Tiêm chủng trước khi mang thai là một phần quan trọng mà chị em phụ nữ cần thực hiện, đảm bảo cho thai kỳ không có những vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi. Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về chủ đề này để nắm một số lưu ý quan trọng về tiêm chủng chị em nhé!
Bạn đang đọc: Tiêm chủng trước khi mang thai và những lưu ý quan trọng
1. Tại sao cần phải tiêm chủng trước mang thai?
Tiêm chủng trước khi mang thai được khuyến cáo để đảm bảo sự an toàn và bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Tiêm các mũi vắc xin trước khi có kế hoạch mang thai giúp xây dựng miễn dịch cho mẹ, bảo vệ thai nhi khỏi nhiều loại bệnh lây truyền như sởi, quai bị, rubella, đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện và an toàn. Trước mang thai là thời điểm chủng ngừa quan trọng bởi có một số loại vắc xin không nên tiêm trong khi mang thai như vắc xin sống giảm độc lực có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Tiêm chủng trước mang thai giúp tạo ra màng miễn dịch trong cơ thể mẹ, bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm
Khi mẹ có có hệ miễn dịch mạnh mẽ sẽ giúp thai nhi nhận được kháng thể từ mẹ, điều này đóng vai trò to lớn trong việc giúp trẻ phòng tránh nhiều bệnh lý từ khi mới sinh, bởi đây là thời điểm trẻ chưa thể hoàn thiện hệ miễn dich để đối phó với các tác nhân gây bệnh.
2. Các loại vắc xin cần tiêm chủng trước mang thai
2.1 Vắc xin ngừa 3 bệnh sởi quai bị rubella
Đây là một trong những loại vắc xin quan trọng cần tiêm trước khi mang thai. Bệnh sởi, quai bị, và rubell có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai, tăng rủi ro mắc các bệnh truyền nhiễm khác. Mẹ bầu mắc bệnh sởi có nguy cơ sảy thai cao, đặc biệt là trong 2 tuần trước và sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh.
Một khi mẹ bầu mắc các bệnh này thì nguy cơ cao thai nhi cũng nhiễm bệnh, rất nguy hiểm nếu như thai nhi nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra các vấn đề như dị tật tim, dị tật thính giác hay dị tật thị lực.
Thời điểm tiêm: Nên tiêm muộn nhất là trước khi có thai 3 tháng.
2.2 Vắc xin viêm gan B
Viêm gan B có thể làm tăng rủi ro các vấn đề sức khỏe nặng hơn cho mẹ bầu, như viêm gan mãn tính và xơ gan. Mắc bệnh viêm gan B trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt là trong trường hợp nhiễm trùng nặng.
Thai nhi có thể nhiễm virus HBV qua đường máu, qua quá trình chuyển dạ dẫn đến các vấn đề như viêm gan, xơ gan và thậm chí là ung thư gan. Tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai có thể giúp bảo vệ mẹ và giảm nguy cơ truyền nhiễm cho thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Phân biệt mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng sau tiêm ở trẻ nhỏ
Tiêm chủng trước mang thai tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI
Vắc xin HBV được khuyến cáo cho phụ nữ trước mang thai, giúp cơ thể xây dựng kháng thể phòng bệnh, bảo vệ mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ. Đây là loại vắc xin bất hoạt được đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn trong thai kỳ, vì vậy mà những trường hợp không kịp chủng ngừa đủ liều hoặc bắt đầu chủng ngừa khi đã mang thai vẫn hoàn toàn có thể thực hiện tiêm phòng trong thời kỳ mang thai.
2.3 Vắc xin thủy đậu
Bệnh thủy đậu do virus varicella-zoster gây ra, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi và dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc sinh non nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong thai kỳ. Vắc xin thủy đậu giúp tăng cường hệ miễn dịch của người mang thai, giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ nhiễm virus từ mẹ.
Chị em nếu chưa từng mắc bệnh thủy đậu thì cần tiêm trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng để đảm bảo khả năng phòng ngừa và an toàn cho thai kỳ.
2.4 Tiêm chủng phòng bệnh cúm trước khi mang thai
Khi mắc cúm, mẹ bầu trở nên nhạy cảm và suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và có thể làm gia tăng cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Bệnh cúm có thể gây ra các vấn đề hô hấp, đặc biệt là nếu bà bầu có các vấn đề hô hấp trước đó. Một trong những biến chứng phổ biến nhất của cúm là viêm phế quản, và nghiêm trọng hơn, có thể tiến triển thành viêm phổi.
Ngoài ra, có những biến chứng khác ít phổ biến như viêm tai giữa, nhiễm trùng máu có thể gây sốc nhiễm khuẩn, viêm màng não… Mắc cúm sẽ dẫn tới nguy cơ sinh non, thai lưu…
Có thể tiêm vắc xin cúm ở mọi thời điểm trước hoặc trong khi mang thai. Tuy nhiên, khuyến cáo nên tiêm sớm trước khi mang thai và tiêm nhắc hàng năm để duy trì hiệu quả, bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.
2.5 Vắc xin ngừa các bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván
Do lây truyền qua đường hô hấp, bạch hầu và ho gà là những căn bệnh phổ biến có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu.
Bạch hầu có thể gây ho kéo dài và mệt mỏi, có khả năng chuyển bệnh cho thai nhi, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ.
>>>>>Xem thêm: Các lưu ý trước và sau khi tiêm vacxin bạn nhớ đừng quên
Thảo luận với bác sĩ để xác định kế hoạch tiêm phòng phù hợp với tình hình sức khỏe và thời điểm mang thai
Để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa, vắc xin phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván cần được thực hiện trước khi mang thai ít nhất 1 tháng để giúp hệ miễn dịch phát triển đầy đủ khả năng chống lại các loại vi khuẩn gây các bệnh đường hô hấp nghiêm trọng như trên.
2.6 Các lưu ý quan trọng về tiêm chủng trước khi mang thai
Tiêm vắc xin trước khi mang thai là quan trọng để ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong thai kỳ. Chị em phụ nữ cần lưu ý một số vấn đề trước khi tiêm bao gồm:
– Nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe tiêm chủng cũng như các loại vắc xin cần tiêm.
– Lập kế hoạch để tiêm vắc xin trước khi mang thai ít nhất 1-3 tháng để cơ thể có đủ thời gian phát triển kháng thể. Các vắc xin sống giảm độc lực thường được khuyến cáo trước khi mang thai để bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi các bệnh lây truyền, không gây ảnh hưởng đến thai kỳ.
– Chị em cần kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi tiêm vắc xin để đảm bảo không có vấn đề sức khỏe nào nguy cơ.
Trên đây là những thông tin quan trọng về tiêm chủng trước khi mang thai mà chị em phụ nữ cần nắm. Để đặt lịch tiêm hoặc cần tư vấn thêm các thông tin tiêm chủng liên quan, vui lòng liên hệ với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để hỗ trợ nhanh chóng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.