Gợi ý bố mẹ lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhi viêm phế quản

Rất nhiều phụ huynh do lần đầu làm bố mẹ nên còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng mỗi khi con mắc bệnh. Thấu hiểu điều này, bài viết dưới đây sẽ gợi ý tới các bố mẹ lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhi viêm phế quản tại nhà an toàn và hiệu quả.

Bạn đang đọc: Gợi ý bố mẹ lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhi viêm phế quản

1. Trẻ mắc viêm phế quản có được điều trị tại nhà hay không?

Viêm phế quản là bệnh khá phổ biến ở đối tượng trẻ em, nhất là các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi. Trẻ dễ mắc viêm phế quản hơn vào các thời điểm giao mùa, tiết trời chuyển lạnh.

Virus là tác nhân phổ biến gây nên bệnh viêm phế quản ở trẻ. Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng có thể mắc viêm phế quản do nhiều nguyên nhân khác như: cơ địa dị ứng, suy giảm hệ miễn dịch, môi trường sống quá ô nhiễm và nhiều khói bụi…

Trẻ mắc viêm phế quản hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Do đó, nếu trẻ mắc viêm phế quản, bố mẹ không cần quá lo lắng mà hãy cho bé điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Gợi ý bố mẹ lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhi viêm phế quản

Trẻ mắc viêm phế quản cần đi khám bác sĩ để biết có thể điều trị tại nhà hay tại viện

Hiện nay, nhiều phụ huynh thắc mắc: trẻ mắc viêm phế quản có được điều trị tại nhà hay không? Đáp án sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ. Nếu chỉ mới chớm viêm phế quản cấp ở mức độ nhẹ, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà với phác đồ điều trị phù hợp. Còn trường nặng hơn, bé viêm phế quản cần được theo dõi và điều trị nội trú tại viện để bệnh nhanh khỏi, ngừa tối đa nguy cơ biến chứng nặng.

Như vậy, ngay khi phát hiện trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghi mắc viêm phế quản, bố mẹ nên cho trẻ đi khám sớm. Tại các cơ sở uy tín, trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám, xác định tình trạng bệnh và quyết định nên cho điều trị tại nhà hay nhập viện điều trị.

2. Các dấu hiệu nhận biết trẻ có thể đã mắc viêm phế quản

Tìm hiểu thêm: Khám phụ khoa cho trẻ em ở đâu? Địa chỉ khám phụ khoa tốt

Gợi ý bố mẹ lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhi viêm phế quản

Trẻ mắc viêm phế quản sẽ dần xuất hiện những triệu chứng của bệnh

Trẻ khi mắc bệnh viêm phế quản sẽ dần xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Đây chính là những dấu hiệu giúp bố mẹ phát hiện con đang gặp bất thường về sức khỏe, cần được bác sĩ hỗ trợ điều trị. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc viêm phế quản bố mẹ có thể tham khảo:

– Bé bị sổ mũi, nghẹt mũi, có thể kèm theo triệu chứng khò khè, khó thở;

– Bé bị ho khan hoặc ho có đờm, cơn ho kéo dài hơn lúc về đêm hoặc rạng sáng;

– Bé bị sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ, đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với trẻ đối với nhiễm trùng;

– Bé mắc viêm phế quản cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như: mệt mỏi, đau cơ, nôn ói, bú kém và đau ngực (ở trẻ lớn)…

Từ các dấu hiệu kể trên có thể thấy biểu hiện bệnh viêm phế quản ở trẻ không đặc thù, dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý đường hô hấp khác. Do đó, việc cho bé đi khám bệnh sớm để xác định bệnh là vô cùng cần thiết. Mục đích là để trẻ được bác sĩ xác định bệnh và hỗ trợ điều trị kịp thời.

3. Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhi viêm phế quản tại nhà

Trường hợp trẻ mắc viêm phế quản được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà theo phác đồ phù hợp, bố mẹ có thể tham khảo kế hoạch chăm sóc giúp con mau khỏi bệnh như sau:

3.1. Đảm bảo cho trẻ uống thuốc đúng liều và thời gian bác sĩ chỉ định

Nhiều bố mẹ cho rằng chỉ cần cho con uống thuốc tới khi thấy con đỡ là có thể dừng. Điều này là vô cùng sai lầm. Nhất là trường hợp trẻ mắc viêm phế quản chắc chắn sẽ phải điều trị với kháng sinh. Nếu trẻ uống thuốc không đủ liều không những bệnh không khỏi dứt điểm mà còn có thể gây hệ quả kháng kháng sinh. Do đó, bố mẹ cần chú ý cho trẻ mắc viêm phế quản uống thuốc đúng liều và thời gian được bác sĩ chỉ định.

3.2. Bổ sung cho trẻ viêm phế quản chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng

Gợi ý bố mẹ lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhi viêm phế quản

>>>>>Xem thêm: Chi tiết bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em

Bổ sung cho trẻ viêm phế quản chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng

Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cũng được coi là một phương pháp hỗ trợ trong quá trình phục hồi sức khỏe cho trẻ mắc viêm phế quản. Khi trẻ bị viêm phế quản, cơ thể dễ mất nước và trở nên mệt mỏi. Dưới đây là những gợi ý về chế độ dinh dưỡng mà bố mẹ có thể tham khảo:

– Bổ sung thêm rau xanh và trái cây tươi, cũng như các loại củ quả giàu chất chống oxy hóa như dâu tây, cà rốt, và rau chân vịt. Những thực phẩm tươi này cung cấp các loại vitamin A, C, và E quan trọng cho trẻ đang phải đối mặt với viêm phế quản hoặc khó thở.

– Tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa trong bữa ăn của trẻ, như đậu phụ, trứng gà, bột mì, ngũ cốc, và gạo.

– Cân nhắc việc cung cấp sữa bò, sữa đậu nành hoặc các sản phẩm sữa có hàm lượng chất béo thấp cho trẻ. Đặc biệt, sữa chua cũng đóng vai trò tốt trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ.

– Trẻ mắc viêm phế quản thường gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn do đau họng và mệt mỏi. Vì vậy, nên chuẩn bị thức ăn dưới dạng lỏng như cháo hoặc súp để giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa.

– Thay vì ăn một lượng lớn thức ăn trong một lần, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày cho trẻ. Mệt mỏi và tình trạng chán ăn có thể khiến trẻ không thể ăn nhiều một lúc và dễ gây nôn ói.

– Đảm bảo trẻ uống đủ nước lọc và có thể bổ sung thêm nước trái cây các loại. Viêm phế quản có thể gây mất nước cho cơ thể. Việc cung cấp nước cũng giúp đào thải độc tố và giảm tình trạng khô họng hoặc sốt cao ở trẻ.

3.3. Hạn chế các đồ ăn không tốt

Bên cạnh việc bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, bố mẹ cũng nên tránh cho trẻ mắc viêm phế quản ăn những thực phẩm sau:

– Các thức ăn chiên xào chứa nhiều chất béo như dầu mỡ.

– Các loại thức ăn ngọt, chứa lượng đường cao như bánh và kẹo.

– Nước có ga hay các loại đồ uống khác có ga.

– Đồ ăn và thức uống lạnh.

Như vậy, bài viết trên đây đã gợi ý tới bố mẹ cách lập kế hoạch để chăm sóc bệnh nhi viêm phế quản tại nhà an toàn, hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang tới bố mẹ nhiều thông tin hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *