Tìm hiểu bé bị tay chân miệng mấy ngày hết bệnh

Bệnh tay chân miệng ở trẻ được phân làm 4 cấp độ với những triệu chứng khác nhau. Càng ở cấp độ cao thì bệnh của trẻ càng nặng và cần nhiều thời gian điều trị để hết bệnh. Nếu bạn đang thắc mắc bé bị tay chân miệng mấy ngày hết bệnh thì xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu bé bị tay chân miệng mấy ngày hết bệnh

1. 4 Cấp độ bệnh tay chân miệng ở đối tượng trẻ em

Tay chân miệng ở đối tượng trẻ em là một bệnh lý truyền nhiễm được gây ra bởi virus đường ruột. Bệnh có khả năng lây từ người này sang người khác dễ dàng và có nguy cơ gia tăng thành đợt dịch vào tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12 hàng năm.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể được phân thành 4 cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ đi kèm với các triệu chứng đặc thù riêng. Trẻ mắc phải tay chân miệng ở cấp độ càng cao thì càng có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng, đồng thời cũng gây khó khăn trong quá trình điều trị.

1.1. Bệnh tay chân miệng độ 1

Tìm hiểu bé bị tay chân miệng mấy ngày hết bệnh

Sốt là một trong những biểu hiện ban đầu ở trẻ mắc tay chân miệng độ 1

Bệnh tay chân miệng ở cấp độ 1 là biểu hiện nhẹ nhất mà trẻ có thể trải qua khi mắc bệnh. Ở cấp độ này, bệnh nhi tay chân miệng có thể tự điều trị tại nhà mà không cần phải nhập viện. Các triệu chứng trẻ thường gặp khi mắc tay chân miệng độ 1 bao gồm:

– Bé mệt mỏi và sốt nhẹ, mức nhiệt độ khoảng 37,5 độ C;

– Xuất hiện nốt bọng nước trên da, chủ yếu xuất hiện ở vùng quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân và đầu gối. Sau đó, những nốt bọng nước này có thể tự vỡ hoặc bị vỡ do trẻ gãi hoặc cào.

1.2. Bệnh tay chân miệng độ 2

Tìm hiểu thêm: Thực phẩm trị ho hiệu quả cho bé cha mẹ có biết?

Tìm hiểu bé bị tay chân miệng mấy ngày hết bệnh

Trẻ mắc tay chân miệng độ 2 các triệu chứng của bệnh đã xuất hiện rất rõ ràng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em độ 2 được phân thành hai loại là độ 2a và độ 2b. Sau khoảng thời gian ủ bệnh, nếu không được người chăm sóc phát hiện và cho điều trị kịp thời thì bệnh tay chân miệng của trẻ sẽ tiến triển từ độ 1 sang độ 2a. Trong giai đoạn này, phần lớn bệnh nhi sẽ có những triệu chứng sau đây:

– Sốt cao trên 38 độ C kéo dài liên tục hơn 2 ngày.

– Các triệu chứng khác như nôn mửa, mất ngủ, mệt mỏi, và quấy khóc không rõ nguyên nhân ở trẻ.

Từ độ 2a, bệnh nhi tay chân miệng có thể tiến triển thành độ 2b nếu không được điều trị tốt. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng độ 2b được chia thành hai nhóm với các triệu chứng sau:

– Nhóm 1: Trẻ tay chân miệng độ 2b có triệu chứng sốt cao không giảm sau khi sử dụng thuốc hạ sốt; có các cơn giật mình xuất hiện từ 2 lần trong vòng 30 phút và có thể xảy ra trong quá trình khám bệnh; mệt mỏi, khó ngủ, nhịp tim đập nhanh (>150 lần/phút) ngay cả khi trẻ đang nằm yên.

– Nhóm 2: Trẻ tay chân miệng độ 2b có triệu chứng run người, khả năng ngồi không vững, đi loạng choạng và nhiều cơn giật mình. Có thể xuất hiện các triệu chứng liệt thần kinh sọ như khó nuốt, nuốt sặc hay giọng khàn nhiều.

