Tìm hiểu về 5 mũi tiêm vắc xin cần thiết cho mẹ bầu

Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Việc tiêm vắc xin cho mẹ bầu không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm nguy hiểm mà còn có tác dụng bảo vệ thai nhi khỏi các biến chứng.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về 5 mũi tiêm vắc xin cần thiết cho mẹ bầu

1. Lợi ích của hoạt động tiêm vắc xin đối mẹ bầu

Khi mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn so với bình thường, do đó mà nguy cơ phụ nữ mắc bệnh trong thời gian này cũng cao hơn.

Chính vì vậy, tiêm vacxin trước khi mang thai là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Việc làm này giúp cơ thể mẹ bầu tạo ra kháng thể, những loại kháng thể này sẽ được truyền sang thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh dễ truyền nhiễm trong những năm tháng đầu đời.

Một số lợi ích của hoạt động tiêm vacxin đối với mẹ bầu:

– Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý truyền nhiễm: Tiêm vacxin giúp mẹ bầu có thể phòng ngừa các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm như cúm, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị, rubella. Những loại bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé (như sảy thai, sinh non, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh).

– Bảo vệ sức khỏe của trẻ: Tiêm vacxin giúp trẻ được bảo vệ khỏi những bệnh truyền dễ truyền nhiễm trong những tháng đầu đời khi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu.

– Giảm nguy cơ tử vong cho mẹ và trẻ: Tiêm phòng vắc xin giúp giảm nguy cơ tử cong cho cả mẹ và trẻ bởi những biến chứng nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm.

– Giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh: Khi cơ thể mẹ bầu được bảo vệ khỏi những bệnh lý truyền nhiễm giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và ít ốm vặt hơn.

Tìm hiểu về 5 mũi tiêm vắc xin cần thiết cho mẹ bầu

Tiêm vacxin trước khi mang thai là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

2. Tổng hợp những loại vacxin mẹ bầu cần tiêm trước khi mang thai

Dưới đây là các mũi tiêm cần thiết dành cho các mẹ trước và trong khi mang thai cần lưu ý.

2.1. Tiêm vắc xin ngừa bệnh sởi – quai bị – rubella

Đây là các bệnh có khả năng lây lan dễ dàng qua đường hô hấp. Trong quá trình mang thai, nếu mẹ mắc phải một trong ba căn bệnh này, có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi, bao gồm nguy cơ dị tật, suy dinh dưỡng thai, tử vong của thai nhi hoặc sinh non.

Vì vậy, khi lên kế hoạch mang thai, phụ nữ nên thăm khám và tiêm vắc xin phòng bệnh tại các cơ sở y tế để được tiêm vắc-xin phòng tránh sởi – quai bị – rubella. Việc tiêm nên được thực hiện trước 3 – 6 tháng hoặc ít nhất là 1 tháng trước khi bắt đầu mang bầu.

2.2. Tiêm phòng vacxin ngừa bạch hầu – ho gà – uốn ván

Đây là một loại vacxin phòng 3 loại bệnh chỉ với một mũi tiêm. Bạch hầu và ho gà là những bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên khả năng mắc bệnh trong quá trình mang bầu là rất cao.

Bệnh uốn ván xảy ra chủ yếu do vết thương hở, trầy hoặc xước da. Độc tố sẽ làm tổn thương tới các dây thần kinh, khiến các cơ bị cứng và tê liệt.

Để bảo vệ sức khỏe của trẻ trong thời gian này, mẹ bầu nên tiêm vacxin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván trong mỗi lần mang thai.

2.3. Tiêm phòng vắc xin cúm

Cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính ở đường hô hấp được gây ra bởi virus cúm, dễ lây truyền và bùng phát thành dịch.

Để đạt hiệu quả phòng bệnh, phụ nữ nên chủ động tiêm phòng cúm trước khi có dự định mang thai 1 tháng. Đối với những trường hợp chưa thực hiện tiêm phòng cúm, mẹ bầu có thể thực hiện tiêm vắc xin cúm bất hoạt để phòng ngừa bệnh.

2.4. Tiêm vắc xin viêm gan B

Bệnh viêm gan B được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan. Virus viêm gan B lây truyền qua 3 đường chính là: Đường máu, đường quan hệ tình dục và đường từ mẹ sang con. Với những trẻ bị nhiễm viêm gan B từ mẹ có tới 50% số trẻ bị viêm gan mãn tính và tăng nguy cơ bị xơ gan ở giai đoạn trưởng thành

2.5. Tiêm phòng thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây lan cao và gây ra nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm. Nếu phụ nữ đang mang thai mắc bệnh thủy đậu trong vòng 5 tháng đầu của thai kỳ có thể ra dị tật hình thể hoặc liệt chân tay ở trẻ.

Do đó nếu phụ nữ chưa từng mắc thủy đậu thì nên tiêm vacxin này 3 tháng trước khi mang thai để chủ động bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Nếu đang mang thai thì lưu ý không được tiêm loại vacxin này.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu trước khi tiêm vắc xin phế cầu Prevenar 13

Tìm hiểu về 5 mũi tiêm vắc xin cần thiết cho mẹ bầu

Những loại vacxin cần tiêm để mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh

3. Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi thực hiện tiêm phòng vacxin

Tiêm vắc xin khi mang thai là một việc làm quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề khi thực hiện tiêm vacxin như:

Trước khi tiêm

– Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về các loại vắc – xin cần tiêm, thời điểm tiêm phù hợp và các lưu ý cần thiết.

– Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân: Mẹ bầu cần thông báo cho bác sĩ về các bệnh lý đang mắc phải, các loại thuốc đang sử dụng và các dị ứng thuốc (nếu có).

– Kiểm tra sức khỏe: Nên kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm vắc – xin để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Sau khi tiêm

– Theo dõi sức khỏe: Cần theo dõi sức khỏe trong vòng 24 – 48 giờ sau khi tiêm vắc – xin.

– Chú ý các phản ứng phụ sau tiêm: Một số phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc-xin như sưng đau, mẩn đỏ tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, nhức đầu. Nếu có các phản ứng phụ này, mẹ bầu có thể sử dụng các biện pháp như chườm mát, uống thuốc hạ sốt paracetamol.

– Thông báo với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào: Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi tiêm vắc-xin như sốt cao, ớn lạnh, khó thở, phát ban… cần liên hệ với bác sĩ ngay.

Ngoài ra, phụ nữ trước khi mang thai cần lưu ý thêm một số vấn đề như:

– Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để giúp cơ thể thải độc và tăng cường sức đề kháng.

– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để giúp cơ thể phục hồi sau khi tiêm vắc – xin.

– Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi đầy đủ để giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

– Tránh vận động mạnh: Tránh vận động mạnh sau khi tiêm vắc – xin để tránh ảnh hưởng đến chỗ tiêm.

– Tránh tiếp xúc với người bệnh: Tránh tiếp xúc với người bệnh để tránh bị lây bệnh.

Tìm hiểu về 5 mũi tiêm vắc xin cần thiết cho mẹ bầu

>>>>>Xem thêm: Mức độ nguy hiểm của dịch cúm A H1N1

Mẹ bầu cần lưu ý một số điều khi thực hiện tiêm vacxin

Tiêm vắc xin khi mang thai là một việc làm an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu nên tiêm vắc – xin đầy đủ theo khuyến cáo và phác đồ của bác sĩ. Bài viết trên là một số thông tin về những loại vacxin cần tiêm để cho phụ nữ trước khi mang thai nhằm đảm bảo cơ thể mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để nhận giải đáp sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *