Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em thường khiến trẻ mệt mỏi, thiếu năng lượng và miễn dịch kém. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn tăng trưởng. Vì thế, cần có những biện pháp khắc phục, bổ sung và phục hồi cơ thể cho trẻ thiếu máu, thiếu sắt.
Bạn đang đọc: Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em và cách khắc phục
1. Nhận biết tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở đối tượng trẻ em
Thiếu máu thiếu sắt là một dạng thiếu máu do tình trạng cơ thể thể thiếu hụt lượng sắt để tạo ra hồng cầu giúp vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Chính vì thế, thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng nhiều đến hoạt động, suy nghĩ và sức khỏe nói chung của chúng ta cũng như vấn đề sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Tình trạng thiếu máu thiếu sắt có tỷ lệ khá cao ở trẻ em, báo động nhiều vấn đề trong xã hội.
1.1. Nguyên nhân gây ra vấn đề thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở trẻ, có thể do những vấn đề bẩm sinh, thể trạng đặc biệt, nhưng cũng có những nguyên nhân chủ quan từ việc bổ sung dinh dưỡng hằng ngày.
Các nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ chủ yếu bao gồm:
1.1.1. Việc không được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết
Trẻ em độ tuổi đang phát triển, trẻ để non, trẻ tuổi dậy thì, tuổi hành kinh sẽ có nhu cầu về sắt cao hơn. Sự không cung cấp đủ lượng sắt trong thời kỳ này là nguyên nhân lớn dẫn đến thiếu máu ở trẻ. Đặc biệt, những trường hợp như ăn kiêng, ăn không đủ chất, chế độ ăn không cân đối là điều khiến cơ thể không được cung cấp sắt phù hợp.
Ngoài ra, một số trẻ có tình trạng giảm hấp thu sắt do những vấn đề về dạ dày, tiêu hóa cũng dễ bị thiếu máu. Bên cạnh đó, một số thức ăn, nước uống hằng ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm hấp thu sắt. Có thể kể đến đó là tanin, phytate trong các loại nước uống có ga mà trẻ thường hay uống.
Trẻ em độ tuổi phát triển dễ bị thiếu sắt
1.1.2. Tình trạng mất sắt do mất máu mạn tính
Trẻ trải qua phẫu thuật, bị chấn thương, có vấn đề nhiễm giun móc, trong thời kỳ kinh nguyệt bị mất máu quá nhiều,… những trường hợp này đều là tình trạng thiếu máu thiếu sắt mạn tính.
Ngoài ra, một tình trạng hiếm gặp khác là chứng tan máu trong lòng mạch.
1.1.3. Tình trạng rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh.
Với những trẻ đặc biệt sinh ra với cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt thì tình trạng thiếu máu thiếu sắt như bệnh bẩm sinh. Vấn đề này hiếm gặp nhưng không phải không có khả năng xảy ra. Bệnh lý này cũng dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng về gan, tim, xương khớp,…
1.2. Triệu chứng biểu hiện của hiện tượng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ
Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt không khó để nhận biết nhưng cũng có thể dễ bị nhầm lẫn sang một số bệnh lý khác. Thông thường, trẻ thiếu máu thiếu sắt thường có làn da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Đây là dấu hiệu khá rõ ràng và nổi bật để nhận định thiếu sắt và thiếu máu. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu thiếu sắt càng cao, càng ảnh hưởng đến hoạt động thể chất và sức khỏe của trẻ.
Trong trường hợp này, trẻ dễ mệt mỏi, hoạt động kém, nhanh mất sức khi vận động, ăn uống kém. Trẻ thiếu máu thiếu sắt cũng thường khó tăng cân, cân nặng thiếu, móng tay móng chân nhợt nhạt, bẹt, dễ gãy.
Thông thường trẻ thiếu máu thiếu sắt dễ bị tình trạng tim đập nhanh và các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị bệnh nhiễm khuẩn,…
Tìm hiểu thêm: Cách xử lý khi bé bị tay chân miệng không sốt
Thiếu máu thiếu sắt khiến trẻ vận động kém, hay mệt mỏi
2. Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Thiếu máu thiếu sắt không phải là một bệnh lý và nếu ở mức độ nhẹ, chúng ta có thể bổ sung dễ dàng để đảm bảo vấn đề sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, một số cá thể khó hấp thu sắt thì điều này không dễ khắc phục và gây ra nhiều hệ lụy nếu lượng sắt lượng máu trong cơ thể thiếu hụt. Một số vấn đề sức khỏe cần đề phòng khi cơ thể trẻ thiếu máu thiếu sắt gồm:
– Vấn đề tim mạch với tình trạng tim đập nhanh. Nguyên nhân là do tim cần bơm máu nhiều hơn nhằm bù đắp lượng oxi thiếu hụt trong máu. Ngoài ra, suy tim cũng là một trong những biến chứng cần đề phòng khi trẻ thiếu máu thiếu sắt.
– Giảm khả năng vận động ở trẻ khi thiếu máu thiếu sắt, bởi lúc này trẻ dễ bị hụt hơi, mất sức khi hoạt động nên dễ bị chậm hoặc bỏ qua các hoạt động thể chất cùng bạn bè. Điều này cũng khiến tâm lý trẻ thường kém sinh động hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
– Thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Điều này là do việc thiếu máu thiếu sắt cũng phản ánh tình trạng thiếu hụt chất ở trẻ, khiến sự phát triển của bé bị ảnh hưởng. Thiếu máu thiếu sắt cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, do đó, trẻ thường dễ bị bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng nhiều hơn.
3. Phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ và bổ sung cần thiết
Phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt cho trẻ bằng những hành động thiết thực như:
– Khi mang bầu, mẹ cần bổ sung sắt đúng hàm lượng, đúng cách
– Mẹ khi chăm con dưới 6 tháng tuổi cần đảm bảo ăn uống đủ chất để con được hấp thu chất đầy đủ qua sữa mẹ, trong đó có cả sắt. Với trẻ sinh non, nhẹ cân, cần bổ sung sắt từ ngay khi sơ sinh theo chỉ định của bác sĩ.
– Với trẻ trên 6 tháng tuổi hoặc trẻ bắt đầu ăn dặm, bên cạnh việc cho trẻ uống sữa mẹ được đảm bảo dưỡng chất, thì cha mẹ nên bắt đầu bổ sung sắt cho con. Tuy vậy, bác sĩ khuyên cha mẹ nên đưa con đi khám dinh dưỡng để kiểm tra lượng chất thừa thiếu trong con và có phương pháp, mức độ bổ sung phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em
Cho trẻ khám định kỳ để đảm bảo vi chất của trẻ
– Với các trẻ đã ăn uống tự lập, cha mẹ lựa chọn những thực phẩm giàu sắt và an toàn cho trẻ để giúp trẻ bổ sung lượng sắt cần thiết cho bản thân: cho con ăn các loại thực phẩm với rau có màu xanh đậm, các loại đậu, trái cây khô, ngũ cốc nguyên hạt,.. Với các loại thịt cho con, nên chọn các thịt đỏ, một số hải sản như cua, cá hồi, cá ngừ, tôm, sò,… bổ sung ăn trứng, thịt gia cầm,…
– Trẻ cần hấp thu sắt khẩn cấp nên kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C
4. Điều trị khi trẻ bị thiếu máu thiếu sắt
Khi trẻ bị thiếu máu thiếu sắt, cần nhờ bác sĩ tìm rõ nguyên nhân để giải quyết, đồng thời, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho con để con được bổ sung sắt hợp lý.
– Điều trị theo nguyên nhân trẻ thiếu máu thiếu sắt: Tìm ra bệnh lý, vấn đề của trẻ để trẻ hấp thu sắt tốt hơn.
– Bổ sung sắt khi trẻ thiếu sắt thông qua đường uống hằng ngày trong tầm 3-6 tháng, sử dụng cùng vitamin C để tăng cường hấp thụ.
Trong một số trường hợp hạn chế, trẻ thiếu máu cần truyền máu để đảm bảo sự sống.
Tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em không khó gặp, đồng thời để lại nhiều hệ lụy về sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, cha mẹ nên chú ý theo dõi, cho con đi khám dinh dưỡng, bổ sung vi chất đẩy đù và đảm bảo con hấp thu sắt tốt ở giai đoạn cần thiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.