Mỗi giai đoạn của bệnh thủy đậu lại có những mức độ biểu hiện khác nhau. Chính vì thế, cha mẹ nên nắm bắt những hình ảnh các giai đoạn bệnh thủy đậu ở trẻ để có thể xác định xem bệnh con đang ở mức độ, thời điểm nào, từ đó có cách chăm sóc cho trẻ hợp lý.
Bạn đang đọc: Cận cảnh hình ảnh các giai đoạn bệnh thủy đậu ở trẻ
1. Tìm hiểu chung về vấn đề thủy đậu ở trẻ
Thủy đậu là một trong những bệnh lý truyền nhiễm do Virus Varicella – Zoster – một loại virus thuộc họ virus herpes, gây nên. Những đối tượng dễ mắc thủy đậu thường là những người chưa tiêm phòng thủy đậu, hoặc chưa từng bị thủy đậu. Ngoài ra, người sống cùng với trẻ hoặc làm việc tại các trường hợp, cơ sở chăm sóc trẻ em cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn do ở gần với nguồn bệnh.
Thủy đậu là bệnh lý có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị thủy đậu là trẻ em, nhất là ở độ tuổi dưới 5 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ ở độ tuổi này sức đề kháng kém. Thêm vào đó, khoảng thời gian đầu đời của trẻ chưa được tiếp xúc với thủy đậu hay vắc xin phòng bệnh. Do đó, tỷ lệ nhiễm bệnh thủy đậu ở trẻ cũng cao hơn so với các đối tượng khác.
Bệnh thủy đậu có triệu chứng điển hình là các vết ban đỏ thủy đậu. Triệu chứng bệnh cũng thay đổi theo từng thời kỳ của bệnh. Ngoài hình ảnh các vết mụn thủy đậu, bệnh còn kèm theo một số triệu chứng khó chịu khác.
Bệnh thủy đậu biểu hiện dễ nhận biết với các nốt ban đỏ
2. Hình ảnh chi tiết qua các giai đoạn của bệnh thủy đậu ở trẻ
2.1. Giai đoạn ủ bệnh thủy đậu ở trẻ
Sau khi virus Varicella – Zoster xâm nhập vào cơ thể trẻ, các triệu chứng của bệnh sẽ không xuất hiện luôn mà có thời gian ủ bệnh khoảng 2 đến 3 tuần. Trong giai đoạn này, trẻ không có bất cứ dấu hiệu nào thể hiện nhiễm bệnh, kể cả triệu chứng mệt mỏi. Có rất nhiều trường hợp, virus thủy đậu đã xâm nhập và gây nhiễm trùng phổi và mắt nhưng vẫn không biểu hiện các dấu hiệu ra bên ngoài. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, người khác vẫn có thể bị nhiễm virus Varicella – Zoster từ trẻ.
2.2. Hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ khi giai đoạn khởi phát
Sau khoảng thời gian ủ bệnh là thời gian khởi phát của bệnh thủy đậu. Giai đoạn khởi phát bệnh thủy đậu ở trẻ thường kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày. Ở giai đoạn này, các nốt ban hồng bắt đầu xuất hiện ở mặt, khoang miệng, cổ, da đầu của trẻ và sau đó lan rộng khắp cơ thể. Sau khoảng 1 – 2 ngày, các nốt ban hồng rõ rõ hơn và thành các nốt đỏ.
Bên cạnh đó là những dấu hiệu chung của tình trạng nhiễm trùng như: sốt nhẹ, ăn kém, mệt mỏi, … Ba mẹ chú ý giảm sốt cho trẻ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng trẻ dị ứng hoặc bị điều trị sai cách.
2.3. Hình ảnh bệnh thủy đậu giai đoạn toàn phát ở trẻ
Virus thủy đậu sau giai đoạn khởi phát sẽ bắt đầu xâm nhập vào hệ bạch huyết. Kèm theo đó là những triệu chứng nặng hơn từ bệnh thủy đậu với bé. Các triệu chứng nhiễm trùng ở giai đoạn này khá nặng: trẻ sốt cao kèm tình trạng mệt mỏi lừ đừ, cơ thể đau nhức. Kèm theo đó, trẻ có thể nôn trớ, tiêu chảy,…
Đến giai đoạn này, những nốt ban dần to hơn và hình thành mụn nước và gây ngứa. Nhiều mụn nước quá lớn hoặc va chạm, cọ xát với quần áo nên bị vỡ ra, làm tăng khả năng nhiễm trùng. Vì thế, ba mẹ cố gắng coi sóc để trẻ không làm vỡ các nốt thủy đậu.
Tại thời điểm bày, các nốt mụn thủy đậu đã lan khắp cơ thể kể cả những vị trí khó chịu như mí mắt, trong miệng, đầu, cơ quan sinh dục,… Chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ có thể làm giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cho trẻ.
2.4. Hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ khi ở giai đoạn phục hồi
Đây là giai đoạn kết thúc của bệnh thủy đậu ở trẻ, báo hiệu trẻ được khỏi bệnh. Trong giai đoạn này, các vết mụn thủy đậu khô, đóng vảy và bong ra. Bên cạnh đó, những triệu chứng như mệt mỏi, sốt, khó chịu của bé cũng gần như không còn. Nhìn chung, sức khỏe trẻ hồi phục nhanh trong giai đoạn này.
Cha mẹ chú ý trong thời kỳ này không để trẻ bóc các vết mụn mà cần để các nốt mụn tự bong tróc. Những vết mụn bong ra có thể để lại sẹo. Do đó, cha mẹ có thể tham khảo bác sĩ các loại thuốc nhằm hạn chế tình trạng sẹo của trẻ.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị viêm phổi – những thông tin cha mẹ không được bỏ qua
Hình ảnh các giai đoạn biểu hiện trên da của bệnh thủy đậu
3. Xử lý nhanh, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
3.1. Cẩn trọng trước biến chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ
Thủy đậu hầu như không gây các biến chứng nặng cho trẻ. Vấn đề cha mẹ cần chú ý là việc các nốt mụn của trẻ bị gãi, bị cọ xát gây lở loét. Một số vết mụn vỡ và gây loét có thể trở thành tình trạng nhiễm trùng ở vị trí tai, thanh quản,… Virus thủy đậu tồn tại sau khi trẻ khỏi bệnh và có thể kích hoạt, gây bệnh zona thần kinh khi hệ miễn dịch của trẻ suy yếu.
Tuy nhiên, cũng xuất hiện những trường hợp biến chứng nặng của bệnh thủy đậu, gây suy giảm thị lực, viêm cầu thận, viêm thận,… Trường hợp nguy hiểm, thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng viêm não, viêm màng não,…
3.2. Xử lý nhanh tình trạng bệnh thủy đậu là cách bảo vệ trẻ đúng đắn
Hiện nay, thủy đậu chưa có thuốc đặc trị, Việc điều trị bệnh dựa trên nguyên tắc nâng cao thể trạng, loại bỏ triệu chứng bệnh, loại bỏ virus, đẩy nhanh quá trình phục hồi cho trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần chủ động phát hiện bệnh của trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để trẻ được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, phòng ngừa biến chứng mà bệnh có thể để lại.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Đưa trẻ đi khám sớm khi phát hiện bệnh thủy đậu để điều trị nhanh, tránh biến chứng
Khi trẻ bị thủy đậu, cha mẹ cần chú ý đảm bảo cách ly trẻ để tránh tình trạng lây nhiễm. Đồng thời, bên cạnh việc điều trị theo phác đồ bác sĩ tư vấn, cần chú ý vấn đề vệ sinh cho trẻ bị thủy đậu đúng cách, đảm bảo sát trùng phù hợp. Khi chăm sóc trẻ, cần cho trẻ ăn thức ăn mềm, uống nhiều nước, ăn trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất phù hợp, nâng cao đề kháng.
Cha mẹ cần lưu tâm hình ảnh các giai đoạn bệnh thủy đậu của trẻ và cho con đi khám phù hợp, nhờ bác sĩ tư vấn khi có những triệu chứng bất thường ở trẻ. Đồng thời, cần lưu ý đổ tuổi và thời gian tiêm phòng phù hợp để phòng tránh bệnh thủy đậu lây nhiễm tối ưu, hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.