Tìm hiểu về vắc xin MMR-II và các căn bệnh sởi, quai bị và Rubella

Mặc dù nền Y học trên thế giới và nước ta ngày càng phát triển, nhiều loại bệnh nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con người đã có thể phòng ngừa bởi vắc xin. Tuy nhiên, bởi tính phổ cập rộng rãi của vắc xin cũng như mức độ nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm chưa cao mà số ca bệnh vẫn xảy ra rải rác hàng năm tại nước ta. Cập nhật ngay thông tin về vắc xin MMR-II và các bệnh sởi, quai bị, Rubella tại đây bạn nhé!

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về vắc xin MMR-II và các căn bệnh sởi, quai bị và Rubella

1. Bệnh Sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus sởi (Polynosa morbillorum) gây ra. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến, đặc biệt ở trẻ em, có thể phòng ngừa được bởi vắc xin MMR-II.

– Nguyên nhân: Bệnh sởi do virus sởi thuộc họ Paramyxovirus. Chủ yếu lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với những giọt nước bọt hoặc dịch mũi từ người nhiễm bệnh.

– Triệu chứng: người mắc bệnh sởi sẽ có các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, ho, viêm mũi, viêm kết mạc mắt (mắt đỏ), tiêu chảy, nổi ban đỏ khắp cơ thể (thường bắt đầu từ phía sau tai và mặt trước cổ rồi lan ra toàn bộ cơ thể).

Tìm hiểu về vắc xin MMR-II và các căn bệnh sởi, quai bị và Rubella

Người mắc bệnh sởi sẽ có các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, ho, viêm mũi, viêm kết mạc mắt (mắt đỏ), tiêu chảy, nổi ban đỏ khắp cơ thể

– Các biến chứng có thể xuất hiện nếu không phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời: viêm phế quản, viêm phổi, viêm não (sởi não), viêm tai giữa.

– Nguồn cơn dịch bệnh: Sởi là một bệnh truyền nhiễm rất nhanh chóng và người nhiễm bệnh có thể làm lây lan bệnh từ 4 ngày trước khi các biểu hiện ban đầu xuất hiện đến 4 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng.

– Tình hình dịch bệnh:

Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng gia tăng mạnh mẽ ở nước ta vào những tháng mùa Đông – Xuân.

Mặc dù hiện đã có vắc xin ngừa bệnh sởi, nhưng căn bệnh này vẫn là một vấn đề lớn ở một số quốc gia do tỷ lệ người tiêm vắc xin đầy đủ chưa cao và khó khăn trong việc tiếp cận chăm sóc y tế khi bùng dịch ở một số địa phương.

2. Bệnh quai bị

Quai bị, hay gọi là viêm tuyến nước bọt mang tai, đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị (Mumps virus) gây ra, có thể phòng ngừa được bởi vắc xin MMR-II. Bệnh phổ biến ở nhóm trẻ nhỏ đã đi nhà trẻ, mẫu giáo, nhưng cũng có thể xuất hiện ở nhóm trẻ lớn hoặc thanh thiếu niên và nhóm người lớn tuổi với tỷ lệ nhỏ hơn.

– Nguyên nhân: Bệnh quai bị do virus quai bị thuộc họ Paramyxovirus, lây truyền chủ yếu thông qua tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch nước mũi của người nhiễm bệnh.

– Triệu chứng: người mắc bệnh quai bị sẽ có các triệu chứng lâm sàng như sốt, cảm giác mệt mỏi và đau đầu, sưng và đau khi nuốt hoặc ăn, sưng đau ở tuyết nước bọt và thường là ở 2 bên cằm.

Tìm hiểu thêm: Vắc xin phòng viêm gan ab tiêm khi nào, độ tuổi và lịch tiêm cụ thể

Tìm hiểu về vắc xin MMR-II và các căn bệnh sởi, quai bị và Rubella

Người mắc bệnh quai bị sẽ có các triệu chứng lâm sàng như sốt, cảm giác mệt mỏi và đau đầu, sưng và đau khi nuốt hoặc ăn, sưng đau ở tuyết nước bọt và thường là ở 2 bên cằm

– Biến chứng: Nhiễm trùng tuyến nước bọt do quai bị có thể gây ra viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, để lại nguy cơ vô sinh cao cho người bệnh trong tương lai. Ngoài ra, người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như: viêm màng não vô khuẩn, viêm tuyến giáp, viêm khớp, viêm tụy, viêm thận.

– Nguồn cơn dịch bệnh: Virus quai bị có trong tuyến nước bọt của người bệnh từ 3-5 ngày trước khi các triệu chứng lâm sàng như sốt, sưng đau tuyến nước bọt khởi phát ở người bệnh. Sau đó, virus lại xuất hiện sau khoảng 7-10 ngày từ khi có các triệu chứng khởi phát. Đây chính là thời kỳ mà người bệnh dễ dàng lây truyền virus sang người lành.

