Trẻ nhỏ bị sốt cao co giật khiến nhiều ba mẹ “hốt hoảng” không biết nên làm gì. Việc vội vàng trong cách xử trí sốt cao co giật ở trẻ em có thể để lại di chứng đáng tiếc cho con. Bài viết sau đây xin cung cấp tới các bậc phụ huynh cách xử trí sốt cao co giật ở trẻ em và khi nào ba mẹ cần đưa trẻ tới viện ngay. Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo.
Bạn đang đọc: Sốt cao co giật ở trẻ em xử trí sai cách nguy hiểm khó lường
Sốt cao co giật ở trẻ em hiểu thế nào cho đúng?
Sốt cao co giật ở trẻ em khiến các ba mẹ lo lắng vội vàng xử trí sai cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. (ảnh minh họa)
Có phải trẻ cứ sốt cao là bị co giật? Đây là vấn đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Cũng có một số bậc phụ huynh đã hiểu đúng nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa việc trẻ bị sốt cao và trẻ lên cơn co giật. Vậy sốt cao co giật ở trẻ em nên hiểu thế nào cho đúng?
Đầu tiên ba mẹ nên biết sốt là một phản ứng của cơ thể của trẻ khi không may bé bị nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Sốt chỉ là triệu chứng, không phải bệnh. Trẻ bị sốt khi cơ thể bé trên 37,5 độ C. Sốt cao được hiểu là từ 39-40 độ C, trên 40 độ C là sốt rất cao (còn 37,5 – 38 độ C là sốt nhẹ; sốt vừa là từ 38-39 độ C).
Sốt cao, co giật ở trẻ em thường gặp ở trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi, chỉ chiếm khoảng 3-5% do não bộ của trẻ chưa phát triển toàn diện và có sự nhạy cảm với rối loạn nhiệt độ trong cơ thể.
Khi bị co giật, trẻ có thể có các biểu hiện như nôn ói, sùi bọt mép, đồng tử lộn lên trên làm mắt trắng, vì vậy rất nhiều bậc phụ huynh hốt hoảng khi thấy con trong hoàn cảnh này. Phần lớn các trường hợp sốt cao co giật ở trẻ nhỏ thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn dưới 5 phút.
Đối với những trẻ đã có tiền sử co giật thì không nhất thiết bé phải sốt cao hoặc sốt rất cao con mới bị, mà bé có thể co giật ngay cả khi con sốt vừa là khoảng 38-39 độ C. Vì vậy với những trẻ đã có tiền sử co giật ba mẹ cần lưu ý điều này.
Khi trẻ bị co giật có thể do nhiều nguyên nhân như bé có tiền sử mắc bệnh động kinh, con mắc các bệnh lý về não, viêm màng não, một số ít là biến chứng do sốt cao (khoảng 3-5%), do đó không phải trẻ cứ sốt cao là bị lên cơn co giật.
Chính vì vậy, nếu trẻ bị sốt cao co giật lành tính, thường diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn chỉ vài chục giây sau đó trẻ trở lại bình thường và không để lại di chứng nào. Chỉ trừ những trường hợp trẻ sốt cao, co giật do mắc viêm não, viêm màng não nhưng bác sĩ chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót trong chẩn đoán có thể dể lại di chứng sau này cho trẻ.
Khi trẻ bị sốt cao co giật, ba mẹ không nên cho bé uống bất cứ thứ thuốc gì. Không nên lo lắng, hốt hoảng rồi vội vàng dùng thuốc chống co giật – thuốc động kinh cho con uống, điều này là hoàn toàn sai. Việc uống thuốc không có tác dụng làm giảm co giật nếu trẻ có cơ địa hay bị co giật mà còn có thể gây hại cho con. Hiện nay không có loại thuốc nào có thể phòng được sốt cao co giật ở trẻ em. Để tránh co giật khi sốt cao, ba mẹ cần theo dõi thân nhiệt của con thường xuyên, xử trí đúng cách và cho trẻ đến viện khi cần thiết.
Cách xử trí sốt cao co giật ở trẻ em
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn nhận diện dấu hiệu cúm A ở bà bầu
Khi thấy bé bị sốt cao co giật, điều đầu tiên ba mẹ cần làm là tự chấn an tinh thần của bản thân, không nên hốt hoảng “tự dọa mình”. Khi xử trí trẻ bị sốt cao co giật cần lưu ý những điều sau:
Bước 1: Để trẻ nằm nghiêng cho đường thở của bé được thông thoáng, tránh bé gập cổ khiến bé bị sặc bởi các đờm rãi, chất tiết gây ngạt đường thở hoặc rơi vào phổi gây tắc nghẽn đường thở của con. Nới rộng quần áo cho con, không nên để người lớn vây quanh trẻ để tránh trẻ bị ngạt khí.
Bước 2: KHÔNG NÊN đưa ngón tay, đũa hay bất cứ thứ gì vào miệng của trẻ khi bé đang lên cơn co giật. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến răng, xương hàm của trẻ. Đồng thời không cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì trong thời điểm này kể cả khi cơn co giật vừa mới hết để tránh trẻ bị sặc gây tắc nghẽn đường thở.
Đợi hết cơn co giật có thể cho khăn mỏng vào giữa hai hàm răng của trẻ để tránh trẻ bị co giật ở cơn sau, rồi đưa con đến bệnh viện. Tuyệt đối không nên cố giữa chân, tay khi trẻ đang trong cơn co giật vì như thế có thể gây chấn thương cơ xương khớp (gãy tay, gãy chân) trẻ.
Trẻ bị sốt cao co giật khi nào cần đưa bé tới viện?
>>>>>Xem thêm: Viêm khớp háng ở trẻ em: Nhận viết và xử trí
Trẻ bị sốt cao co giật ba mẹ không nên chủ quan, hãy theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên nếu bé không đáp ứng với thuốc hạ sốt hay đưa con đến ngay cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nhi để các bác sĩ xử trí kịp thời cho bé. (ảnh minh họa)
Vẫn có một số trường hợp trẻ bị sốt cao co giật kéo dài trên 15 phút và có thể tiếp tục cơn thứ 2 trong vòng 24h. Một số trường hợp sốt cao co giật ở trẻ em có thể gây rối loạn tri giác, khi đó ba mẹ cần đưa bé đến viện ngay. Hoặc với những trường hợp trẻ uống hạ sốt mà không đỡ có thể do trẻ mắc phải một số bệnh lý khác thì cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế cấp cứu, khám bệnh, tìm ra căn nguyên để điều trị bệnh kịp thời.
Tuyệt đối không cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì khi con đang trong cơn co giật, thuốc động kinh chỉ có tác dụng với những trẻ mắc bệnh lý động kinh không phải dành cho trẻ bị sốt cao. Do đó ba mẹ tuyệt đối không nên “tự ý” cho con uống để tránh gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.
Sốt cao co giật thường không gây ảnh hưởng đến não mà đôi khi chính cách xử trí sai lầm của ba mẹ khi trẻ bị sốt cao, co giật có thể để lại những di chứng nguy hiểm cho con.
Trên đây là những thông tin tham khảo về trường hợp sốt cao co giật ở trẻ em nên hiểu và xử trí như thế nào cho đúng. Nếu bạn có thắc mắc hoặc muốn đặt lịch thăm khám cho bé tại Hệ thống Y tế Thu Cúc bạn chỉ cần liên hệ 1900 55 88 92 sẽ được hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.