Cho trẻ dùng thuốc kháng sinh sai cách có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết dưới đây là những lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh cho trẻ ba mẹ nhất định đừng bỏ qua.
Bạn đang đọc: Nguy hiểm “rình rập” nếu dùng thuốc kháng sinh
NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC KHÁNG SINH CHO TRẺ
Thuốc kháng sinh là gì?
Thuốc kháng sinh thực chất là những hợp chất được tổng hợp ly trích từ các vi sinh vật như vi nấm. Thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh nào đó cho cơ thể.
Những viên thuốc kháng sinh có tác dụng rất tốt để chữa bệnh nếu được sử dụng theo đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng cách, chúng sẽ gây nhiều tác hại khôn lường nguy hại đến sức khỏe của trẻ.
Vậy khi nào trẻ cần uống thuốc kháng sinh?
Theo các bác sĩ, thuốc kháng sinh chỉ được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn) chứ không trị được những bệnh do nhiễm virus. Một số những bệnh nhiễm khuẩn thường điều trị bằng kháng sinh như viêm nhiễm tai giữa, viêm amidan, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng da…
Song dù với bất cứ lý do gì, các bậc phụ huynh cũng không nên lạm dụng kháng sinh. Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi chữa các bệnh do vi khuẩn gây ra. Còn các trường hợp bệnh do nhiễm virus, tuyệt đối không dùng chỉ trừ những trường hợp nhiễm virus nhưng có bội nhiễm vi khuẩn thì khi mới cần sử dụng kháng sinh để điều trị.
VÌ SAO XẢY RA TÌNH TRẠNG NHỜN THUỐC KHÁNG SINH Ở TRẺ?
Theo các số liệu thống kê, Việt Nam thuộc 1 trong các quốc gia top đầu về tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh. Lạm dụng thuốc kháng sinh là một vấn đề vô cùng nhức nhối được lên tiếng trong khoảng chục năm trở lại đây. Đó chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng kháng thuốc hay nhờn thuốc kháng sinh ở trẻ em.
Theo thống kê mỗi năm trên thế giới có khoảng 700.000 ca tử vong do kháng thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc.
Hiện nay tốc độ tìm ra thuốc kháng sinh mới không đáp ứng kịp với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc do thói quen sử dụng kháng sinh “linh tinh” ngay cả khi trẻ không được thăm khám hoặc những trường hợp trẻ mắc bệnh mà nguyên nhân không phải do vi khuẩn cũng dùng kháng sinh. Việc làm này gây xuất hiện các vi khuẩn đa kháng (kháng 2 nhóm kháng sinh) và toàn kháng (kháng với tất cả kháng sinh).
Đó là lý do vì sao nhiều nước phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn điều trị hiệu quả còn tại Việt Nam đã phải dùng đến kháng sinh thế hệ 3 và 4 chính là do ý thức của các bậc phụ huynh khi sử dụng kháng sinh “bừa bãi”, lạm dùng thuốc kháng sinh.
Bên cạnh đó, việc dùng không đủ liều, ngừng thuốc giữa chừng không chỉ làm bệnh của trẻ không khỏi mà có thể nghiêm trọng hơn, làm các vi khuẩn đang có sẵn trong người bé trở thành kháng thuốc, khi bắt đầu điều trị lại, thường các bé sẽ phải sử dụng loại kháng sinh nặng hơn.
HẬU QUẢ CỦA TÌNH TRẠNG NHỜN THUỐC KHÁNG SINH Ở TRẺ NGHIÊM TRỌNG ĐẾN MỨC NÀO?
Tìm hiểu thêm: Cảnh giác trước những dấu hiệu của thủy đậu
Một vấn đề hiện hữu bên cạnh chúng ta hàng ngày mà đi đến đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp là hình ảnh của những ông bố bà mẹ nay đưa con chữa trị chỗ này, mai đưa con chữa trị chỗ khác mà vẫn không điều trị được những vấn đề tưởng như hết sức đơn giản như ho, sổ mũi, viêm họng…
Đó chính là hậu quả xảy ra khi kháng sinh bị đề kháng đã không còn tác dụng điều trị ngay cả với những bệnh lý đơn giản. Hậu quả của kháng kháng sinh sẽ là vô cùng nghiêm trọng nếu trẻ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não,..
Một khi vi khuẩn đã kháng thuốc, chữa mãi cũng không khỏi bệnh, khi đó thậm chí những bệnh lý thông thường như ho hay chỉ một vết xước nhỏ vì nhiễm trùng cũng có thể khiến bé tử vong.
Đã có những trường hợp trẻ nhỏ khi đến viện, vi khuẩn đã kháng với nhiều loại thuốc kháng sinh, các bác sĩ phải dùng cho cháu một loại kháng sinh tiêm chuyên dùng để điều trị nhiễm khuẩn rất nặng thì bé mới khỏi. Tuy nhiên việc dùng những kháng sinh loại này dù con có khỏi bệnh nhưng bé sẽ rất mệt mỏi, phải mất một thời gian dài để hồi phục sức khỏe và chưa kể khi mắc loại vi khuẩn mạnh hơn con sẽ không còn kháng sinh để điều trị nữa.
Vào thời điểm giao mùa chuyển lạnh, trẻ rất dễ bị nhiễm virus sốt, cảm cúm, bố mẹ cần chú ý phòng bệnh cho con bằng cách:
- Giữ ấm cho trẻ, nhất là về đêm.
- Hạn chế để trẻ ăn các thức ăn quá lạnh
- Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay người bệnh
- Luôn giữ không khí trong nhà thoáng mát, sạch sẽ.
Bố mẹ tuyêt đối không tự ý sử dụng kháng sinh cho con trong bất kỳ trường hợp nào. Khi trẻ mới chớm những dấu hiệu của bệnh có thể thực hiện các biện pháp vệ sinh mũi, miệng, họng cho con bằng nước muối sinh lý, hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng bất kỳ thuốc gì và cho bé đi thăm khám nếu các triệu chứng vẫn không thuyên giảm.
LỜI KHUYÊN CHO BỐ MẸ ĐỂ DÙNG KHÁNG SINH ĐÚNG CÁCH, TRÁNH TÌNH TRẠNG NHỜN THUỐC
Không lạm dụng kháng sinh. Khi trẻ bị viêm mũi, viêm hầu họng, nhưng chỉ bị nhiễm siêu vi không phải do vi khuẩn hay bị bội nhiễm vi khuẩn thì dùng kháng sinh không những không có tác dụng mà còn có thể gây tình trạng đề kháng kháng sinh về sau.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc hen phế quản ở trẻ em đúng cách, an toàn
4 nguyên tắc sử dụng kháng sinh đó là:
- Đúng thuốc
- Đủ liều
- Đủ thời gian
- Đúng cách
Kháng sinh là con dao hai lưỡi vì vậy ba mẹ hãy TỪ BỎ ngay thói quen sau:
- Tự mua kháng sinh không có đơn
- Sử dụng kháng sinh theo kiểu truyền miệng (tự đoán bệnh cho bé rồi mua thuốc kháng sinh giống “con nhà người ta” về điều trị cho con mình)
- Kháng sinh mạnh là kháng sinh tốt
- Tự ý dừng kháng sinh khi thấy con đã có dấu hiệu khỏi
Kháng sinh thuộc nhóm thuốc kê đơn (tức là phải được dùng theo đơn bác sỹ hoặc dược sỹ). Việc sử dụng kháng sinh theo đơn nghĩa là phụ huynh cần cho trẻ uống đúng thuốc, đúng liều, đủ liều, đủ thời gian và đúng cách. Không tự ý giảm liều, hoặc dừng thuốc khi triệu chứng của trẻ đã giảm bớt.
PHỤ HUYNH NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ ĐÃ BỊ KHÁNG KHÁNG SINH?
Đây là điều các bác sĩ cũng như các bậc phụ huynh cũng không hề muốn chuyện xảy ra. Tuy nhiên khi trẻ đã bị kháng thuốc, trước hết phụ huynh cần sao sát hơn trong việc phòng bệnh cho trẻ, như bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng, dinh dưỡng tốt cho trẻ để nâng cao thể trạng. Chú ý những lúc giao mùa, áp dụng các biện pháp không dùng kháng sinh khi con chớm có biểu hiện mắc bệnh.
Khi trẻ đã mắc bệnh, cha mẹ hãy bình tĩnh đưa con đi khám và tuyệt đối tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nên thông báo cho bác sỹ điều trị tiền sử bệnh và lịch sử dùng thuốc kháng sinh của trẻ để bác sỹ cân nhắc thêm khi kê đơn.
…
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, khám tận tình, hạn chế kháng sinh; hệ thống xét nghiệm, máy móc, chẩn đoán hình ảnh tân tiến; cơ sở vật chất hiện đại – đầy đủ tiện nghi, không gian sạch sẽ; thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh, phục vụ tận tình đến 20h tối tất cả các ngày trong tuần.
Nếu bậc phụ huynh có thắc mắc cần được tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Thu Cúc, xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.