– Tình hình dịch bệnh:

Dù hiện nay đã có vắc xin ngừa bệnh, nhưng vẫn xuất hiện nhiều trường hợp mắc quai bị, đặc biệt ở những nơi mà tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp như các khu vực miền núi hoặc khu vực kinh tế – xã hội kém ở nước ta. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân và mùa hè.

3. Bệnh Rubella

Rubella, hay còn được biết đến với tên gọi bệnh sởi Đức, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Rubella gây ra, có thể phòng ngừa được bởi vắc xin MMR-II. Bệnh phần lớn xuất hiện ở trẻ em và thanh niên với mức độ nhẹ. Tuy nhiên, Rubella có thể gây các tác động nguy hiểm đến mẹ bầu và thai nhi nếu mẹ bầu mắc phải bệnh trong thời kỳ mang thai.

– Nguyên nhân: Bệnh Rubella do virus Rubella thuộc họ Togaviridae gây ra. Lây truyền chủ yếu thông qua tiếp xúc với dịch tiết mũi họng hoặc hệ thống hô hấp của người nhiễm bệnh.

– Triệu chứng: Ban đầu, triệu chứng bệnh có thể xuất hiện như cảm lạnh nhẹ với sốt nhẹ, chảy nước mắt. Sau đó, nổi hạch sau tai, cổ và vùng chẩm, có thể xuất hiện ban đỏ nhỏ trên da, thường bắt đầu từ mặt và lan ra toàn cơ thể. Người lớn thể có các triệu chứng khác như sưng đau khớp.

– Biến chứng: Bệnh Rubella thường không gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu một phụ nữ mang thai mắc bệnh Rubella trong thời kỳ đầu thai kỳ, có thể bị sảy thai, thai lưu hoặc sinh non. Trẻ sinh ra từ mẹ mắc bệnh Rubella có thể mang nguy cơ của các dị tật như chậm phát triển, đục thủy tinh thể, điếc, dị tật tim, xương thủy tinh,… ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và tính mạng cũng như tương lai của trẻ.

– Nguồn cơn dịch bệnh: Virus Rubella có thể phát tán từ người bệnh sang những người lành trong giai đoạn 7 ngày trước và sau khi phát ban xuất hiện.

– Tình hình dịch bệnh:

Nhờ vào chương trình tiêm chủng, tỷ lệ mắc bệnh Rubella đã giảm đáng kể ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, bệnh vẫn xuất hiện rải rác quanh năm ở nhiều địa phương, số ca bệnh tăng cao vào mùa Đông và mùa Xuân.

4. Vắc xin MMR-II

4.1. Xuất xứ và công dụng vắc xin MMR-II

Vắc xin MMR-II hiện là biện pháp phòng ngừa chính của 3 bệnh sởi, Rubella và quai bị bên cạnh vắc xin Priorix (Bỉ). Vắc xin MMR-II là vắc xin sống giảm độc lực, có xuất xứ từ MSD – hãng chế phẩm và dược phẩm nổi tiếng của Mỹ.

4.2. Đối tượng tiêm chủng vắc xin MMR-II

MMR II cung cấp sự bảo vệ cho đối tượng tiêm chủng vắc xin là trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. MMR-II vắc xin được khuyến nghị tiêm 2 mũi theo đường tiêm dưới da, mỗi mũi có liều dùng là 0.5ml.

Tìm hiểu về vắc xin MMR-II và các căn bệnh sởi, quai bị và Rubella

>>>>>Xem thêm: Những thông tin hữu ích dành cho mẹ bầu quên tiêm mũi 2 uốn ván

Phương pháp ngừa bệnh sởi, quai bị và Rubella bởi vắc xin MMR-II hiện được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn sử dụng dịch vụ tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI

Phương pháp ngừa bệnh sởi, quai bị và Rubella bởi vắc xin MMR-II hiện được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn sử dụng dịch vụ tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI. Vắc xin MMR-II được khuyến nghị tiêm chủng sớm ngay từ khi trẻ đủ tuổi để nâng cao tỷ lệ được bảo vệ bởi vắc xin trong cộng đồng.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn thông tin về vắc xin MMR-II và những bệnh sởi, quai bị, Rubella được phòng ngừa bởi vắc xin này. Từ những thông tin được cập nhật về các căn bệnh nguy hiểm trên cũng như thời điểm và đối tượng cần tiêm phòng vắc xin, đăng ký tiêm phòng ngay để bảo vệ sức khỏe chính bạn và người thân ngay bạn nhé! Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI luôn có sẵn vắc xin MMR-II và các loại vắc xin ngừa bệnh khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *