Sốt viêm họng ở trẻ em khi nào cần đến viện?

Sốt viêm họng ở trẻ em là tình trạng trẻ bị sốt, kèm đau rát, ngứa cổ họng khiến con khó bú, nuốt thức ăn. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm khuẩn họng kéo theo rất nhiều bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm tai, viêm VA, viêm amidan, viêm phế quản,… Vậy sốt viêm họng ở trẻ em kéo dài bao lâu và khi nào cần cho bé đi thăm khám. Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo bài viết sau.

Bạn đang đọc: Sốt viêm họng ở trẻ em khi nào cần đến viện?

Sốt viêm họng ở trẻ em nguyên nhân do đâu?

Sốt viêm họng ở trẻ em khi nào cần đến viện?

Phần lớn trẻ bị sốt viêm họng là do nhiễm virus, vi khuẩn, trong  đó chủ yếu là nhiễm virus. Khi bị sốt viêm họng trẻ thường sốt cao 39-40 độ C (thường gặp ở trẻ sốt do viêm họng cấp).

Các biểu hiện đi kèm sốt cao gồm có đau, ngứa, rát cổ họng, kèm sưng nề niêm mạc họng, khiến trẻ khó bú hoặc nuốt thức ăn.

Trẻ bị viêm sốt viêm họng ở mức độ nặng nguyên nhân chủ yếu thường do virus cúm, sởi hay vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn,…

Ngoài ra môi trường sống ô nhiễm nhiều khói bụi, thời tiết thay đổi đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, những trẻ có cơ địa dị ứng cũng dễ bị sốt do viêm họng.

Sốt viêm họng ở trẻ em khi nào cần đến viện?

Ba mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi trẻ có biểu hiện sốt kèm viêm họng. Đã có không ít các bệnh nhi bị sốt do viêm họng đến viện trong tình trạng nặng đã chuyển sang nhiễm khuẩn họng.

Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết ở trẻ em và những triệu chứng cảnh báo

Sốt viêm họng ở trẻ em khi nào cần đến viện?

Viêm họng kéo dài có thể là khởi nguồn của nhiều bệnh lý như viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm phổi,… vì vậy ba mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. (ảnh minh họa)

Khi trẻ bị sốt do viêm họng nên cho con đến viện trong các trường hợp sau:

– Đối với trẻ từ 3-6 tháng tuổi nếu sốt trên 38,5 độ C kèm đau họng tức là tình trạng viêm họng của bé đã bắt đầu nghiêm trọng. Ba mẹ cần nhanh cóng hạ sốt cho con và nên cho bé đi thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa Nhi tại cơ sở y tế uy tín gần nhà để các bác sĩ kiểm tra và có biện pháp điều trị tốt nhất cho con.

– Còn với những trẻ trên 6 tháng tuổi, sốt cao trên 38,5 độ C niêm mạc họng sưng tấy, đau khiến bé không há miệng được, con bỏ bú, quấy khóc liên tục,… cha mẹ có thể hạ sốt cho bé, sau đó nhanh chóng cho trẻ đến bệnh viện để xử trí kịp thời.

Đối với trường hợp này các bậc phụ huynh không tự điều trị tại nhà mà hãy cho bé đi thăm khám sớm, tình trạng sốt cao liên tục, khó thở, chảy dãi liên tục… có thể tiến triển thành nhiễm khuẩn họng nếu không điều trị sớm, để kéo dài từ 7-10 ngày dễ gây các biến chứng nguy hiểm như cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp.

Nếu trẻ bị sốt viêm họng mà cổ họng con ít đau, trẻ vẫn có thể bú, nhai, nuốt thức ăn được, đồng thời bé đáp ứng với thuốc hạ sốt thì ba mẹ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, áp dụng các biện pháp chăm sóc và vệ sinh vùng mũi họng cho bé cẩn thận. Nếu tình trạng bệnh không có tiến triển tốt hơn nên đưa con đi thăm khám với bác sĩ.

Trẻ bị sốt viêm họng khi nào cần dùng thuốc kháng sinh

Sốt viêm họng ở trẻ em khi nào cần đến viện?

>>>>>Xem thêm: Trẻ nhỏ còi xương là gì: Giải đáp chi tiết cho bố mẹ

Kháng sinh chỉ sử dụng khi trẻ bị viêm họng do vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn, tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh khi điều trị bệnh viêm họng cho con. (ảnh minh họa)

Sốt là chỉ là một triệu chứng không phải là bệnh, viêm họng mới là bệnh. Trẻ bị viêm họng có thể dẫn đến sốt do đó khi trẻ bị sốt sẽ điều trị làm giảm triệu chứng sốt bằng cách cho trẻ uống thuốc hạ sốt (nếu con sốt từ 38,5 độ C trở lên).

Còn viêm họng thì phải dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên không phải trẻ cứ bị viêm họng là dùng kháng sinh. Chỉ dùng kháng sinh đối với những trường hợp trẻ bị viêm họng do vi khuẩn (thường gặp là liên cầu khuẩn nhóm A) hoặc các tình huống trẻ bị viêm họng do virus nhưng đã bội nhiễm vi khuẩn thì khi đó việc sử dụng kháng sinh mới có hiệu quả.

Nếu ba mẹ chỉ căn cứ vào các triệu chứng của trẻ sẽ không thể nhận biết được đâu là sốt viêm họng do virus hay vi khuẩn. Do đó tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh bừa bãi. Mà hãy cho bé đi thăm khám để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán đúng nguyên nhân và có biện pháp xử trí kịp thời cho con.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *