Cách chữa thủy đậu dân gian vốn được lưu truyền nhiều trong cộng đồng. Đây cũng là điều mà nhiều người tìm kiếm, bởi, bên cạnh những chỉ định điều trị của bác sĩ, một số cách làm dân gian cũng có những nguyên lý và tác dụng phù hợp với việc điều trị thủy đậu. Vậy, những cách chữa bệnh thủy đậu dân gian như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu điều đó, để cho mình những nhận định khách quan nhằm ứng dụng phù hợp khi chữa bệnh thủy đậu.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về cách chữa thủy đậu dân gian
1. Những phương pháp dân gian chữa bệnh thủy đậu đã có từ lâu
Bệnh thủy đậu không phải là bệnh lý mới phát hiện hay hiếm gặp. Ngược lại, đây là bệnh lý rất quen thuộc, đặc biệt là ở nước ta. Hằng năm, trong thời tiết cuối xuân hạ, bệnh thủy đậu lại tái diễn. Các cơ quan ngôn luận báo chí cũng liên tục nói về việc cảnh báo bệnh lý này trên các phương tiện truyền thông. Với mức độ quen thuộc như vậy, việc các phương pháp dân gian chữa thủy đậu cũng là điều mà nhiều người biết đến.
Bệnh thủy đậu đã có từ lâu và rất dễ lây nhiễm
Thủy đậu là bệnh lý có tính lây nhiễm, do virus đặc thù Varicella Zoster gây nên. Bệnh biểu hiện với các nốt mụn trên toàn bộ bề mặt cơ thể có thể vỡ và chảy dịch trong những thời kỳ nhất định. Chính vì vậy, những các chữa dân gian ứng dụng với bệnh thủy đậu cũng cần chú ý tới vấn đề này.
Thực tế, có nhiều phương pháp dân gian chữa bệnh thủy đậu. Trong đó các bài thuốc uống, các bài thuốc bôi, thuốc tắm là các dạng chủ yếu với việc điều trị thủy đậu.
2. Những cách chữa bệnh thủy đậu trong quan niệm dân gian
2.1. Những loại thuốc tắm dân gian chữa bệnh thủy đậu
Việc sử dụng nước lá để tắm và chữa thủy đậu được khác nhiều người biết đến. Một số loại thuốc tắm chữa bệnh thủy đậu có thể kể đến như:
– Nước lá sầu đâu: Lá sầu đâu phổ biến ở Ninh Thuận, Kiên Giang, Châu Đốc, có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm. Chính vì thế, nhiều người thường dùng nước nấu của loại lá này để tắm, phòng ngừa viêm nhiễm.
– Lá kinh giới: Cây kinh giới rất phổ biến ở nước ta và từ lâu đã nổi tiếng với tác dụng kháng viêm, khử khuẩn, chống dị ứng. Vì thế, lá kinh giới được dùng để tắm, làm giảm ngứa ngáy khó chịu cũng như phòng trừ vấn đề viêm nhiễm khi các mụn thủy đậu bị vỡ.
– Lá tre:Theo quan niệm dân gian, lá tre có tác dụng giảm ngứa, đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng mà thủy đậu đem lại. Chính vì thế, nấu lá tre cùng nước dùng hằng ngày vệ sinh thân thể, tắm rửa để giảm triệu chứng bệnh thủy đậu.
2.2. Chữa thủy đậu với những bài thuốc thảo dược theo quan niệm dân gian
Một số thảo dược có tính mát, chống viêm nhiễm và lành tính được kết hợp theo quan niệm dân gian để chữa bệnh thủy đậu hiệu quả hơn
– Bài thuốc với bông mã đề, lá rau, lá tiết canh, rau má, rau diếp cá, rau ngót, lá bạc thau, lá đào tiên, lá dâm bụt, lá quỳnh châu, lá mặt trăng. Bài thuốc nhằm giải độc, giảm ngứa, tăng sự phục hồi cho người bệnh.
