Cách trị bệnh thủy đậu nhanh nhất không chỉ giúp trẻ nhanh chóng khỏi thủy đậu, mà còn đảm bảo vấn đề phòng tránh những biến chứng của bệnh. Đây cũng là điều các bậc cha mẹ lo lắng và quan tâm, nhất là khi tình trạng trẻ rất dễ bị thủy đậu và bệnh có thời gian điều trị không hề ngắn.
Bạn đang đọc: Cách trị bệnh thủy đậu nhanh nhất cho trẻ, tránh biến chứng
1. Cẩn trọng trước những biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra
Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh lý khá điển hình với trẻ nhỏ, với biểu hiện quen thuộc là những vết mụn nước trên toàn bộ cơ thể và thời gian điều trị khá dài. Dù được coi là một bệnh lý truyền nhiễm lành tính, nhưng bệnh thủy đậu cũng có thể để lại nhiều biến chứng. Trong đó, những biến chứng của thủy đậu với trẻ khá nhiều, và có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, thậm chí là tính mạng của trẻ.
1.1. Biến chứng nhiễm trùng tại các nốt mụn thủy đậu
Các nốt mụn thủy đậu đến một giai đoạn nhất định sẽ tự khô lại, đóng vảy và bong ra. Thế nhưng, các vết mụn này cũng thường xuyên gây ngứa rát và khó chịu, đó là còn chưa kể đến sự khó chịu khi nhìn thấy các vết mụn này khiến không chỉ trẻ em mà nhiều người lớn cũng hay bóc các lớp vảy mụn ra. Tuy nhiên, khi các vết mụn này bị vỡ hoặc trầy xước có thể gây tình trạng viêm nhiễm da, nhiễm trùng, chốc lở, thậm chí là viêm cầu thận cấp. Tình trạng viêm nhiễm, lở loét không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn có thể gây nên vấn đề viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu.
Bệnh thủy đậu gây biến chứng lở loét, viêm nhiễm ở trẻ
1.2. Biến chứng viêm phổi
Thường gặp ở người lớn nhiều hơn, nhưng đây vẫn là một biến chứng mà trẻ em bị thủy đậu cần đề phòng. Tình trạng viêm phổi có thể xuất hiện trong thời gian ngày thứ 3 đến thứ 5 của bệnh với triệu chứng sốt cao, thở gấp, đau ngực, thở khó, mặt màu tím tái, ho ra máu,… Bệnh có thể khiến trẻ tử vong nên rất cần được chú ý.
1.3. Viêm não, viêm màng não
Đây cũng là biến chứng nặng nề của bệnh thủy đậu với nguy cơ tử vọng lên đến 20% và khả năng di chứng nặng nề dù được cứu sống.
1.4. Một số biến chứng khác của bệnh thủy đậu gây ra cho trẻ
Bệnh thủy đậu cũng được cho là gây ra những biến chứng xa khác như viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm kết mạc, viêm võng mạc, viêm thanh quản, … Đây đều là những biến chứng do vấn đề nhiễm trùng, lở chốc gây ra.
2. Cách trị bệnh cho trẻ bị thủy đậu nhanh nhất cha mẹ cần biết
2.1. Phát hiện bệnh sớm để xử trí nhanh chóng, tránh biến chứng
Việc để bệnh phát triển tự nhiên, không xử lý kịp thời là một trong những vấn đề lớn có thể gây ra tình trạng biến chứng của thủy đậu. Do đó, cha mẹ cần chú ý quan sát và để ý các dấu hiệu cơ thể trẻ để nghi ngờ bệnh đúng lúc, xử trí kịp thời các vấn đề của bệnh thủy đậu.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu viêm phổi trẻ em dễ nhận biết
Đưa trẻ đi khám khi nghi ngờ những dấu hiệu của bệnh thủy đậu
2.2. Thực hiện điều trị và chăm sóc trẻ bị thủy đậu theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Do bệnh thủy đậu chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị bệnh hiện nay sẽ dựa vào việc điều trị triệu chứng cũng như hỗ trợ điều trị tùy theo tình trạng bệnh của bé. Chính vì thế, khi trẻ có dấu hiệu thủy đậu, cha mẹ nên nhờ các bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ, cung cấp lộ trình điều trị rõ ràng, phù hợp. Các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho cha mẹ biết thời điểm nào nên và không nên dùng hạ sốt, khi nào cần thuốc hỗ trợ tiêu diệt kháng nguyên, khi nào cần cho trẻ dùng các thuốc ngứa, thuốc chống sẹo, khi nào ngừng thuốc,… Đồng thời, việc vệ sinh cho trẻ đúng cách cũng sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể, chi tiết.
2.3. Thực hiện các vấn đề chăm sóc trong quá trình trị bệnh cho trẻ
Trong quá trình giúp trẻ trị bệnh thủy đậu, cha mẹ chú ý nhắc trẻ không gãi các vết mụn nước. Với trẻ sơ sinh hay trẻ còn quá nhỏ, cha mẹ chú ý cắt móng tay, đeo bao tay cho trẻ và trông coi cẩn thận để trẻ tránh các hành động này. Để tránh tình trạng này, cha mẹ có thể thực hiện một số cách như: vỗ nhẹ nhàng lên vùng da bị ngứa của trẻ; chọn sữa tắm hoặc nước tắm cho trẻ với những nguyên liệu lành tính, dịu nhẹ; cho trẻ mặc quần áo rộng rãi có độ thấm hút tốt; dùng kem, thuốc uống hoặc thuốc bôi mụn cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ;…
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em thế nào?
Một số thuốc giảm ngứa có thể được bác sĩ kê theo tình trạng của trẻ
Ngoài ra, cần thực hiện sát khuẩn cho trẻ đúng cách để tránh tình trạng viêm nhiễm, nhất là khi có hiện tượng vỡ mụn, lở loét do mụn bị vỡ.
Cha mẹ cũng đừng quên cho con bổ sung nước để tăng đề kháng, tự đào thải virus cũng như bù nước phù hợp khi bị sốt, mất nước.
Ngoài ra, nhiều vết mụn nước trong niêm mạc miệng có thể gây viêm loét, đau nhức cho trẻ. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, nhạt, nguội, đồng thời đảm bảo thức ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ.
4. Nâng cao ý thức phòng bệnh thủy đậu cho trẻ
Ngay từ khi chuẩn bị mang thai, mẹ nên chủ động tiêm phòng thủy đậu để hỗ trợ tăng đề kháng và bảo vệ con trong thời gian đầu đời sức đề kháng kém. Điều này cũng giúp mẹ và bé tránh nguy cơ lây nhiễm thủy đậu trong thai kỳ, nhất là khi bệnh có khả năng lây nhiễm và gây tử vong cho trẻ.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý cho con tiêm phòng khi đủ tuổi. Đồng thời, cần nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh cho con, bảo vệ hệ hô hấp của con tại các địa điểm công cộng cũng như khi có người lạ tiếp xúc, rửa tay ngay khi về nhà và trước khi chế biến đồ ăn cho trẻ, tăng cường đề kháng cho trẻ với hoạt động thể dục thể thao và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Bệnh thủy đậu có lộ trình phát triển khá rõ ràng. Do đó, cách trị bệnh thủy đậu nhanh nhất là cần đẩy nhanh lộ trình bệnh cũng như bảo đảm việc tránh biến chứng cho con. Do đó, cha mẹ cần chú ý thực hiện theo chỉ định điều trị từ bác sĩ, phối hợp với các hoạt động chăm sóc trẻ đúng cách trong thời gian trị bệnh. Đồng thời, cha mẹ đừng quên công tác tiêm phòng để phòng tránh bệnh lý thủy đậu cho con và cho gia đình nhỏ của mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.