Cảnh giác trước những dấu hiệu của thủy đậu

Dấu hiệu của thủy đậu dễ nhận biết, thế nhưng thực tế nhiều người vẫn chưa biết rõ về bệnh lý này và có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như dị ứng, sởi, phát ban,… Hãy cùng TCI khám phá những dấu hiệu nhận biết bệnh lý này, có định hướng điều trị sớm, đúng cách, phòng tránh biến chứng từ bệnh thủy đậu.

Bạn đang đọc: Cảnh giác trước những dấu hiệu của thủy đậu

1. Bệnh thủy đậu lành tính nhưng nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) – một virus thuộc họ Herpesviridae gây nên. Bệnh dễ lây truyền ở cả người lớn và trẻ em thông qua tiếp xúc nước bọt, nước mũi hoặc dịch mủ bệnh. Dù là một bệnh lành tính, nhưng thủy đậu vẫn có khả năng gây tử vong cho người bệnh không có kiến thức về phòng ngừa và điều trị bệnh.

Có nhiều biến chứng của bệnh thủy đậu. Trong đó, biến chứng nhiễm trùng khá phổ biến. Đó là tình trạng lở loét các vết mụn nước thủy đậu sau khi vỡ, gây nên tình trạng chảy máu bên trong. Biến chứng này thường do người bệnh không kiêng giữ việc không gãi các vết mụn. Do đó, trẻ em rất dễ gặp phải biến chứng này. Tình trạng viêm tai giữa, viêm thanh quản cũng dễ xảy ra ở người bị thủy đậu do các nốt mụn thủy đậu mọc ở các khu vực này và gây lở loét, nhiễm trùng, sưng tấy. Thủy đậu cũng có thể biến chứng thành zona.

Ngoài ra, biến chứng viêm phổi thủy đậu cũng là điều mà những người cần đề phòng và điều trị sớm để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Ho nhiều, ho ra máu, tức ngực, khó thở là những triệu chứng báo hiệu của bệnh lý này.

Cảnh giác trước những dấu hiệu của thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh thủy đậu cũng có thể gây ra những biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh như viêm não, viêm màng não, viêm thận, viêm cầu thận cấp,… Đặc biệt, mẹ bầu trước sinh 5 ngày bị thủy đậu hoặc sau sinh 2 ngày bị bệnh lý này có thể lây bệnh cho con. Với các trường hợp này, bé có thể khuyết tật hoặc tử vong.

2. Nhận biết dấu hiệu của thủy đậu để điều trị hiệu quả sớm

Với những biến chứng từ thủy đậu đã kể trên đây, có thể thấy, không thể coi thường bệnh lý này. Điều quan trọng là cần nhận thức sớm những dấu hiệu phát hiện bệnh thủy đậu, từ đó, điều trị sớm và đúng cách theo chỉ định của bác sĩ .

Thông thường, khi nhiễm phải virus thủy đậu, trong thời gian tầm 2 đến 3 tuần, người bệnh hầu như không có dấu hiệu bệnh lý gì. Thời gian này được gọi là thời kỳ ủ bệnh hoặc nung bệnh. Hết khoảng thời gian này là lúc phát bệnh. Khi này, các triệu chứng của bệnh thủy đậu sẽ ngày càng rõ ràng.

Giai đoạn phát bệnh thường đột ngột với tình trạng xuất hiện các mụn nước ở vùng đầu, mặt, chân tay, thân mình. Tình từ thời điểm bắt đầu xuất hiện mụn nước cho đến khi mụn nước nổi khắp toàn thân ở một ca bệnh có thể là chỉ trong vòng 12-24h. Những dấu hiệu bệnh đi kèm có thể kể đến như sốt, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi. Mụn nước có kích thước nhỏ với đường kính tầm 1 đến 3mm, xuất hiện ở khắp nơi, thậm chí là cả ở niêm mạc miệng, trong tai hay bộ phận bài tiết đường hậu, thường gây ngứa và khó chịu.

Đến giai đoạn bệnh toàn phát, nhân mụn nước sẽ có mủ đục. Các triệu chứng như sốt, đau nhức, mệt mỏi cũng nặng hơn ở giai đoạn này. Một số trường hợp khi bị thủy đậu còn nôn ói, tiêu chảy,…

Bệnh thủy đậu thường kéo dài hơn 1 tuần nếu không có biến chứng. Sau đó, các nốt mụn sẽ khô lại, bong vảy dần. Người bệnh có thể xem xét sử dụng các sản phẩm để phòng ngừa việc mụn để lại sẹo sau này.

Tìm hiểu thêm: Tham khảo ngay cách chữa cúm A hiệu quả cho trẻ nhỏ

Cảnh giác trước những dấu hiệu của thủy đậu

Nhận biết thủy đậu nhanh để điều trị kịp thời, đúng cách

3. Phòng bệnh thủy đậu đúng cách cho trẻ nhỏ trong gia đình

3.1. Tiêm phòng

Phòng bệnh thủy đậu là điều mà các cơ quan ngôn luận của y tế luôn nhấn mạnh, nhất là trong thời điểm đầu xuân hè – thời điểm bùng phát bệnh tai mũi họng. Để phòng ngừa thủy đậu, hiện nay, vắc xin phòng thủy đậu có hiệu quả khá tốt và lâu dài. Vắc xin ngừa thủy đậu được chỉ định với các trường hợp sau đây:

– Tiêm 1 lần vắc xin phòng thủy đậu với trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi.

– Tiêm 1 mũi với trẻ từ 19 tháng đến 13 tuổi chưa bị thủy đậu lần nào.

– Tiêm 2 lần với các trường hợp từ 13 tuổi trở nên và người lớn, mũi nhắc lại cách nhau 4 đến 8 tuần.

Việc tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu có tác dụng hiệu quả lâu, ngừa đến 90% khả năng bệnh. Còn khoảng 10% người tiêm vắc xin thủy đậu có thể vẫn bị bệnh, nhưng thông thường mức độ bệnh sẽ đỡ hơn: ít nốt mụn nước và thường không bị biến chứng.

3.2. Một số hình thức phòng bệnh thủy đậu khác

– Không sử dụng chung đồ đạc với người bị thủy đậu.

– Khi tiếp xúc với người bị thủy đậu, nên giữ khoảng cách an toàn, vệ sinh chân tay sau khi tiếp cú.

– Chủ động phòng tránh các bệnh lây nhiễm hệ hô hấp ở các chốn công cộng.

4. Điều trị bệnh thủy đậu và chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà

Hiện nay, thủy đậu chưa có thuốc đặc trị cho bệnh thủy đậu. Việc điều trị bệnh hiện nay đang dựa vào thuốc và các phương pháp hỗ trợ điều trị. Với các trường hợp bệnh lành tính, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại nhà. Nếu bệnh biến chứng, việc điều trị nội trú tại bệnh viện là điều cần thiết.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý không gãi ngứa gây lở loét các nốt mụn, khi tắm cần chú ý nhẹ nhàng, tắm nước ấm và lau người khô sau tắm, sát khuẩn đúng cách. Ngoài ra, cần chú ý tự cách ly để phòng tránh vấn đề lây lan bệnh thủy đậu cho mọi người.

Cảnh giác trước những dấu hiệu của thủy đậu

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài lỏng cha mẹ cần xử lý như thế nào?

Thao sát chỉ định của bác sĩ khi phát hiện dấu hiệu của thủy đậu

Việc sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị thủy đậu cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Trong đó, có các loại thuốc uống giúp giảm mức độ bệnh và giảm triệu chứng, thuốc điều trị ngứa, chống viêm, hạ nhiệt,… Thuốc bôi ngoài da cũng cần thiết và thường được dùng cho người bệnh. Người nhà chú ý hỗ trợ người bệnh vấn đề bôi thuốc để việc điều trị hiệu quả nhanh, đồng đều.

Việc điều trị cần tiến hành ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của thủy đậu. Vì thế, cần chú ý những biểu hiện của cơ thể. Bên cạnh đó, cần nâng cao việc phòng ngừa bệnh cho bản thân và cộng đồng để bệnh thủy đậu không lâu lan cũng như là mối nguy hiểm với người khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *