Lưu ý về việc uống bia sau tiêm vacxin

Nhằm giúp cho việc tiêm chủng và ngừa bệnh đạt được hiệu quả cao, trang bị những kiến thức về tiêm phòng là điều cần thiết. Bởi vậy, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc uống bia sau tiêm vacxin và các vấn đề liên quan.

Bạn đang đọc: Lưu ý về việc uống bia sau tiêm vacxin

1. Uống bia sau tiêm vacxin có ảnh hưởng đến khả năng ngừa bệnh không?

Sau tiêm vacxin, cơ thể cần thời gian để làm quen và thích ứng với miễn dịch đi vào cơ thể. Đồng thời, cần thời gian nhận diện loại vi khuẩn, virus gây bệnh và sản sinh kháng thể chống lại chúng. Trong khi đó, bia rượu lại là chất kích thích có chứa cồn, có khả năng làm ức chế hoạt động của não bộ cũng như hệ thống thần kinh trung ương.

Lưu ý về việc uống bia sau tiêm vacxin

Sau tiêm vacxin, cơ thể cần thời gian để làm quen và thích ứng với miễn dịch đi vào cơ thể

Mặc dù đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh chính xác về các tác động tiêu cực của bia rượu sau khi tiêm vacxin. Tuy nhiên, các chuyên gia Y tế vẫn khuyên rằng mọi người dân không nên sử dụng bia rượu sau tiêm chủng vacxin, vì một số lý do có thể kể đến như:

– Chất cồn trong bia có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể và cũng có thể làm giảm hiệu quả của vacxin do khả năng ức chế miễn dịch, ức chế hệ thần kinh của chất cồn.

– Ngoài ra, cồn cũng có thể gây kích thích dạ dày và tăng nguy cơ mệt mỏi, những tình trạng này có thể làm tăng cảm giác không thoải mái sau khi tiêm vacxin.

– Các tác dụng phụ của bia rượu có thể khiến cho người tiêm nhầm lẫn với tác dụng phụ của vacxin. Ngược lại, có thể vì cho rằng đây là những phản ứng sau khi uống bia rượu mà các tác dụng phụ của vacxin khi xuất hiện ở đối tượng tiêm chủng lại không được kiểm soát và xử lý kịp thời, gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêm.

Do đó, trong giai đoạn hồi phục sau khi tiêm vacxin, nếu có thể, bạn nên hạn chế hoặc tránh uống cồn. Nếu bạn muốn uống bia hoặc thức uống có chứa chất cồn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để biết liệu có bất kỳ hạn chế cụ thể nào giữa bia rượu với loại vacxin bạn vừa tiêm.

2. Thời điểm có thể uống bia sau tiêm vacxin?

Tùy vào cơ địa và miễn dịch khác nhau của mỗi người mà việc uống bia rượu sau tiêm có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực hay không, cũng như tùy vào yêu cầu của từng loại vacxin mà thời gian có thể uống bia rượu sau tiêm là khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết sau tiêm phòng các loại vacxin, người được tiêm phòng đều cần hạn chế bia rượu, chất kích thích.

Tìm hiểu thêm: Băn khoăn 37 tuần tiêm uốn ván được không của thai phụ

Lưu ý về việc uống bia sau tiêm vacxin

Nên kiêng uống bia sau tiêm vacxin khoảng 3 ngày

Theo các chuyên gia, sau khi tiêm vacxin phòng bệnh, người tiêm nên ngừng uống bia rượu trong khoảng 3 ngày (72 giờ) để đảm bảo hiệu quả tối đa của vacxin. Đây được xem là khoảng thời gian an toàn để cơ thể có thể hoàn thành quá trình sản xuất kháng thể đặc hiệu, “phòng thủ” sẵn sàng trong cơ thể để “dập tắt” ngay khi vi khuẩn, virus tấn công.

Đồng thời, sau khoảng thời gian này thì các tác dụng phụ có thể xảy ra của vacxin đều đã thuyên giảm, người tiêm phòng không phải sợ bia rượu làm gia tăng các triệu chứng hoặc gây nhầm lẫn giữa tác dụng phụ của vacxin và tác dụng phụ của bia rượu.

Ngoài ra, bạn đọc nên tham khảo và lắng nghe tư vấn của -bác sĩ chuyên môn để biết được những chỉ định và chống chỉ định cụ thể của từng loại vacxin, bạn nhé!

3. Tránh gì và nên làm gì sau tiêm vacxin?

Sau khi tiêm vacxin, có một số lưu ý bạn cần tránh để hỗ trợ quá trình hồi phục và giảm nguy cơ phản ứng phụ, cụ thể:

3.1. Những điều cần tránh

– Tránh các chất kích thích:

Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá, caffein,… vì chúng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin cũng như tác động tiêu cực đến sức khỏe sau tiêm phòng.

– Tránh các hoạt động mạnh hoặc cường độ cao:

Nên hạn chế hoạt động cường độ cao trong vài ngày sau khi tiêm vacxin để tránh mệt mỏi và giảm áp lực lên cơ thể. Bởi thông thường, sau tiêm vacxin, đối tượng tiêm phòng thường phải trải qua các phản ứng phụ phổ biến như: cơ thể mệt mỏi, đau vị trí tiêm, đau tay tiêm vacxin, đau cơ,…

– Tránh thức ăn khó tiêu:

Hạn chế ăn thức khó tiêu như đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn chế biến phức tạp để giảm cảm giác buồn nôn hoặc không thoải mái.

– Tránh thức ăn có thể kích thích dạ dày:

Tránh thức ăn hoặc đồ uống có thể kích thích dạ dày như thực phẩm cay nồng, cà phê hoặc thực phẩm chua.

3.2. Những điều nên làm

– Uống đủ nước:

Duy trì việc cung cấp đủ nước để bù nước cho cơ thể sau tiêm. Uống nước có thể giúp giảm cảm giác mệt mỏi và đảm bảo hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

– Nghỉ ngơi đủ giấc:

Hãy cố gắng có đủ giấc ngủ để giúp quá trình phục hồi của cơ thể sau tiêm nhanh chóng hơn, giảm các cảm giác mệt mỏi khi cơ thể đang trong quá trình đáp ứng miễn dịch với vacxin.

Lưu ý về việc uống bia sau tiêm vacxin

>>>>>Xem thêm: Các loại phản ứng khi tiêm phế cầu là gì?

Hãy cố gắng có đủ giấc ngủ để giúp quá trình phục hồi của cơ thể sau tiêm nhanh chóng hơn

– Bổ sung dinh dưỡng:

Nên bổ sung các thực phẩm chống viêm như: rau xanh, cà chua, dầu oliu,… Đồng thời, nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể: các loại hạt, các loại trái cây (đặc biệt là cam, đào, việt quất, dâu tây,…) và các chất béo (cá thu, cá hồi, cá mòi).

– Liên hệ hoặc đến ngay bác sĩ khi phát hiện các bất thường:

Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề hoặc triệu chứng nghiêm trọng nào sau khi tiêm vacxin, bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc Phòng tiêm chủng ngay lập tức để được tư vấn thêm. Trong tình huống khẩn cấp, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn thông tin về uống bia sau tiêm vacxin và những điều nên làm cũng như cần tránh sau tiêm vacxin. Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI cung cấp dịch vụ chủng ngừa các loại vacxin, đăng ký ngay để được tư vấn chi tiết và thăm khám sức khỏe miễn phí bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm về vacxin và dịch tễ, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *