Giải đáp: Trẻ bị cảm lạnh kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hết bệnh

Trẻ bị cảm lạnh kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hết bệnh là lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Bởi trong quá trình bé mắc cảm lạnh, ngoài điều trị bằng thuốc, bé còn cần được bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng thì mới nhanh hết bệnh. Xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết các thực phẩm nên và không nên cho bé cảm lạnh ăn nhé.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Trẻ bị cảm lạnh kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hết bệnh

1. Trẻ bị cảm lạnh kiêng ăn gì?

Nhiều bố mẹ tự suy luận và cho rằng trẻ cảm lạnh bị ho thì không nên ăn thịt gà, đồ tanh như tôm, cá… vì có thể khiến bé ho nhiều hơn. Một số bố mẹ không cho con cảm lạnh uống sữa vì sợ bé nôn ói nhiều. Tuy nhiên, tất cả suy luận này đều không đúng. Không có bất cứ công trình nghiên cứu nào chỉ ra trẻ mắc cảm cúm phải kiêng những đồ ăn trên. Hơn thế, việc kiêng khem thái quá, không đúng cách còn khiến cho bé lâu khỏi bệnh hơn.

Vậy trẻ bị cảm lạnh kiêng ăn gì thì tốt? Nếu nhà có bé mắc cảm lạnh, bố mẹ chỉ nên cho bé kiêng những đồ ăn sau:

1.1. Nước lạnh

Giải đáp: Trẻ bị cảm lạnh kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hết bệnh

Trẻ cảm lạnh nên kiêng nước lạnh

Trẻ bị cảm lạnh nên được uống nhiều nước để bù nước và giải nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, bố mẹ tuyệt đối không nên cho bé uống nước lạnh. Bởi nước lạnh có thể khiến bé đau và viêm họng nhiều hơn, cơn sốt cũng có thể kéo dài hơn. Bệnh của bé vừa lâu khỏi hơn, cơ thể bé vừa mệt mỏi nhiều hơn chỉ vì uống nước lạnh.

1.2. Nước có ga

Nước có gas là đồ uống bé cảm lạnh cần kiêng tuyệt đối. Lý do vì nước có gas có thể khiến hệ miễn dịch của bé yếu đi và gây mất nước nghiêm trọng. Không những thế, nước có gas gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bé, khiến bệnh lâu khỏi hơn.

1.3. Đồ ăn quá cứng hay chứa nhiều dầu mỡ

Giải đáp: Trẻ bị cảm lạnh kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hết bệnh

Trẻ cảm lạnh nên kiêng đồ ăn cứng hay nhiều dầu mỡ

Bé bị cảm lạnh thường bị đau họng, do đó kẹo cứng hay các đồ ăn cứng như bim bim, khoai tây chiên giòn, bánh quy giòn… đều là đồ bé không nên ăn. Nếu nhà có trẻ bị cảm lạnh, bố mẹ nên cho con kiêng hẳn những món ăn này.

1.4. Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn

Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn thường không đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, nhất là các bé đang mắc bệnh cảm lạnh. Không chỉ vậy, đồ hộp còn chứa chất bảo quản không tốt cho bé. Vậy nên, bố mẹ nên ưu tiên sử dụng đồ tươi sống trong ngày để chế biến đồ ăn cho bé cảm lạnh.

2. Những thực phẩm tốt cho bé cảm lạnh

Khi bé mắc cảm lạnh, bố mẹ nên ưu tiên cho con dùng những đồ ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Nhờ đó, bé có được thể trạng tốt nhất để chống lại tác nhân gây bệnh cúm  và sớm khỏi bệnh.

2.1. Sữa mẹ là tốt nhất cho bé cảm cúm

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, tuyệt vời nhất cho trẻ nhỏ. Do đó, nếu bé cảm lạnh còn đang bú mẹ thì mẹ nên tăng lượng bú và cữ bú nhiều hơn cho con. Không những giàu dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể có lợi để giúp bé chống lại bệnh cảm cúm đang mắc phải.

Trường hợp bé đã ăn dặm thì ngoài cho bú sữa mẹ hay bổ sung sữa công thức, bố mẹ cũng cần chú trọng đến cả các bữa ăn dặm của bố. Theo đó, đồ ăn nên được chế biến dạng lỏng, cân bằng cả 4 nhóm chất: đạm, tinh bột, béo, vitamin và khoáng chất. Nếu bé khó ăn thì mẹ có thể chia bữa ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ.

2.2. Các loại rau củ quả

Khi trẻ cảm cúm, bố mẹ nên bổ sung vào các bữa ăn của con các rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất: bông cải xanh, cải bó xôi, hành đỏ, việt quất… Đây đều là những thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa (quercetin) giúp bé chống lại các cơn cảm lạnh. Hơn thế, các rau củ quả tươi này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, cơ thể nhanh phục hồi.

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ có phải hiện tượng

Giải đáp: Trẻ bị cảm lạnh kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hết bệnh

Trẻ cảm lạnh nên ăn nhiều rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất

2.3. Trái cây tươi họ cam, quýt

Các trái cây tươi họ cam, quýt chứa nhiều vitamin C giúp kháng khuẩn chống viêm, chống oxy hóa, bổ sung nước tốt. Nhờ đó, bé cảm lạnh sẽ có cơ thể khỏe mạnh hơn để đẩy lùi bệnh đang mắc phải.

2.4. Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ. Do đó, bố mẹ nên cho bé mắc cảm lạnh bổ sung sữa chua để duy trì, bảo vệ một hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp bệnh cảm cúm chóng khỏi hơn.

2.5. Khoai lang và cà rốt

Các loại củ quả có màu cam như khoai lang hay cà rốt rất giàu beta-carotene. Đây là thành phần giúp chuyển đổi chất hữu cơ thành vitamin A nhằm duy trì cho bé một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Do đó, bố mẹ cũng nên bổ sung khoai lang và cà rốt vào bữa ăn của bé cảm lạnh.

3. Gợi ý một số món ăn tốt cho bé cảm lạnh

Nếu bố mẹ vẫn đang phân vân nên chế biến cho bé cảm lạnh ăn món gì thì có thể tham khảo vài gợi ý dưới đây:

3.1. Cháo gà nấu với cà rốt

Thịt gà và cà rốt là hai thành phần giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Theo kiến thức Đông y, thịt gà mang tính ôn ngọt, bổ khí, và cung cấp bổ âm tỳ vị, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Thêm vào đó, thịt gà là nguồn giàu protein, cùng với các loại vitamin (A, C, D) và khoáng chất (như Canxi, Sắt…). Cà rốt thì chứa nhiều loại vitamin có khả năng tăng cường sức đề kháng. Khi phối hợp thịt gà với cà rốt, món cháo trở nên thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn, hỗ trợ chống viêm và giảm triệu chứng cảm cúm.

Giải đáp: Trẻ bị cảm lạnh kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hết bệnh

>>>>>Xem thêm: Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ cảm lạnh nên ăn cháo gà, giải cảm rất tốt

Cháo gà cà rốt là món ăn dễ nấu, nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản. Mẹ chỉ cần chuẩn bị 300g thịt hà, 1 củ cà rốt, nửa chén gạo trắng, dầu thực vật và muối. Tiếp đó, mẹ tiến hành nấu theo các bước sau:

– Rửa sạch gà với muối, đem luộc chín rồi vớt ra, đợi thịt gà nguội thì xé thành sợi;

– Cho gạo vào nồi, vo sạch rồi đổ nước luộc gà rồi nấu nhừ;

– Cà rốt đem luộc rồi thái hạt lựu hoặc nghiền nhuyễn;

– Khi cháo chín, bỏ cà rốt và thịt gà vào khấu đến khi cháo sánh lại và nêm gia vị vừa ăn với bé là xong.

3.2. Cháo trứng tía tô

Trứng gà và tía tô là những nguyên liệu có công dụng giải cảm và bổ dưỡng. Theo Đông y, trứng gà có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ nguyên khí, giải cảm, giảm ho. Tía tô cũng có tính ôn, vị cay, có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi, giảm ho, tiêu đờm. Khi kết hợp hai nguyên liệu này lại, chúng sẽ tạo thành một món cháo giải cảm hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Để nấu món này, bố mẹ cần chuẩn bị 1/2 bát gạo tẻ, 7 lá tía tô, 2 quả trứng gà ta, 2 củ hành tím và gia vị. Tiếp đó, mẹ tiến hành nấu theo các bước hướng dẫn sau:

– Lá tía tô đem rửa sạch, thái sợi;

– Gạo cho vào nồi, vo sạch rồi nấu nhừ trong 30 phút rồi nêm gia vị vừa ăn;

– Đập 2 trứng gà ta vào nồi cháo khuấy đều;

– Đun cháo với lửa nhỏ, đến khi sôi thì cho lá tía tô vào và tắt bếp.

Trẻ cảm lạnh chỉ cần kiêng một số món bắt buộc đã được bài viết giải đáp bên trên. Các bố mẹ không cần quá lo lắng trẻ bị cảm lạnh kiêng ăn gì thì tốt, thay vào đó hãy chú ý bồi bổ cho con với các bữa ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng để bệnh của con mau khỏe lại.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *