Nhiều mũi vắc xin được khuyến nghị tiêm chủng sớm cho trẻ nhỏ để giúp trẻ phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng con có thể gặp các phản ứng tiêu cực nếu tiêm phòng sớm. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ giải đáp vấn đề tiêm mũi sởi cho bé 9 tháng có sốt không và chăm sóc trẻ sau chủng ngừa như nào là đúng cách.
Bạn đang đọc: Tiêm mũi sởi cho bé 9 tháng có sốt không và cách chăm sóc trẻ
1. Khuyến nghị tiêm phòng sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi
1.1. Khuyến nghị tiêm sởi sớm
Vắc xin phòng sởi là một phương tiện quan trọng để bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi, một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng gây ra bởi virus sởi.
Nhiều tổ chức y tế trên thế giới khuyến khích tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ khi đủ 9 tháng tuổi theo lịch trình tiêm phòng định kỳ. Bởi đối tượng thường bị đe dọa bởi căn bệnh này là trẻ em dưới 5 tuổi khi thời tiết trở lạnh. Tiêm phòng sớm sẽ giúp bảo vệ sớm sức khỏe của trẻ trước khi trẻ phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao.
Bệnh sởi gây các triệu chứng bệnh khó chịu bao gồm: sốt cao, ho, đỏ mắt, chảy nước mũi, không chịu được ánh sáng và phát ban đỏ khắp cơ thể
Các loại vắc xin sởi có thể tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, bao gồm:
– Vắc xin sởi đơn Mvvac (sản xuất bởi Việt Nam)
– Vắc xin kết hợp phòng sởi – quai bị – Rubella PRIORIX (Bỉ)
Đối tượng tiêm chủng của 2 loại vắc xin này là trẻ nhỏ từ khi đủ 9 tháng tuổi đến người lớn không giới hạn độ tuổi. Các loại vắc xin ngừa sởi này hiện luôn có sẵn tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để phục vụ nhu cầu chủng ngừa của mọi khách hàng. Cha mẹ nên đăng ký tiêm chủng sớm để trẻ nhận được sự trang bị toàn diện cho sức khỏe, nhất là trong giai đoạn hệ miễn dịch chưa phát triển mạnh mẽ đủ để trẻ tự miễn dịch với virus gây bệnh.
1.2. Lịch tiêm phòng sởi cho trẻ 9 tháng tuổi
*Vắc xin Mvvac (Việt Nam):
Tiêm 1 mũi bắt đầu từ khi trẻ đạt đủ 9 tháng tuổi trở lên.
*Vắc xin PRIORIX (Bỉ):
Lịch tiêm Mvvac bao gồm 3 mũi cơ bản:
– Mũi 1: bắt đầu từ khi trẻ đạt đủ 9 tháng tuổi trở lên
– Mũi 2: tiêm cách mũi đầu tiên từ 3-6 tháng
– Mũi 3: tiêm vào thời điểm 4 năm sau tiêm mũi 2
1.3. Lý do nên tiêm phòng
Lý do nên tiêm vắc xin sởi cho trẻ ở độ tuổi từ 9 tháng tuổi:
– Bảo vệ trẻ trước khi tiếp xúc: Tiêm vắc xin giúp trẻ phát triển miễn dịch trước khi tiếp xúc với virus sởi, giảm nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc với người bị nhiễm.
– Ngăn chặn các triệu chứng: Tiêm vắc xin đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh, đồng nghĩa với việc hạn chế cho trẻ phải đối mặt với các triệu chứng bệnh khó chịu bao gồm: sốt cao, ho, đỏ mắt, chảy nước mũi, không chịu được ánh sáng và phát ban đỏ khắp cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Thông tin về vắc xin 5.1: Lịch tiêm và tác dụng phụ
Vắc xin phòng sởi là một phương tiện quan trọng để bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi, một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng gây ra bởi virus sởi
– Phòng ngừa biến chứng: Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề và vắc xin giúp giảm nguy cơ biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não,… nguy hiểm đến tính mạng.
– Ngăn chặn sự lây nhiễm trong cộng đồng: Việc tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ trẻ mà còn giúp ngăn chặn sự lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
2. Tiêm sởi cho trẻ 9 tháng có sốt không?
2.1. Phản ứng sốt sau tiêm sởi
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng cho con tiêm phòng sởi sớm khi con mới 9 tháng tuổi có thể gặp phải tác dụng phụ như sốt, khiến trẻ quấy khóc và khó chịu.
Trên thực tế, việc tiêm mũi sởi cho trẻ 9 tháng có thể gây ra một số phản ứng phụ, trong đó có khả năng tăng nhiệt độ cơ thể khiến trẻ bị sốt. Tuy nhiên, phản ứng sốt sau khi trẻ tiêm phòng sởi là một phản ứng phụ phổ biến và thường là tạm thời. Đa số trẻ chỉ có sốt nhẹ và không gây các vấn đề lớn.
Bên cạnh đó, từng trẻ sẽ có đáp ứng khác nhau với vắc xin nên những phản ứng xuất hiện sau khi trẻ tiêm phòng sởi cũng sẽ khác nhau. Có trẻ chỉ sốt nhẹ nhưng có trẻ sẽ sốt cao hoặc gặp các phản ứng khác như: quấy khóc, bỏ bú hoặc ăn uống kém hơn bình thường, đau, ngứa, nóng tại vị trí tiêm, phát ban nhẹ,… Vì vậy, ba mẹ đưa trẻ đi tiêm nên để trẻ theo dõi sức khỏe tại phòng tiêm 30 phút và sau khi về nhà tiếp tục theo dõi các biểu hiện của trẻ trong vòng 48 giờ. Nếu con có bất thường gì hãy báo ngay cho phòng tiêm chủng hoặc liên hệ cơ sở y tế gần nhất.
2.2. Cách chăm sóc trẻ sau tiêm
Nếu trẻ sốt sau khi tiêm mũi sởi, ba mẹ có thể thực hiện các bước sau để giúp trẻ giảm sốt:
– Cho trẻ uống nhiều nước: Giúp cơ thể trẻ bù nước sau tiêm bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, sữa hoặc có thể uống thêm nước hoa quả với những trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi.
– Làm mát cơ thể: Sử dụng các phương pháp làm mát như lau người trẻ bằng khăn ấm, nước ấm và ăn mặc quần áo mỏng, thoáng mát để giảm nhiệt độ cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Bố mẹ cần lưu ý khi tiêm vắc xin viêm gan A cho bé
Sau tiêm mũi sởi cho bé 9 tháng có sốt không là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn khi cho con đi chủng ngừa
– Để trẻ nghỉ ngơi: Hãy đảm bảo trẻ có đủ thời gian nghỉ ngơi để giúp cơ thể trẻ nhanh hồi phục trước các tác động của sốt và phản ứng phụ.
– Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ nếu trẻ sốt cao liên tục trên 38.5 độ. Ba mẹ không nên tự ý cho trẻ uống hạ sốt mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
– Giữ vết tiêm của trẻ sạch sẽ để tránh nhiễm trùng sau tiêm. Tuyệt đối không bôi đắp theo mẹo dân gian bằng chanh, dầu cao, lòng trắng trứng, khoai tây,… vì mục đích giúp vết tiêm của trẻ giảm sưng nóng hay đỏ đau.
– Nếu sốt kéo dài hoặc có những triệu chứng khác mà ba mẹ lo lắng, hãy liên hệ với bác sĩ của trẻ để được tư vấn thêm. Mặc dù sốt là một phản ứng phụ phổ biến, nhưng luôn cần sự thận trọng theo dõi diễn biến sức khỏe của trẻ sau khi tiêm phòng, tránh trường hợp con sốt cao kèm co giật, sốc phản vệ,… mà không được phát hiện hay xử lý kịp thời.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các bậc phụ huynh thông tin tiêm mũi sởi cho trẻ 9 tháng có sốt không và cách chăm sóc trẻ phù hợp sau chủng ngừa. Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI cung cấp dịch vụ tiêm ngừa sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi an toàn và hiệu quả. Đăng ký ngay để con được chủng ngừa cùng đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn và được bảo vệ sức khỏe toàn diện, ba mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.