Hen là tình trạng viêm mạn tính kèm tắc nghẽn đường thở có hồi phục. Hỗ trợ điều trị hen suyễn ở trẻ em thường sử dụng thuốc giãn phế quản và thuốc kháng viêm. Kháng sinh chỉ nên được cho khi bé có dấu hiệu của viêm phổi và cần trẻ cần được theo dõi cẩn thận.
Bạn đang đọc: Hỗ trợ điều trị hen suyễn ở trẻ sớm để tránh biến chứng nguy hiểm
1. Chẩn đoán và hỗ trợ điều trị hen suyễn ở trẻ em
1.1. Chẩn đoán
Bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể bị lại đột ngột kèm theo các biểu hiện như khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực,… (ảnh minh họa)
Tiền căn các đợt khò khè, thường kèm ho, khó thở và tức ngực. Đặc biệt là khi những triệu chứng này bị lại thường xuyên và thường nặng hơn về đêm và gần sáng. Các dấu hiệu khi thăm khám gồm có:
- Thở thanh hoặc tăng nhịp thở
- Lồng ngực căng phồng
- Thiếu oxy
- Rút lõm lồng ngực
- Thở ra kéo dài kèm khò khè nghe được
- Thông khí giảm hoặc không có khi tắc nghẽn nặng dọa tử vong
- Không sốt
- Đáp ứng tốt với hỗ trợ điều trị với thuốc giãn phế quản
Nếu chẩn đoán chưa chắc chắn, bác sĩ có thể cho một liều thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh. Một trẻ bị hen thường cải thiện nhanh với hỗ trợ điều trị này, biểu hiện các dấu hiệu thở chậm hơn, giảm rút lõm lồng ngực và giảm khó thở. Một trẻ bị hen nặng có thể cần đến vài liều phun liên tiếp trước khi đáp ứng được thấy rõ.
1.2. Hỗ trợ điều trị hen suyễn ở trẻ em
Tìm hiểu thêm: Viêm đường hô hấp ở trẻ em: Nguyên nhân và cách chăm sóc?
Trẻ bị hen phế quản đang thở mệt hoặc khò khè, sử dụng thuốc giãn phế quản nếu trẻ vẫn không đỡ hãy đưa con đến ngay bệnh viện để hỗ trợ điều trị với thở ox, thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh, hoặc các thuốc khác do bác sĩ Nhi khoa chỉ định. (ảnh minh họa)
Một trẻ bị cơn khò khè lần đầu tiên và không thở mệt, thường có thể được điều tại nhà với hỗ trợ điều trị hỗ trợ. Thuốc giãn phế quản không cần thiết.
Nếu trẻ đang thở mệt (cơn hen nặng cấp tính) hoặc khò khè, sử dụng thuốc giãn phế quản. Sau đó cần đánh giá lại trẻ sau 15 phút để quyết định hỗ trợ điều trị tiếp theo. Nếu vẫn còn thở mệt, nhập viện và hỗ trợ điều trị với thở oxy, thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh và các thuốc khác.
Trong trường hợp trẻ bị suyễn nặng: cơn hen cấp nguy kịch, đang suy hô hấp nặng với tím trung ương hoặc giảm độ bão hòa oxy ≤ 90%, thông khí kém (lồng ngực im lặng), không thể uống hoặc nói, hoặc kiệt sức và lú lẫn,.. Trong trường hợp này biện pháp tốt nhất hỗ trợ điều trị hen suyễn ở trẻ là cần cho con phải nhập viện và hỗ trợ điều trị với thở oxy, thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh, hoặc các thuốc khác.
Lưu ý: Thuốc kháng sinh không nên được chỉ định thường quy với hen hoặc trẻ bị hen, thở nhanh mà không sốt. Tuy nhiên, hỗ trợ điều trị với thuốc kháng sinh được chỉ định, khi có sốt dai dẳng và các dấu hiệu khác của viêm phổi.
2. Biến chứng có thể gặp phải khi hỗ trợ điều trị hen suyễn ở trẻ
>>>>>Xem thêm: Trẻ viêm phế quản uống thuốc gì đúng và hiệu quả?
Trẻ bị hen phế quản nếu không đáp ứng với thuốc giãn phế quản, tình trạng hen suyễn đột ngột nặng lên, cần chụp X-quang ngực của bé để tìm bằng chứng tràn khí màng phổi và xử trí kịp thời để tránh gây tình trạng suy hô hấp ở bé. (ảnh minh họa)
Tràn khí màng phổi là một trong những biến chứng có thể gặp phải khi hỗ trợ điều trị hen suyễn ở trẻ. Nếu trẻ không đáp ứng với các hỗ trợ điều trị ở trên hoặc tình trạng trẻ đột ngột nặng lên, cần chụp X-quang ngực để tìm bằng chứng tràn khí màng phổi.
Phải rất cẩn thận khi thực hiện chẩn đoán này vì lồng ngực căng phồng trong hen có thể giống tràn khí màng phổi trên X-quang ngực.
Khi các cơn hen suyễn của trẻ bị lại, ba mẹ nên áp dụng biện pháp mà bác sĩ Nhi khoa đã thăm khám cho trẻ và dặn dò trước đó. Nếu cơn hen không có dấu hiệu thuyên giảm, các bậc phụ huynh hãy cho con mình đến ngay cơ sở y tế uy tín và gần nhất để bé được thăm khám và xử trí kịp thời. Nhớ mang theo đơn thuốc trị hen suyễn mà con vẫn thường dùng.
Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, hiệu quả điều trị tùy cơ địa của từng khách hàng. Để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị quý độc giả nên đến khám trực tiếp để nghe tư vấn của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.