– Bài thuốc với liên kiểu, chi tử, sinh địa hoàng, chàm mèo, hoạt thạch, mộc thông, cam thảo. Bài thuốc được chỉ định với những người thủy đậu mọc nhiều, mụn bị loét và ngứa ngáy.
– Bài thuốc với hoa mai và mật ong nguyên chất. Đây là bài thuốc được cho là phù hợp với người mới phát bệnh thủy đậu, mụn nổi còn ít.
– Bài thuốc với đậu xanh, rau ngổ, quả dành dành, kim ngân, rễ cỏ tranh. Bài thuốc mát. phù hợp với những người bị nóng trong, cơ thể tích tụ nhiều độc tố.
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên: Những lưu ý quan trọng
Hiện vẫn lưu truyền nhiều cách chữa thủy đậu dân gian
2.3. Chú ý khi dùng cách chữa bệnh thủy đậu dân gian
Những cách chữa thủy đậu trên thực chất chưa có các căn cứ về tính hiệu quả khi sử dụng. Thêm nữa, việc điều trị thủy đậu hiện nay cũng chưa có thuốc phù hợp. Các thuốc sử dụng với người bị thủy đậu hiện đang mang tính hỗ trợ điều trị. Do đó, những bài thuốc và cách làm trên đây chỉ mang tính tham khảo. Để điều trị thủy đậu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ hình thức nào.
Cũng cần chú ý rằng, bệnh thủy đậu tuy lành tính nhưng nếu điều trị sai cách thì bệnh nhân có thể xảy ra nhiều hệ lụy như tình trạng viêm nhiễm, lở loét, viêm tai giữa, … Đặc biệt, bệnh nhân thủy đậu có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm liên quan đến tính mạng như viêm phổi, viêm cầu thận, viêm màng não, viêm não, … Tình trạng mẹ bầu dính virus thủy đậu ngay trước hay sau sinh đều có nguy cơ lớn lây truyền cho con với nguy cơ sức khỏe khả năng tử vong cho con. Chính vì thế, không thể coi thường hoặc chậm trễ trong việc điều trị bệnh thủy đậu.
3. Nhận biết thủy đậu để điều trị nhanh chóng, tránh nguy hiểm từ bệnh
Thủy đậu không khó nhận biết. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh của virus thủy đậu khá lâu, trong khi, thời gian này người bệnh không có bất cứ biểu hiện nào. Đồng thời, ngay khi bệnh chưa khởi phát thì virus thủy đậu đã có thể lây nhiễm. Thời gian ủ bệnh thủy đậu kéo dài thường từ 10 đến 20 ngày. Sau khoảng thời gian này, người bệnh bắt đầu đến giai đoạn bệnh khởi phát với sự xuất hiện của các vết ban đỏ. Từ một vài điểm, các vết ban đỏ sẽ xuất hiện ở mọi vị trí trên da người bệnh trong khoảng 24h. Bên cạnh đó, người bệnh có biểu hiến sốt, đau đầu, đau mình, mệt mỏi,…
>>>>>Xem thêm: Phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ với 6 lưu ý
Khi phát hiện dấu hiệu thủy đậu, cần điều trị sớm, tránh biến chứng
Ở giai đoạn toàn phát, các triệu chứng của bệnh nặng hơn, sốt cao hơn, tình trạng mệt mỏi nặng hơn,… Một số bệnh nhân thủy đậu còn kèm theo tình trạng nôn ói, tiêu chảy. Khi này, các vết mụn thủy đậu xuất hiện nhân mủ trắng đục bên trong. Sau một vài ngày, các vết mụn khô và bong tróc.Trong thời gian này, cả giác ngứa ngáy có thể xảy ra, người bệnh chú ý tránh việc gãi hoặc khiến da tiếp xúc khiến các vết mụn vỡ, gây lở loét.
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên của bệnh thủy đậu, cần nhanh chóng đến nhờ bác sĩ thăm khám và đưa ra các phương thức hỗ trợ điều trị phù hợp. Nếu muốn thực hiện cách chữa thủy đậu dân gian, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để tránh những nguy hiểm và biến chứng không lường được của bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.