Tiêm ngừa HPV là việc làm quan trọng ở cả nam giới và nữ giới để bảo vệ sự an toàn cho hoạt động tình dục và sức khỏe của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người đã từng quan hệ tình dục và có khả năng phơi nhiễm với HPV rồi mới biết đến tầm quan trọng của việc tiêm ngừa. Vậy đã bị HPV có nên tiêm vacxin không và thời điểm nào nên tiêm ngừa?
Bạn đang đọc: Giải đáp: Đã bị HPV có nên tiêm vacxin và thời điểm nên tiêm
1. Đã bị HPV có nên tiêm vacxin?
Virus HPV, hoặc Human Papillomavirus, là loại virus lây truyền qua đường tình dục và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư và ung thư bộ phận sinh dục ở cả nam và nữ giới.
Hiện có tới gần 200 chủng virus HPV, trong đó, có khoảng 40 chủng gây các bệnh đường sinh dục
Hiện có tới gần 200 chủng virus HPV, trong đó, có khoảng 40 chủng gây các bệnh đường sinh dục. Do đó, ngay cả khi bạn đã bị nhiễm HPV, việc tiêm vacxin vẫn mang lại lợi ích bảo vệ chính bạn và “bạn tình” chống lại các loại virus HPV khác mà bạn chưa tiếp xúc và chưa nhiễm phải.
Tuy nhiên, việc đã nhiễm HPV có nên tiêm vacxin hay không nên dựa vào đánh giá và quyết định của bác sĩ chuyên môn sau khi xem xét sức khỏe và tình trạng lây nhiễm HPV cụ thể của người tiêm. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra những hướng dẫn phù hợp để việc tiêm chủng vừa mang lại hiệu quả vừa đảm bảo an toàn cho người tiêm.
2. Khuyến nghị tiêm HPV và thời điểm nên tiêm
Tiêm HPV là một phần quan trọng để bảo vệ sức khỏe của nam giới và nữ giới trong độ tuổi mới lớn. Các loại vacxin trên thị trường hiện nay đều đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong ngăn ngừa lây nhiễm virus HPV và các căn bệnh liên quan.
Đối tượng được khuyến nghị tiêm vacxin ngừa HPV bao gồm cả nam và nữ trong nhóm tuổi từ 9 đến 26. Đặc biệt, việc tiêm vacxin được khuyến khích trước khi bắt đầu hoạt động tình dục để đảm bảo tối đa hóa lợi ích ngừa bệnh cho người tiêm. “Thời điểm vàng” là tiêm phòng vacxin cho cả bé trai và bé gái trong giai đoạn 9-14 tuổi. Tuy nhiên, ngay cả những người đã có tiếp xúc với virus HPV cũng nên tiếp tục việc tiêm vacxin để bảo vệ chống lại các chủng HPV gây bệnh khác.
Tìm hiểu thêm: Vắc xin viêm não Nhật Bản có trong tiêm chủng mở rộng
Việc đã bị HPV có nên tiêm vacxin hay không nên dựa vào đánh giá và quyết định của bác sĩ chuyên môn
Ngăn ngừa HPV giúp người tiêm phòng đồng thời ngăn ngừa được nguy cơ mắc phải các căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở bộ phận sinh dục: sùi mào gà (mụn cóc sinh dục), ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ,…
Vacxin là chìa khóa tạo nên tương lai khỏe mạnh cho sức khỏe cộng đồng. Bởi với các loại vacxin HPV hiện nay, khả năng ngừa HPV và bệnh liên quan đang mang lại hiểu quả tới 90% với vacxin Gardasil 4 (Mỹ) và tới 94% với vacxin Gardasil 9 (Mỹ) (theo thông tin từ VnExpress năm 2024).
3. Các loại vacxin ngừa HPV
3.1. Gardasil 4
– Xuất xứ: Gardasil 4 được phát triển bởi công ty dược phẩm Merck & Co và đã được FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận sử dụng từ năm 2006.
– Công dụng: Vacxin này mang lại khả năng bảo vệ người tiêm phòng khỏi 4 chủng HPV, bao gồm cả chủng 6 và 11 thường gây bệnh sùi mào gà và chủng 16 và 18, các chủng liên quan mật thiết đến các bệnh ung thư ở bộ phận sinh dục.
– Đối tượng sử dụng: Gardasil 4 thường được khuyến nghị dành riêng cho nữ ở độ tuổi từ 9 đến 26.
Vacxin giúp ngăn ngừa tới 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, ung thư hậu môn và tăng cường bảo vệ trước sùi mào gà. Hiệu quả của vacxin này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng.
3.2. Gardasil 9
– Xuất xứ: Gardasil 9 là phiên bản nâng cấp của Gardasil 4 và cũng được phát triển bởi Merck & Co. Nó đã được FDA chấp thuận sử dụng từ năm 2014 và được xem là vacxin HPV thế hệ mới hay còn gọi là “vacxin bình đẳng giới”.
– Công dụng: Vacxin này cung cấp phạm vị bảo vệ lớn hơn, ngừa tới 9 chủng HPV, bao gồm các chủng 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Gardasil 9 không chỉ bảo vệ khỏi sùi mào gà mà còn giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác ở cả nam giới và nữ giới.
– Đối tượng sử dụng: Gardasil 9 được khuyến nghị cho nam và nữ từ 9 đến 26 tuổi.
Gardasil 9 mang lại hiệu quả tốt hơn với khả năng tới 94% các trường hợp mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung và giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác. Gardasil 9 cũng mạnh mẽ trong việc ngăn chặn sự lây truyền của nhiều chủng HPV.
4. Lịch tiêm phòng vacxin ngừa HPV
4.1. Lịch tiêm Gardasil 4
Phác đồ tiêm chủng vacxin này bao gồm 3 mũi được đặt vào các thời điểm khác nhau: mũi 1 vào thời điểm bất kỳ khi người tiêm đủ tuổi, mũi 2 sau 2 tháng và mũi 3 sau 6 tháng kể từ mũi tiêm đầu tiên.
4.2. Lịch tiêm Gardasil 9
*Với trẻ từ 9 đến 14 tuổi:
Có hai tùy chọn về số mũi tiêm: 2 mũi hoặc 3 mũi, tùy thuộc vào tình huống cụ thể.
– Phác đồ 2 mũi (thông thường): mũi 2 được tiêm cách mũi 1 từ 6 đến 12 tháng.
– Phác đồ 3 mũi: nếu mũi 2 được tiêm cách mũi 1 dưới 5 tháng, cần tiêm thêm mũi 3 và mũi 3 được tiêm cách mũi 2 ít nhất 3 tháng để đảm bảo hoàn thành phác đồ 3 mũi trong vòng 1 năm.
>>>>>Xem thêm: Thông tin về vacxin MMR và lịch tiêm chủng chi tiết
Các loại vacxin ngừa HPV hiệu quả này hiện đều có sẵn tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để phục vụ nhu cầu chủng ngừa HPV của mọi khách hàng
*Với trẻ lớn từ 15 tuổi trở lên đến 26 tuổi:
Áp dụng phác đồ tiêm phòng gồm 3 mũi theo lịch 0-2-6 tháng. Tức là mũi 1 tiêm bất kỳ khi người tiêm phòng ở trong độ tuổi quy định, mũi 2 và mũi 3 được tiêm sau 2 và 6 tháng kể từ mũi tiêm đầu tiên.
Các loại vacxin ngừa HPV hiệu quả này hiện đều có sẵn tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để phục vụ nhu cầu chủng ngừa HPV của mọi khách hàng. Với quy trình tiêm chủng vàng đạt chuẩn Bộ Y tế cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng chủng ngừa vacxin tại TCI.
Như vậy, bài viết vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc đã bị HPV có nên tiêm vacxin và thời điểm nên tiêm vacxin phòng HPV. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về vacxin cũng như phác đồ tiêm chủng hay các thông tin khác về dịch bệnh, liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được tư vấn miễn phí, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.