Cập nhật cho cha mẹ: Thuốc cảm lạnh cho bé

Thuốc cảm lạnh cho bé là kiến thức cơ bản mà cha mẹ cần nắm bắt, bởi với đặc điểm thời tiết của nước ta, vấn đề cảm lạnh khá phổ biến, nhất là với các bé. Nếu gia đình bạn đang có hoặc chuẩn bị có con nhỏ, thì đừng quên cập nhật những thông tin này để an tâm phòng chữa, bảo vệ sức khỏe cho con cái của mình.

Bạn đang đọc: Cập nhật cho cha mẹ: Thuốc cảm lạnh cho bé

1. Nhận biết tình trạng cảm lạnh ở trẻ để điều trị đúng lúc

Cảm lạnh là một trong những vấn đề rất phổ biến trong đời sống, nhất là ở nước ta. Đây là bệnh lý hô hấp có khả năng lây truyền qua đường hô hấp, do virus gây nên (Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus,…). Cảm lạnh phổ biến nhất là đối với các đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi và có thể khởi phát nhiều lần trong một năm.

Triệu chứng cảm lạnh với trẻ em khá rõ ràng, thường xuất hiện sau 1 đến 3 ngày cơ thể trẻ tiếp xúc với virus gây cảm lạnh. Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng cảm lạnh của trẻ với những biểu hiện như: trẻ chảy nước mắt, nước mũi, hay hắt hơi, tình trạng đau họng, mệt mỏi và có thể sốt nhẹ, đau đầu…

Cập nhật cho cha mẹ: Thuốc cảm lạnh cho bé

Trẻ bị cảm lạnh thường có những triệu chứng khá giống các bệnh đường hô hấp

Những triệu chứng trên của bệnh cảm lạnh ở trẻ cũng tương đồng với các bệnh lý về hô hấp nói chung. Đồng thời, virus gây bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống hô hấp trên như phế quản, họng, xoang, tai,… của trẻ. Do đó, bên cạnh cảm lạnh thì trẻ có thể có những triệu chứng của bệnh lý hô hấp khác do cảm lạnh chưa được chữa trị kịp thời gây nên.. Ngoài ra, trẻ bị cảm lạnh còn có thể bị tiêu chảy, nôn mửa và tâm trạng cũng xuống dốc. Đến khoảng thời gian dịch nhầy ở mũi đặc lại, trẻ sẽ dễ chịu hơn.

Cha mẹ chú ý rằng, các triệu chứng cảm lạnh có thể dễ nhầm sang cách bệnh lý tai mũi họng khác. Vì thế, cha mẹ cần được tư vấn, nhận định tình trạng của con chính xác từ bác sĩ. Tránh tình trạng xác định nhầm bệnh, dùng sai thuốc cho con.

2. Thuốc điều trị chứng cảm lạnh cho bé

Có những loại thuốc cảm lạnh cho bé không cần kê đơn, Với trẻ dưới 4 tuổi, FDA khuyên không nên mua các loại thuốc này. Danh sách này bao gồm các loại thuốc như: thuốc ức chế ho dextromethorphan hoặc DM, thuốc ho guaifenesin, thuốc thông mũi pseudoephedrine và phenylephrine, thuốc kháng histamin… Nhìn chung, với các trẻ nhỏ, ho là phản ứng tự nhiên với dị nguyên và nhằm loại bỏ virus cảm lạnh khỏi cơ thể. Vì thế, ngoại trừ khi trẻ ho dữ dội, ho không dứt khó chịu, cha mẹ không cần cho con sử dụng các loại thuốc
Ngoài ra, nguyên nhân của cảm lạnh là virus. Do đó, việc sử dụng kháng sinh ở đây là không cần thiết.

Với trẻ bị sốt, có thể cho trẻ dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau hạ sốt. Với trẻ nhỏ, cần chú ý liều lượng để đảm bảo phù hợp với trẻ. Tốt nhất, với trẻ nhỏ, nên dùng dạng thuốc lỏng để trẻ dễ uống và hàm lượng vừa phải. Cha mẹ có thể sử dụng các dụng cụ đong đo đi kèm thuốc để chia liều chính xác theo chỉ định trên bao thuốc hoặc dược sĩ đã ghi chú. Ngoài ra, chú ý khoảng thời gian cách giữa những lần dùng thuốc sẽ từ khoảng 4 đến 6 giờ (thuốc paracetamol) và khoảng 8 đến 8 giờ (với ibuprofen).

Thận trọng những phản ứng phụ của một số thuốc cảm lạnh cho bé như: rối loạn tiêu hóa, phát bạn, ngứa, giảm thị lực, ù tai, sưng mặt, … Nếu có phản ứng nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện sớm và kịp thời.

Với trẻ nhỏ, các bác sĩ cho biết: khi trẻ bị cảm lạnh, cha mẹ không nên tìm ngay đến các thuốc giảm đau, thông mũi,… Cha mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng thuốc nếu các triệu chứng thành khó chịu hoặc bệnh nhân bị chứng khó thở. Nhưng trước hết, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết và có cách điều trị phù hợp cho tình trạng cảm lạnh của trẻ.

3. Xử lý và phòng bệnh đúng cách cho trẻ trước bệnh cảm lạnh

3.1.Khi nào cần đưa trẻ bị cảm lạnh đến gặp bác sĩ?

Thông thường, không nhiều trường hợp trẻ bị cảm lạnh cần đến khám bác sĩ. Chỉ trong trường hợp bệnh lý của trẻ nặng dần hoặc không cải thiện, khi đó, hãy đưa trẻ đến các bác sĩ để được thăm khám phù hợp.

Cha mẹ cũng lưu ý nên đưa trẻ đến các cơ sở Tai Mũi Họng uy tín để điều tránh các vấn đề nguy hại từ bệnh cảm lạnh của trẻ với những trường hợp như: Trẻ dưới 2 tháng tuổi có hiện tượng sốt; trẻ sốt trên 39 độ; trẻ có hiện tượng môi thâm xanh, khó thở; trẻ chán ăn và có dấu hiệu mất nước; trẻ đau tai dai dẳng; trẻ hay quấy khóc; bệnh tình của trẻ trở nên nặng hơn. Với những trường hợp này, nên đi khám sớm bởi đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng hơn.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ

Cập nhật cho cha mẹ: Thuốc cảm lạnh cho bé

Đưa trẻ đến khám bác sĩ khi cảm lạnh có dấu hiệu không giảm

3.2. Hướng dẫn phòng tránh tình trạng cảm lạnh ở trẻ

Bệnh cảm lạnh rất dễ bắt gặp ở trẻ, vì vậy, cha mẹ nên cẩn trọng để giúp con phòng tránh bệnh, hạn chế thời gian bị bệnh bằng cách:

– Giúp con duy trì thói quen rửa tay trước khi ăn.

– Hạn chế đưa con đến những nơi đông người để tránh vấn đề lây nhiễm bệnh qua không khí cũng như qua các vật dụng trung gian,…

– Đảm bảo nhiệt độ cho cơ thể trẻ không bị lạnh, đặc biệt cần bảo vệ cổ, tai mũi họng cho trẻ. Trong vấn đề này, cần đặc biệt chú ý không nên bịt kín cơ thể trẻ bởi tình trạng trẻ ra mồ hôi không được thoát ra ngồi sẽ khiến bé dễ cảm lạnh hơn, thậm chí là chứng viêm phổi.

– Vệ sinh nhà cửa, phòng ở sạch sẽ để tránh sự phát triển của virus trong không gian sống.

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất để giúp trẻ tăng đề kháng, phòng ngừa bệnh cảm lạnh.

– Cho trẻ khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe cũng như phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Cập nhật cho cha mẹ: Thuốc cảm lạnh cho bé

>>>>>Xem thêm: Những điều mẹ cần biết: Bé sốt mọc răng thì phải làm sao?

Cho trẻ khám định kỳ để luôn an tâm khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh lý

Cha mẹ cũng nên chú ý sử dụng thuốc cảm lạnh cho bé đúng cách trong trường hợp bé không may bị cảm lạnh. Đồng thời, cần chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng bệnh của trẻ năng hơn. Trong đời sống thường ngày, cha mẹ có thể cảnh giác bệnh cảm lạnh cho trẻ bằng cách trang bị cho trẻ môi trường và kỹ năng cần thiết thiết để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *