Bệnh trái rạ và những thắc mắc xung quanh

Bệnh trái rạ thường xuất hiện với quy mô lớn, thành dịch và thường không có dấu hiệu báo trước. Vậy, bệnh lý này có lây không, điều trị mất bao lâu, cần điều trị sao cho nhanh khỏi bệnh, ăn gì khi dưỡng bệnh,..? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng TCI tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Bệnh trái rạ và những thắc mắc xung quanh

1. Bệnh trái rạ là gì và những vấn đề cơ bản về bệnh

Bệnh trái rạ, hay còn được gọi là bệnh thủy đậu, là bệnh truyền nhiễm được hình thành do virus Varicella – Zoster gây nên. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, kể cả người lớn và trẻ em, nhưng phổ biến nhất là đối tượng trẻ em, đặc biệt là những trẻ chưa được tiêm phòng. Thông thường, bệnh trái rạ kéo dài khá lâu, những dấu hiệu bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần với những trường hợp miễn dịch kém.

1.1. Bệnh nổi trái rạ hình thành và lây nhiễm qua đâu?

Nổi trái ra hình thành từ sự xâm nhập và hoạt động của Varicella – Zoster Virus và gây lây nhiễm chủ yếu qua con đường tiếp xúc trực tiếp với các vết trái rạ hoặc qua bọt nước khi ho, hắt hơi, tiếp xúc trực tiếp. Trái rạ rất dễ lây. Được biết, dù chưa hình thành những biểu hiện thì trái rạ vẫn có lây nhiễm sang bệnh nhân mới.

Bệnh trái rạ và những thắc mắc xung quanh

Bệnh lý trái rạ có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với thể dịch hoặc qua bọt khí khi hắt hơi, nói chuyện, ôm hôn,…

1.2. Nhận biết bệnh lý trái rạ bằng cách nào đơn giản nhất?

Trái rạ phổ biến với hình ảnh những vết ban đỏ nổi khắp người bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh có 4 giai đoạn và mỗi giai đoạn, trái rạ lại có biểu hiện riêng.

– Giai đoạn đầu của bệnh lý trái rạ là thời kỳ ủ bệnh. Lúc này, người bệnh mới bị nhiễm virus bệnh và là thời gian ủ bệnh của virus, để virus làm quen với cơ thể trước khi bắt đầu quá trình hoạt động, lây lan của mình. Thời kỳ này có thể kéo dài tầm 2-3 tuần.

– Giai đoạn thứ 2 của bệnh lý trái rạ là thời kỳ khởi phát bệnh. Lúc này, các vết ban đỏ bắt đầu xuất hiện ở mặt, chân, tay và dần lan rộng ra khắp toàn thân của người bệnh. Chỉ khoảng 1 ngày, các vết ban đã kín trên da của bệnh nhân. Kèm theo đó là tình trạng sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi của người bị bệnh lý trái rạ.

– Giai đoạn toàn phát trái rạ nổi bật với triệu chứng nặng hơn như sốt nặng, đau đầu, đau nhức chân tay, mệt mỏi, nôn ói hoặc tiêu chảy. Ở giai đoạn này, các nốt ban trái rạ có dịch nước ở nhân và rất dễ lây lan.

– Giai đoạn phục hồi bệnh lý trái rạ bắt đầu khi các vết mụn ban khô và rụng. Ở giai đoạn này, các vết ban mụn dần khô, đen lại và bong tróc dần rồi rụng xuống. Bên cạnh đó, các triệu chứng mệt mỏi hay sốt do trái rạ cũng gần như không còn xuất hiện. Trong giai đoạn này, người bệnh chú ý để vết mụn tự rụng, không nên cố cậy, nhất là khi mụn chưa khô.

1.3. Nổi trái rạ có nguy hiểm không?

Bệnh lý trái rạ là bệnh cấp tính và không có gì nguy hiểm nếu bệnh nhân điều trị sớm theo phác đồ bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, trái rạ có thể lây nhiễm và gây tình trạng nhiễm trùng da, viêm tai giữa, viêm dây thanh nếu không được điều trị phù hợp. Bệnh cũng có thể gây viêm xương, phổi, khớp hoặc nhiễm trùng máu. Trong tình trạng nặng, virus gây bệnh cũng gây nhiễm trùng não. Dù ít gặp nhưng đây đều là biến chứng nghiêm trọng. Bệnh lý này trước đây cũng từng gây tử vọng khi chưa có vắc xin, do đó, để phòng bệnh và điều trị sớm vẫn là điều cần thiết cho mỗi người.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ nhỏ là gì?

Bệnh trái rạ và những thắc mắc xung quanh

Bệnh lý trái rạ được cảnh báo có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm

2. Những câu hỏi liên quan đến vấn đề lây nhiễm và điều trị bệnh trái rạ.

2.1. Vì sai không tiếp xúc người bệnh nhưng vẫn bị trái rạ?

Việc nhiễm bệnh lý trái rạ dù không tiếp xúc người bệnh có thể do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, giai đoạn đầu của bệnh lý trái rạ dù không có biểu hiện gì, nhưng khoảng thời gian cuối của giai đoạn ủ bệnh thì bệnh nhân đã hình thành khả năng lây nhiễm đến những người khác. Đây cũng là nguyên nhân vì sao nhiều người thắc mắc là dù không tiếp xúc với người bị thủy đậu từ khi họ bị bệnh nhưng vẫn bị lây nhiễm.

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc gián tiếp qua khăn lau người, các vật dụng chung có bệnh phẩm cũng có thể khiến chúng ta lây nhiễm bệnh lý trái rạ. Do đó, cần chú ý phòng tránh tuyệt đối khi sống cùng người bị thủy đậu.

2.2. Bệnh lý trái rạ điều trị như thế nào?

Trái rạ mất nhiều thời gian diễn tiến bệnh nhưng không khó điều trị. Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị bệnh lý trái rạ này mà việc điều trị sẽ quy về các triệu chứng bệnh. Thông thường, các ca bệnh sẽ được nghỉ ngơi tại nhà, bù khoáng, kiểm soát sốt, kiểm soát viêm nhiễm,…

Bệnh có thể được kê bằng thuốc kháng virus nhưng chỉ trong trường hợp nghiêm trọng, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh nhân, mức độ bệnh cũng như thời gian điều trị. Với trẻ em, lưu ý không dùng aspirin vì có thể khiến trẻ mắc hội chứng Reye.

2.3. Phòng ngừa bệnh lý nổi trái rạ bằng cách nào?

Bệnh lý trái rạ có thể phòng ngừa bằng việc hạn chế những con đường lây lan của bệnh. Theo đó, cần cách ly với người bị bệnh cũng như người có tiếp xúc với người bị bệnh trái rạ. Ngoài ra, cần vệ sinh thường xuyên khi sống cùng nhà với người bị bệnh, tránh các tiếp xúc trực tiếp cũng như việc nói chuyện trực tiếp. Cần vệ sinh nhà cửa, đồ dùng thường xuyên để tránh tình trạng virus còn tồn loại trên các đồ vật dùng chung.

Hiện tại, bệnh lý trái rạ đã có vắc xin phòng bệnh. Do đó, cha mẹ nên chủ động tiêm phòng cho con ngay khi con đủ tuổi. Đồng thời, có thể nâng cao khả năng phòng bệnh bằng việc tiên phòng trái rạ cho cả gia đình.

2.4. Ai không nên tiêm vắc xin phòng bệnh nổi trái rạ?

Dù giảm 90% khả năng bệnh cho con người, nhưng không phải ai cũng được chỉ định tiêm vắc xin phòng thủy đậu. Những đối tượng sau cần tránh việc tiêm phòng nổi trái rạ để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình:

– Người có hệ thống miễn dịch suy yếu và người dị ứng nặng, có thể bị nguy hiểm với gelatin hoặc kháng sinh neomycin.

– Người đã từng tiêm vắc xin ngừa bệnh lý trái rạ và có phản ứng dị ứng nghiêm trọng thì không nên tiêm liều thứ hai.

– Phụ nữ mang thai và đang có dự định có thai không nên tiêm do các phản ứng sau tiêm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, phụ nữ không có thai, trong giai đoạn độ tuổi sinh sản và chưa từng mắc trái rạ nên được tiêm chủng ngừa trái rạ để tránh việc tiếp xúc với bệnh trong thời kỳ mang thai.

Bệnh trái rạ và những thắc mắc xung quanh

>>>>>Xem thêm: Thoát vị bẹn nghẹt ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Tiêm phòng là cách cần thiết để phòng ngừa trái rạ

Có thể nói, bệnh trái rạ rất phổ biến. Bệnh sẽ không gây nguy hiểm nếu người bệnh được điều trị nhanh chóng, kịp thời. Do đó, khi bị bệnh, bệnh nhân nên sớm đến các cơ sở y khoa để được chỉ định và điều trị đúng cách

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *