Cảm cúm là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, dễ điều trị nhưng cũng dễ biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, bố mẹ cần cẩn trọng trong chăm sóc và điều trị bệnh cho bé, nhất là các thuốc cảm cúm trẻ em 5 tháng tuổi dùng phải được chỉ định từ bác sĩ. Lý do sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Thuốc cảm cúm trẻ em 5 tháng tuổi và những điều cần biết
1. Trẻ 5 tháng tuổi cảm cúm phải được uống thuốc bác sĩ chỉ định
Cảm cúm là bệnh thường gặp trẻ em và phổ biến hơn ở các bé dưới 5 tuổi. Trong đó, trẻ từ 0 – 2 tuổi khi mắc cảm cúm dễ bị nặng và nhanh xảy ra biến chứng hơn. Vậy nên, các gia đình có bé 5 tháng tuổi mắc cảm cúm cần hết sức cẩn trọng trong chăm sóc và trị bệnh cho bé, mọi thuốc bé uống phải được bác sĩ chỉ định.
Thuốc cảm cúm trẻ 5 tháng tuổi cần được chỉ định bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ dưới 6 tuổi dù mắc các bệnh đơn giản như: cảm cúm, cảm lạnh, tiêu chảy… đều không nên uống thuốc không kê đơn. Mọi thuốc trẻ dưới 6 tuổi uống đều cần được chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Các bé từ 2 – 16 tuổi uống các thuốc không kê đơn cũng cần hỏi qua ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
2. Bệnh cảm cúm ở trẻ có thể diễn tiến gây biến chứng nguy hiểm
Tìm hiểu thêm: Bệnh hen phế quản ở trẻ em, liệu có nguy hiểm?
Bệnh cảm cúm ở trẻ có thể diễn tiến gây biến chứng nguy hiểm
Dù là một bệnh thường gặp, dễ điều trị, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, trẻ mắc cảm cúm có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm:
– Viêm phổi: Cảm cúm có thể gây biến chứng viêm phổi ở trẻ, nếu bệnh không được điều trị kịp thời. Khi phổi bị viêm, trẻ sẽ bị sốt cao, khó thở và nhiều triệu chứng khác.
– Viêm xoang: Cảm cúm cũng có thể gây viêm xoang, tình trạng viêm nhiễm trong các khoang xoang xung quanh mũi. Điều này có thể gây đau đầu, áp lực ở vùng mũi và trán, và tăng tạo chất nhầy dày đặc.
– Viêm tai giữa: Cảm cúm có thể gây viêm tai giữa, khiến trẻ bị đau tai, khó nghe. Nếu không điều trị đúng cách, trẻ có thể gặp vấn đề về thính lực, thậm chí bị điếc.
– Viêm cơ tim: Đây biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm mà trẻ cảm cúm có thể mắc phải. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bé cảm cúm có thể bị viêm nhiễm màng hoặc cơ tim, gây ra vấn đề về chức năng tim.
– Viêm não: Cảm cúm có thể gây ra viêm nhiễm não, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu nặng, buồn ngủ và trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tổn thương nặng đến hệ thần kinh.
– Hen phế quản: Cảm cúm có thể gây ra ho hen và viêm phế quản, khiến trẻ bị khó thở và viêm nhiễm trong đường hô hấp.
– Hội chứng Reye: Đây cũng là một biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm của bệnh cảm cúm, đặc biệt ở trẻ em sau khi dùng các loại thuốc chống viêm không steroid. Hội chứng Reye có thể gây ra tình trạng suy gan, hôn mê hay thậm chí là tử vong ở trẻ.
3. 02 nhóm thuốc cảm cúm trẻ em 5 tháng tuổi thường dùng để điều trị bệnh
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị táo bón thường xuyên – Nguyên nhân do đâu, cách xử lý?
Các thuốc thường dùng cho trẻ 5 tháng tuổi mắc cảm cúm
Bệnh cảm cúm ở trẻ hiện chưa có thuốc đặc trị, vì thế phác đồ điều trị bệnh sẽ hướng tới mục đích làm giảm những triệu chứng bé mắc phải. Thông thường, trẻ khi mắc cảm cúm sẽ thường được bác sĩ chỉ định 02 nhóm thuốc sau:
3.1. Thuốc kháng virus đặc hiệu
Thuốc kháng virus có khả năng ngăn chặn và giảm sự lây lan của virus cúm giữa các tế bào trong cơ thể trẻ nhỏ. Điều này giúp loại bỏ dần virus cúm trong cơ thể trẻ, giúp bé sớm khỏi bệnh hoàn toàn.
Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ mắc cúm đều cần sử dụng thuốc kháng virus. Việc quyết định liệu có sử dụng thuốc kháng virus để điều trị hay không phụ thuộc vào những yếu tố cụ thể. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng virus cho trẻ có triệu chứng nặng hoặc có nguy cơ phát triển biến chứng do cúm.
Hiện nay, trẻ 5 tháng tuổi mắc cúm có thể được điều trị bằng hai loại thuốc kháng virus phổ biến là Oseltamivir và Zanamivir.
Trẻ cảm cúm nên được sử dụng Oseltamivir càng sớm càng tốt, ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh như sốt, ớn lạnh, đau cơ, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng. Thuốc kháng virus Oseltamivir sẽ giúp các triệu chứng và tình trạng bệnh cảm cúm của trẻ được cải thiện dần và kiểm soát hoàn toàn.
So với Oseltamivir, thuốc Zanamivir sẽ được hạn chế sử dụng cho trẻ cảm cúm hơn. Bởi Bộ Y tế đã khuyến cáo chỉ nên dùng Zanamivir dạng hít trong trường hợp không có Oseltamivir hoặc trẻ bị kháng thuốc Oseltamivir.
3.2. Thuốc điều trị triệu chứng
Tùy theo triệu chứng gặp phải, bé cảm cúm sẽ được bác sĩ kê phác đồ điều trị với các thuốc điều trị triệu chứng phù hợp:
– Thuốc hạ sốt: Trẻ 5 tháng tuổi mắc cảm cúm nếu có triệu chứng sốt thường sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc hạ sốt, giảm đau Paracetamol. Liều dùng tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng của trẻ.
– Thuốc giảm ho: Thường được sử dụng khi trẻ ho nhiều gây sự khó chịu, mệt mỏi cho trẻ. Trường hợp bé ho ít và nhẹ thì không cần phải dùng đến thuốc giảm ho.
– Thuốc long đờm: Trẻ cảm cúm uống thuốc này nhằm mục đích làm long tiết dịch từ niêm mạc phế quản và khí quản, giảm độ nhớt của đờm và hỗ trợ việc tống đờm ra khỏi đường hô hấp. Các loại thuốc long đờm trẻ có thể sử dụng như: Ambroxol, Bromhexin, Acetylcystein…
– Thuốc kháng histamin: Đây là thuốc có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu như: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi khi trẻ mắc cảm cúm. Hiện nay, thuốc kháng histamin thế hệ 2 được sử dụng rộng rãi hơn vì vừa ít tác dụng phụ lại không gây buồn ngủ.
Trên đây, bài viết đã giải đáp tới bố mẹ các thuốc cảm cúm trẻ em 5 tháng tuổi. Những thông tin này chỉ nhằm mục đích để bố mẹ hiểu hơn về các thuốc điều trị cảm cúm cho trẻ. Còn thực tế trẻ cảm cúm cần uống thuốc nào thì bố mẹ hãy cho con đi khám tại các cơ sở y tế uy tín như Thu Cúc TCI để được các bác sĩ chỉ định cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.