Lưu ý rằng, các triệu chứng của trẻ mắc bệnh tay chân miệng cấp độ 2 có tiềm ẩn nguy cơ biến chứng về hệ thần kinh và tim mạch.Tốt nhất trẻ cần được nhập viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ điều trị kịp thời, ngừa nguy cơ biến chứng nặng, gây nguy hại sức khỏe.

1.3. Bệnh tay chân miệng độ 3

Trẻ tay chân miệng ở độ 3 có mức độ bệnh nghiêm trọng. Vậy nên trong trường hợp này, trẻ cần phải được hỗ trợ điều trị tích cực tại bệnh viện để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và giảm thiểu hậu quả nặng nề mà bệnh gây ra. Các triệu chứng của tay chân miệng ở độ 3 có tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra các biến chứng cho hệ thần kinh, tim mạch và hô hấp, bao gồm:

– Mạch đập nhanh vượt quá 170 lần/phút (đo trong tình trạng trẻ nằm yên, không sốt). Tuy nhiên, ở một số trường hợp, nhịp tim của trẻ có thể chậm hơn, nhưng điều này chỉ là dấu hiệu của tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

-Tăng nhịp tim và áp lực máu.

– Tiết nhiều mồ hôi, có biểu hiện lạnh toàn thân hoặc tập trung ở một phần cơ thể nào đó.

– Hô hấp bất thường với các triệu chứng như: thở nhanh, ngừng thở ngắn, thở rít thanh quản, thở khò khè, có thể xuất hiện dấu hiệu rút lõm ngực trong khi thở.

– Tri giác bị rối loạn.

– Tăng trương cơ lực.

1.4. Bệnh tay chân miệng độ 4

Tay chân miệng ở độ 4 là cấp độ nặng nhất, có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong ở trẻ em. Các triệu chứng thường gặp ở bé mắc tay chân miệng cấp độ 4 bao gồm:

– Sốc.

– Phù phổi cấp.

– Cơ thể có biểu hiện tím tái, hơi thở yếu, thở dốc, ngừng thở.

– Giảm nhịp tim.

2. Bé bị tay chân miệng mấy ngày hết bệnh?

Tìm hiểu bé bị tay chân miệng mấy ngày hết bệnh

>>>>>Xem thêm: Viêm phế quản ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trẻ mắc tay chân miệng nên được đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp, sớm hết bệnh

Đa số trường hợp bị bệnh nhi tay chân miệng ở cấp độ 1 có thể khỏi bệnh trong khoảng 7-10 ngày, thông qua việc chăm sóc và điều trị đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ, phụ huynh vẫn nên đưa con đến viện khám để được bác sĩ chẩn đoán, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Ở cấp độ 2, 3, 4, trẻ đã mắc tay chân miệng ở mức độ nặng hơn, có dấu hiệu cảnh báo và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao. Thông thường, các trường hợp bệnh nhi này đến khám sẽ được bác sĩ chỉ định nhập viện điều trị. Mục đích để bác sĩ tiện theo dõi bệnh cho bé, kịp thời hỗ trợ ngay khi cần, ngừa biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ.

Theo chuyên gia, trẻ mắc tay chân miệng cấp độ 2 thường phải điều trị 10 -14 ngày mới khỏi. Còn trẻ mắc tay chân miệng cấp độ 3, 4, tình trạng bệnh đã ở mức nguy hiểm, trẻ cần được bác sĩ theo dõi, điều trị trong vài tuần, thậm chí là vài tháng mới có thể hồi phục và hết bệnh.

Trên đây là giải đáp bé bị tay chân miệng mấy ngày hết bệnh. Trong quá trình chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng, phụ huynh và người chăm sóc cần hết sức lưu ý các dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng. Nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng như: giật mình nhiều lần, đi đứng loạng choạng, run chân tay… hãy cho bé đến ngay Thu Cúc TCI để được bác sĩ chuyên môn hỗ trợ kịp thời, đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *