7 Sai lầm trong điều trị tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng là một bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh truyền nhiễm cấp tính này sẽ khỏi nhanh chóng nếu được điều trị đúng cách. Và ngược lại, việc điều trị chậm trễ hoặc không đúng, bệnh có thể biến chứng rất nguy hiểm. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bố mẹ 7 sai lầm cần tránh trong điều trị tay chân miệng ở trẻ em.

Bạn đang đọc: 7 Sai lầm trong điều trị tay chân miệng ở trẻ em

1. Mua và cho trẻ sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện

Khi trẻ mắc tay chân miệng nhiều phụ huynh cho rằng trẻ bị viêm, nhiễm trùng nên tự ý mua kháng sinh về cho trẻ uống. Bố mẹ cần biết: Kháng sinh chỉ có tác dụng với những bệnh phát sinh do vi khuẩn, không có tác dụng với những bệnh phát sinh do virus như tay chân miệng. Bởi thế, cho trẻ sử dụng kháng sinh không những không khỏi tay chân miệng, mà còn hại gan, hại thận, làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh về lâu dài.

Lời khuyên: Bố mẹ chỉ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ (thường là khi trẻ có bội nhiễm).

7 Sai lầm trong điều trị tay chân miệng ở trẻ em

Bố mẹ chỉ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

2. Vệ sinh tổn thương niêm mạc miệng không đúng cách

Khi mắc tay chân miệng, trẻ có thể có tổn thương niêm mạc miệng, tập trung ở các vùng: Môi, lợi, lưỡi, má trong, họng,…. Các tổn thương đó tồn tại dưới dạng phỏng nước, vỡ nhanh, tạo thành các vết loét, đường kính 2 – 3mm. Nhiều phụ huynh cho rằng phải vệ sinh trực tiếp các vết loét thì trẻ mới nhanh khỏi. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm trong điều trị tay chân miệng ở trẻ em, bởi việc dùng tăm bông hay gạc thấm nước muối sinh lý chấm vào chúng sẽ làm chúng loét nghiêm trọng hơn, thậm chí làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.

Lời khuyên: Bố mẹ chỉ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý 0.9% sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

3. Kiêng nước

Nhiều phụ huynh cho rằng: Tắm sẽ làm tay chân miệng lan khắp cơ thể trẻ, nên không cho trẻ tắm. Tuy nhiên, không tắm cho trẻ là một trong những lý do khiến tay chân miệng trở nên trầm trọng. Cụ thể, trẻ tay chân miệng không được tắm hoặc lau người thường xuyên có thể bị bội nhiễm do vi khuẩn và các tác nhân tiêu cực khác từ môi trường tích tụ trên da. Tình trạng bội nhiễm làm khó khăn hơn việc điều trị tay chân miệng cho trẻ.

Lời khuyên: Bố mẹ nên tắm hoặc lau người cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm. Khi tắm cho trẻ, bố mẹ cần thao tác nhẹ nhàng để không làm vỡ phỏng nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tác động tiêu cực. Việc tắm/lau người thường xuyên không những giúp trẻ tay chân miệng loại bỏ tác nhân gây bệnh mà còn giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Tìm hiểu thêm: Bật mí cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất cho trẻ

7 Sai lầm trong điều trị tay chân miệng ở trẻ em

Khi tắm cho trẻ, bố mẹ cần thao tác nhẹ nhàng để không làm vỡ phỏng nước.

4. Bôi thuốc lên các phỏng nước

Nhiều phụ huynh cho rằng: Phải bôi thuốc lên các phỏng nước để tránh ngứa, tránh đau,… thì tay chân miệng mới nhanh khỏi, nên đã tự mua và bôi thuốc lên các phỏng nước cho trẻ. Bôi thuốc lên chúng không giúp tay chân miệng nhanh khỏi, thậm chí còn có thể làm mất dấu hiệu tổn thương da khiến bác sĩ khó theo dõi diễn biến và chẩn đoán tình trạng tay chân miệng. Thực tế, các phỏng nước không ngứa và không đau; trẻ bị tay chân miệng quấy khóc thường là do sốt, tiêu chảy, mệt mỏi,… nên bố mẹ không cần cố gắng giảm ngứa, giảm đau cho trẻ.

Lời khuyên: Bố mẹ chỉ bôi thuốc lên các tổn thương da khi có chỉ định của bác sĩ.

5. Chọc vỡ phỏng nước

Một sai lầm thường thấy trong điều trị tay chân miệng ở trẻ em là nhiều phụ huynh chọc vỡ phỏng nước với hy vọng đẩy nhanh tốc độ hồi phục của trẻ. Việc này có thể khiến phỏng nước bị bội nhiễm. Phỏng nước trong tay chân miệng sẽ tự khỏi và không nhiễm trùng nếu bố mẹ không tác động tiêu cực lên chúng.

Lời khuyên: Bố mẹ không được chọc vỡ phỏng nước và giữ cơ thể trẻ luôn sạch sẽ.

6. Kiêng gió

Với quan niệm gió sẽ làm trẻ lâu khỏi tay chân miệng, nhiều phụ huynh cho con mặc quá kín và ở trong phòng quá bí. Việc cho trẻ mặc quá kín và ở trong phòng quá bí vừa khiến trẻ ngột ngạt, bí bách vừa làm virus phát triển thuận lợi. Hai thực tế này đều dẫn đến nguy cơ tay chân miệng trầm trọng thêm.

Lời khuyên: Bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng, thấm hút mồ hôi và nghỉ ngơi trong phòng thoáng, mát, lưu thông không khí tốt.

7 Sai lầm trong điều trị tay chân miệng ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Trẻ tiêu chảy cấp uống thuốc gì thì hiệu quả

Trẻ tay chân miệng nên được mặc quần áo rộng và nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát.

7. Không theo dõi sát sao tiến triển của bệnh

Khi thấy trẻ tay chân miệng giật mình, quấy khóc, nhiều phụ huynh cho rằng nguyên nhân là do trẻ khó chịu vì tay chân miệng, nên bỏ qua. Tuy nhiên, giật mình, chới với là một trong những triệu chứng điển hình của tình trạng nhiễm độc thần kinh ở trẻ tay chân miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm não tủy,… và thậm chí là tử vong.

Lời khuyên: Bố mẹ cần theo dõi sát sao trẻ tay chân miệng. Khi trẻ có bất kỳ một triệu chứng bất thường nào, đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám và điều trị ngay.

Phía trên là 7 sai lầm nghiêm trọng trong điều trị tay chân miệng ở trẻ nhỏ bố mẹ cần tránh. Theo đó, bố mẹ không nên tự ý mua và cho trẻ uống kháng sinh; vệ sinh tổn thương niêm mạc miệng bằng bông, gạc; bôi thuốc lên các tổn thương da; chọc vỡ tổn thương da; kiêng nước; kiêng gió và chủ quan với những triệu chứng bất thường trẻ có trong quá trình chăm sóc tại nhà. Tất cả những sai lầm này đều có thể khiến tay chân miệng trầm trọng thêm. Không những thế, một số trong chúng, như tự ý mua và cho trẻ uống kháng sinh hay không theo dõi sát sao tiến triển bệnh, còn có thể gây hại nặng nề cho toàn bộ cơ thể trẻ.

Hy vọng rằng với thông tin về 7 sai lầm này, bố mẹ sẽ bảo vệ trẻ an toàn trước bệnh truyền nhiễm cấp tính tay chân miệng. Để biết thêm các thông tin khác về bệnh truyền nhiễm này, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *