Giải đáp viêm phế quản mãn tính là gì, cách điều trị cho trẻ em

Bệnh viêm phế quản mãn tính là gì? Trẻ em thì có thể bị mắc viêm phế quản mãn tính hay không? Làm thế nào để phòng bệnh viêm phế quản hiệu quả cho trẻ nhỏ? Nếu phụ huynh cũng có chung thắc mắc trên thì đừng bỏ qua bài biết này để được giải đáp và hiểu hơn về bệnh viêm phế quản ở trẻ em nhé.

Bạn đang đọc: Giải đáp viêm phế quản mãn tính là gì, cách điều trị cho trẻ em

1. Viêm phế quản mãn tính là gì và đặc điểm của bệnh

Giải đáp viêm phế quản mãn tính là gì, cách điều trị cho trẻ em

Bệnh viêm phế quản mãn tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính

Với thắc mắc bệnh viêm phế quản mãn tính là gì, câu trả lời có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Viêm phế quản mãn tính chính là bệnh viêm phế quản cấp tính ở mức độ nặng hơn, triệu chứng kéo dài và khó điều trị hơn. Bệnh viêm phế quản mãn tính thường có đặc trưng là tình trạng sản xuất dịch nhầy ở trong lòng phế quá mức, gây kích thích ho và khạc đờm thường xuyên.

Trong y học, bệnh nhân được coi là viêm phế quản mãn tính sẽ có triệu chứng ho khạc đờm kéo dài tối thiểu 2 năm liên tiếp. Mỗi năm, triệu chứng của bệnh sẽ diễn ra khoảng 3 tháng liên tiếp, mỗi tháng triệu chứng sẽ kéo dài khoảng 3 tuần.

Bệnh viêm phế quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính với tình trạng bệnh nặng dần lên nếu không được điều trị tích cực. Hơn thế, bệnh có nguy cơ phát triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu như bệnh nhân viêm phế quản mãn tính không bỏ hút thuốc lào, thuốc lá hoặc sống trong môi trường hít phải khói thuốc mỗi ngày.

Bệnh viêm phế quản mãn tính gồm có 3 loại: Viêm phế quản mãn tính đơn thuần, viêm phế quản mãn tính dạng hen và viêm phế quản mãn tính dạng khí phế thũng. Dù thuộc loại nào thì viêm phế quản mãn tính đều gây tổn hại tới sức khỏe người bệnh một cách nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân mắc viêm phế quản mãn tính cần được nghiêm túc điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

2. Trẻ nhỏ cũng có thể bị mắc viêm phế quản mãn tính

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị sốt phát ban: những điều mẹ cần lưu ý 

Giải đáp viêm phế quản mãn tính là gì, cách điều trị cho trẻ em

Trẻ em cũng có thể bị mắc viêm phế quản mãn tính

Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ nhỏ thì không thể bị viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Bởi dù ít gặp nhưng trẻ em vẫn có thể là đối tượng bị mắc bệnh viêm phế quản mãn tính.

Bệnh viêm phế quản mãn tính ở trẻ em thường bắt nguồn từ 2 nguyên nhân sau:

– Trẻ mắc viêm phế quản không được điều trị dứt điểm, hay bị tái đi tái lại trong thời gian gian ngắn;

– Trẻ nhỏ sống trong môi trường thường xuyên hít phải khói thuốc lá, khi bị mắc viêm phế quản cấp tính rất dễ dẫn tới viêm phế quản mãn tính.

3. Cách chữa viêm phế quản mãn tính cho trẻ

Giải đáp viêm phế quản mãn tính là gì, cách điều trị cho trẻ em

>>>>>Xem thêm: Ho gà có lây không? Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị ho gà

Trẻ mắc bệnh cần đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị bệnh tốt nhất

Phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản thể mãn tính ở trẻ nhằm hướng tới kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương đường thở. Phác đồ điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính cho trẻ tốt nhất sẽ được chỉ định trực tiếp bởi bác sĩ sau thăm khám và xác định tình trạng bệnh.

Thông thường, phác đồ điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính ở trẻ sẽ sẽ thường sử dụng các loại thuốc sau:

– Thuốc giảm đau và thuốc giãn phế quản: Giúp mở rộng đường thở, làm dễ dàng hô hấp cho trẻ.

– Thuốc Corticosteroid đường uống: Dùng để kiểm soát các đợt cấp của bệnh viêm phế quản mãn tính ở trẻ.

– Thuốc Corticosteroid đường hít: Giúp ngăn ngừa đợt cấp của bệnh xảy ra ở trẻ.

– Thuốc giãn phế quản kết hợp với thuốc Corticosteroid đường hít: Kiểm soát các cơn ho dai dẳng ở trẻ.

– Thuốc kháng sinh: Được sử dụng khi trẻ viêm phế quản mãn tính có nhiễm trùng.

Lưu ý rằng, bên trên chỉ là các thuốc thường được dùng để trị bệnh viêm phế quản mãn tính cho trẻ em. Còn việc sử dụng thuốc thế nào, phối kế hợp ra sao sẽ được bác sĩ điều chỉnh để phù hợp với tình trạng bệnh từng trẻ.

Bên cạnh việc cho trẻ viêm phế quản mãn tính tuân thủ uống thuốc đúng phác đồ chỉ định từ bác sĩ, phụ huynh cũng cần chăm sóc trẻ đúng cách để sức khỏe của bé sớm hồi phục, bệnh nhanh khỏi hơn:

– Đảm bảo cung cấp chế độ dinh dưỡng cân đối cho trẻ;

– Khuyến khích trẻ viêm phế quản mãn tính uống đủ nước hàng ngày. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng tắc nghẽn phế quản ở trẻ, đàm cũng sẽ được đẩy ra ngoài một cách dễ dàng hơn;

– Cho bé được nghỉ ngơi trong không gian sạch sẽ, thoáng mát, có độ ẩm và nhiệt độ phòng phù hợp;

– Xây dựng cho bé một chế độ vận động phù hợp để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng nhằm chống lại các dịch bệnh nói chung.

4. Thời gian điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Nếu điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính chỉ mất khoảng 7 – 10 ngày, thì thời gian điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính cho trẻ em có thể kéo dài từ vào tháng đến vài năm. Điều này sẽ tùy thuộc vào thể trạng, tình trạng bệnh của trẻ và sự nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị bệnh được bác sĩ chỉ định.

Trẻ viêm phế quản mãn tính muốn đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, nhanh nhất thì cần phải tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm để con được điều trị tốt nhất.

Nếu bố mẹ vẫn đang phân vân nên cho con khám và điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính ở đâu thì có thể tham khảo ngay tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Đây hiện là một trong những cơ sở y tế uy tín, được rất nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn để khám chữa bệnh cho con em mình. Lý do là bởi Thu Cúc TCI quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, từng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Xanh – Pôn, Bệnh viện E… Các bác sĩ TCI luôn đề cao phác đồ điều trị không lạm dụng kháng sinh, hạn chế tối đa tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ. Điều dưỡng viên yêu trẻ, chăm sóc ân cần, tận tình. Hệ thống phòng lưu viện tiện nghi, máy móc khám chữa bệnh tiên tiến, hiện đại.

Trên đây, bài viết đã giải đáp chi tiết tới bạn đọc bệnh viêm phế quản mãn tính là gì và cách điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính cho trẻ em. Hy vọng bài viết đã mang tới Quý phụ huynh nhiều thông tin hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *