Cách chữa trẻ bị cảm cúm giúp cha mẹ biết xử trí đúng cách khi con bị bệnh, không điều trị và chăm sóc con sai cách. Tuy nhiên, việc nhận biết tình trạng của con để điều trị cho phù hợp không phải là điều mà cha mẹ nào cũng nhận thức rõ. Rất nhiều trường hợp điều trị nhầm, điều trị sai cách với trẻ bị cảm cúm thực tế trong đời sống đã phải nhận những hậu quả đáng tiếc về chuyện này. Mà người gánh hậu quả ở đây là các bé đôi khi còn chưa hiểu và chưa có nhận thức.
Bạn đang đọc: Cách chữa trẻ bị cảm cúm cha mẹ cần biết
1. Trẻ bị cảm cúm là như thế nào?
Cảm cúm là một trong những bệnh lý rất phổ biến và dễ bắt gặp trong đời sống, đặc biệt là với đối tượng trẻ nhỏ. Đay là bệnh lý hô hấp có tính lây nhiễm, do virus cảm cúm gây nên. Cảm cúm lây nhiễm qua một số đường cơ bản như: lây qua đường miệng thông qua hoạt động hôn trẻ, qua các giọt bắn từ mũi miệng của cá nhân bị cúm sang trẻ, qua việc trẻ cầm nắm các đồ vật dính virus gây bệnh và sau đó cho tay lên mắt, mũi, miệng của bản thân.
Cảm cúm là bệnh lý dễ gặp ở trẻ
1.1. Những triệu chứng giúp cha mẹ nhận biết trẻ bị cảm cúm.
Việc trẻ cảm lạnh và cảm cúm có những dấu hiệu khá giống nhau và giống với nhiều bệnh lý hệ hô hấp. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt giữa hai bệnh lý này mà cha mẹ có thể căn cứ nhận diện. Với cảm cúm ở trẻ, cha mẹ có thể căn cứ vào một số triệu chứng điển hình như:
– Trẻ sốt nặng, có thể sốt đến 39 – 40 độ khi bị cảm cúm và có thể đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh kèm tình trạng run người.
– Trẻ có thể nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhưng triệu chứng này không nặng bằng khi bị cảm lạnh.
– Tình trạng ho nhiều, ho khan ở trẻ nhằm phản ứng lại với tác nhân virus gây bệnh và đẩy dị nguyên ra ngoài.
– Trẻ cảm cúm mệt mỏi, có thể bỏ ăn, bỏ bú, hoạt động kém hoặc không hoạt động, chỉ nằm một chỗ.
1.2. Những hệ lụy trẻ phải đối mặt khi không được điều trị cảm cúm
Một số thể cảm cúm khá đơn giản và dễ dàng chấm dứt ngay khi điều trị tại nhà. Trong khi đó, với một số trường hợp, bệnh cảm cúm sẽ có xu hướng nặng hơn và trầm trọng hơn, nhất là khi không được điều trị đúng cách. Các bác sĩ cũng cảnh báo, nguy cơ biến chứng của cảm cúm với trẻ dưới 2 cao hơn sơ với các độ tuổi khác. Trong một số trường hợp điều trị không đáp ứng, bệnh cảm cúm có thể dẫn trẻ đến những biến chứng như tình trạng mất nước ở trẻ, bệnh viêm phổi, bệnh viêm xoang, viêm tai giữa, nhiễm trùng tai. Biến chứng xa, cảm cúm có thể khiến trẻ đối mặt với chứng hen suyễn, bệnh tim, rối loạn chức năng não,…
Vì thế, với trẻ bị cảm cúm, cha mẹ cần theo dõi, thực hiện các vấn đề dinh dưỡng, chăm sóc con hợp lý và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Cách xử lý khi bé bị tay chân miệng không sốt
Thăm khám sớm để điều trị cảm cúm cho trẻ
2. Những sai lầm trong ứng dụng cách chữa bệnh cho trẻ khi bị cảm cúm.
Một số vấn đề sai lầm cha mẹ rất hay mắc phải khi chữa cảm cúm cho trẻ như:
– Cha mẹ tự chẩn đoán và tự cho con dùng thuốc cảm cúm. Đầu tiên, cảm cúm có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác nên việc chẩn đoán cho con đôi khi cũng có thể là sai lầm. Thêm nữa, mỗi thể trạng và mỗi ca bệnh luôn có những chỉ định điều trị phù hợp. Việc cha mẹ tự ý dùng thuốc trị cúm thông thường cho con mà không có sự chỉ định của bác sĩ là điều có thể gây hại cho cơ thể còn non nớt của con.
– Sử dụng mật ong khi chữa cảm cúm cho con. Mật ong được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa cảm. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, mật ong có thể gây ngộ độc. Chính vì thế, không nên áp dụng cách này để chữa cảm cúm cho bé.
– Tự ý dùng kháng sinh chữa cảm cúm cho con, trong khi đó, kháng sinh nhằm điều trị các bệnh lý có nguyên nhân từ vi khuẩn. Tự ý cho con đang bị uống kháng sinh không những vô ích mà còn khiến cơ thể trẻ kháng kháng sinh đường dài cũng những tác dụng phụ không tốt khi uống thuốc này.
3. Cách chữa trẻ bị cảm cúm
Đầu tiên cần xác định đúng bệnh lý của trẻ để có cách xử trí phù hợp. Việc đưa trẻ thăm khám sẽ giúp bạn được bác sĩ chẩn đoán bệnh chính các cho con, đồng thời, đưa cho con phác đồ điều trị phù hợp cùng những lời khuyên hợp lý trong việc chăm sóc, dinh dưỡng và hướng dẫn phục hồi. Cha mẹ nên thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ và phản hồi về tình trạng của con để an tâm hơn trong suốt quá trình chăm sóc trẻ bị cảm cúm.
>>>>>Xem thêm: Điều trị nổi mề đay ở trẻ em trường hợp là nổi mề đay
Chăm sóc trẻ đúng cách khi điều trị cảm cúm
Khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm, cha mẹ cũng cần chú ý cách ly bé với nguồn bệnh, phòng tránh trường hợp bé bị cảm cúm tái phát nhiều lần. Cha mẹ cũng cần đảm bảo môi trường trong sạch, không khói bụi, thuốc lá,… để tránh tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn. Ngoài ra, cần chú ý đến môi trường sống của bé, đảm bảo phòng ốc trong lành, môi trường thoáng đãng, tránh con bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus có hại,… Cha mẹ cũng nhớ, bổ sung dinh dưỡng phù hợp để nâng cao đề kháng và giúp con phục hồi bệnh tốt hơn.
4. Phòng ngừa nhiễm cúm với trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ cần được phòng ngừa cúm mọi lúc để bảo vệ sức khỏe hiện tại cũng như phòng tránh những biến chứng tương lai có thể mang đến vì cúm. Với trẻ sơ sinh, nên để trẻ bú mẹ để tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Sau 6 tháng, cha mẹ nên cho con tiêm ngừa cúm và thực hiện các mũi nhắc lại cho con theo lịch.
Bên cạnh đó, cần chú ý vấn đề vệ sinh và phòng ngừa lây nhiễm cho con trước các nguy cơ bệnh (nơi công cộng, nơi có người nghi có bệnh,…). Bản thân cha mẹ và những người chăm sóc bé cũng cần ý thức điều này để đảm bảo chính an toàn cho trẻ. Ngoài ra, nên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển và sức khỏe của trẻ, dự phòng, phát hiện sớm nguy cơ cúm và các bệnh lý khác.
Khi trẻ bị cúm, cách chữa trẻ bị cảm cúm cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và kết hợp việc chăm sóc, điều trị tại nhà, đảm bảo tránh các nguy cơ bệnh cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú y về vấn đề ăn uống, vệ sinh để quá trình chữa cảm cúm cho con được phục hồi tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.