14-15 tiếng. Để tránh tình trạng con mệt mỏi, khó chịu không thể nghỉ ngơi, cha mẹ có thể dùng khăn â,s đặt dưới đầu trẻ để trẻ dễ ngủ sâu hơn.
– Duy trì độ ẩm trong phòng của trẻ 2 tháng tuổi đang bị cảm cúm. Điều này sẽ khiến dịch nhầy mũi trẻ nới lỏng hơn, giúp quá trình hít thở của bé dễ dàng hơn. Tạo độ ẩm trong phòng, cha mẹ có thể dùng máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm cho phòng.
– Không dùng dầu gió, mật ong hay các bài thuốc dân gian để chữa cảm cho trẻ 2 tháng tuổi.
– Cho trẻ bú đầy đủ, khuyến khích trẻ bú để bổ sung nước cũng như dinh dưỡng và đề kháng cho bé.
– Đưa trẻ đến viện khi nhận thấy dấu hiệu bất thường và cần sự hỗ trợ từ bác sĩ.
Trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm có những nguy cơ nguy hiểm hơn so với người lớn. Do đó, cha mẹ cần chú ý để điều trị và chăm sóc trẻ phù hợp, hiệu quả, tránh để cảm cúm là tiền đề gây những biến chứng cho con. Ngoài ra, hãy tăng cường phòng ngừa cảm cúm cho trẻ bằng cách luôn đảm bảo giữ ấm trẻ, không để trẻ quá nóng hay quá lạnh, cho trẻ môi trường sống trong lành, phù hợp nhờ việc vệ sinh nhà cửa và trang bị khẩu trang, nước rửa tay khi đến các nơi công cộng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.