Với mong muốn con được điều trị bệnh với thuốc tốt nhất, nhiều phụ huynh đã tìm hiểu để mua thuốc cảm cúm trẻ em của Nhật cho con dùng. Thế nhưng có nên mua thuốc cảm cúm của Nhật cho trẻ dùng hay không? Mời bố mẹ đọc ngay bài viết dưới đây để có được lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc này.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Nên dùng thuốc cảm cúm trẻ em của Nhật không?
1. Những điều cần biết về bệnh cảm cúm ở đối tượng trẻ nhỏ
Trước khi giải đáp thắc mắc có nên dùng thuốc cảm cúm trẻ em của Nhật để điều trị cho bé không, các phụ huynh nên nắm được những thông tin cơ bản cần biết về bệnh cảm cúm ở trẻ. Mục đích là để bố mẹ hiểu hơn về bệnh cảm cúm ở trẻ cũng như cách điều trị bệnh đúng đắn cho trẻ.
1.1. Vì sao trẻ em bị mắc cảm cúm?
Trẻ mắc cảm cúm do nhiều nguyên nhân khác nhau
Cảm cúm ở trẻ là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do “thủ phạm” virus cúm gây nên. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa Đông – Xuân (khoảng từ tháng 11 – tháng 4 năm sau).
Bệnh cảm cúm thường lây lan từ người sang người, thông qua tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn có chứa virus từ người bệnh. Do đó, trẻ bị nhiễm cảm cúm thường do 2 con đường sau:
– Trẻ tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn của người bệnh. Điều này xảy ra khi trẻ đứng gần và bị dính giọt bắn có chứa virus khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi…
– Trẻ tiếp xúc gián tiếp với người bệnh. Trường hợp này xảy ra khi trẻ tiếp xúc với các bề mặt (tường, bàn, ghế, đồ chơi…) bị dính giọt bắn chứa virus của người bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 1 tỷ ca mắc cúm. Trong đó, có khoảng từ 3 – 5 triệu ca bệnh diễn tiến chuyển nặng, có khoảng 250.000 – 500.00 ca tử vong về cúm.
Thực tế, bệnh cảm cúm xảy ra phổ biến hơn ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, các bé dưới 2 tuổi mắc cảm cúm dễ bị ở mức độ nặng hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Do đó, nếu nhà có trẻ mắc cảm cúm, các bố mẹ và người chăm sóc tuyệt đối không thể chủ quan.
1.2. Dấu hiệu hiệu nhận biết bệnh cảm cúm ở trẻ
Khi bị nhiễm virus cảm cúm, trẻ sẽ sớm xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Đây chính là những dấu hiệu giúp bố mẹ phát hiện con có thể đã mắc cúm chỉ qua quan sát bằng mắt thường.
Tìm hiểu thêm: Giúp cha mẹ phân biệt vàng da tắc mật ở trẻ sơ sinh và vàng da sinh lý
Ho là một trong những cảm cúm có thể xảy ra ở trẻ cảm cúm
Những triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc bệnh cúm bao gồm:
– Sốt: Trẻ cảm cúm sẽ thường sốt cao trên 38 độ C. Đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh cảm cúm.
– Nhức đầu và đau cơ: Trẻ cảm cúm có thể cảm thấy đau đầu và đau cơ khắp cơ thể. Biểu hiện này cho thấy cơ thể bé đang phải chống chọi với virus.
– Mệt mỏi nhiều: Bệnh cúm thường làm cho trẻ mất nhiều năng lượng nên bé có biểu hiện mệt mỏi hơn thường ngày là điều dễ hiểu.
– Ho và đau họng: Một số trẻ cảm cúm sẽ bị ho và đau họng, tùy trường hợp.
1.3. Bệnh cảm cúm ở trẻ dễ biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời
Cảm cúm ở trẻ là một bệnh thông thường, không nguy hiểm. Trẻ mắc cảm cúm có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không cần uống thuốc, nếu được chăm sóc tốt. Thế nhưng, điều đáng lo là trong thời gian mắc cảm cúm, các triệu chứng của bệnh rất dễ biến chứng nặng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Một số biến chứng nguy hiểm trẻ mắc cảm cúm có thể gặp phải như:
– Viêm phổi: Cảm cúm có thể gây viêm nhiễm trong phổi, khiến trẻ bị khó thở, sốt cao và gặp phải nhiều triệu chứng viêm phổi khác. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, phổi của bé sẽ bị tổn thương, để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe kể cả khi trẻ đã hết bệnh.
– Viêm xoang: Virus cúm cũng có thể gây viêm nhiễm trong các khoang xoang xung quanh mũi, khiến cho trẻ đau đầu và khó thở. Triệu chứng khó thở có thể gây suy hô hấp, vậy nên nếu gặp phải biến chứng này, trẻ cần được hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt.
– Viêm tai giữa: Trẻ mắc cảm cúm có thể phát triển viêm nhiễm tai giữa, gây đau tai, khó nghe và ảnh hưởng đến thính lực.
– Viêm cơ tim: Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ở trẻ bị cảm cúm. Biến chứng này khiến bé bị viêm nhiễm trong cơ tim, gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tới chức năng tim của trẻ.
– Viêm não: Trẻ cảm cúm có thể gặp biến chứng viêm nhiễm não, gây ra đau đầu nặng, buồn ngủ, và thậm chí gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh.
– Hen phế quản: Virus cúm có thể gây biến chứng hen phế quản, khiến trẻ gặp phải tình trạng khó thở và viêm nhiễm trong đường hô hấp.
Mọi biến chứng nặng kể trên đều gây nhiều tổn hại đến sức khỏe của trẻ và cần được bác sĩ hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt. Các biến chứng này càng tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe hơn với nhóm trẻ dưới 5 tuổi.
2. Có nên dùng thuốc cảm cúm trẻ em của Nhật hay không?
Với mong muốn con được điều trị bệnh với thuốc tốt nhất, nhiều bố mẹ có nhu cầu mua thuốc cảm cúm dành cho trẻ nhỏ của Nhật để trị bệnh cho con. Đây là một điều rất dễ hiểu.
>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốc sốt xuất huyết
Có thể dùng thuốc cảm cúm của Nhật để trị bệnh cho trẻ, nhưng cần dùng đúng cách
Thực tế, thuốc trị cảm cúm cho trẻ của Nhật hay của bất kì quốc gia nào khác, nếu là thuốc chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì đều có tác dụng điều trị bệnh cho trẻ. Thế nhưng việc có thể dùng điều trị bệnh cho con của mình hay không, bố mẹ cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Lý do là vì trẻ mắc cảm cúm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau với những triệu chứng không giống nhau, phác đồ trị bệnh vì thế cũng không hẳn đều giống nhau. Mỗi trẻ mắc bệnh cảm cúm có một thể trạng khác, việc bé được dùng thuốc điều trị bệnh sẽ giúp bệnh vừa chóng khỏi lại ngừa tối đa nguy cơ tác dụng phụ mà bố mẹ không thể biết.
Vậy nên, với thắc mắc có nên dùng thuốc cảm cúm trẻ em của Nhật hay không, câu trả lời là có. Thế nhưng bố mẹ cần chắc chắn đó là thuốc chính hãy. Đồng thời, trước khi cho trẻ sử dụng, bố mẹ cần hỏi và được sự đồng ý của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn cho con.
Trong quá trình điều trị bệnh cảm cúm cho trẻ tại nhà, trường hợp bé xuất hiện các triệu chứng bất thường như: tím tái, khó thở, sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, co giật… các bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Hãy cho bé tới ngay Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để con được các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm hỗ trợ tận tình, kịp thời bố mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.