Viêm đường tiết niệu ở trẻ em cần được phát hiện sớm nếu không sẽ gây viêm bàng quang, viêm thận, viêm bộ phận sinh dục, đặc biệt là ở bé gái. Trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của con. Vậy lời khuyên nào được các bác sĩ đưa ra khi bé bị viêm đường tiết niệu. Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo bài viết sau.
Bạn đang đọc: Lời khuyên nhỏ từ bác sĩ khi trẻ bị viêm đường tiết niệu
Vì sao trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu?
Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu ở trẻ. (ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở trẻ em là do vi khuẩn E.coli, ký sinh trùng, nấm hoặc virus trong đó vi khuẩn E.coli chiếm đa số các trường hợp trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu. Đây là loại vi khuẩn đường ruột có nhiều trong phân người và động vật, ở các thực phẩm bẩn, bụi bẩn, nước bẩn, đất bẩn,… Bởi vậy khi trẻ bò, ngồi dưới nền nhà bẩn chân tay dễ nhiễm bẩn khiến các vi khuẩn dễ xâm nhạp vào đường tiết niệu nhanh hơn.
Biểu hiện khi trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh hẹp niệu quản và cách điều trị
Khi bị viêm đường tiết niệu con thường cảm thấy đau, rát, ngứa bộ phận sinh dục, khó khăn khi đi tiểu (tiểu đau, tiểu rắt,..).
Khi bị viêm đường tiết niệu bé thường có biểu hiện như tiểu rắt, nước tiểu ít, màu đục, con cảm thấy đau rát khi đi tiểu vậy nên bé thường quấy khóc. Khi kiểm tra bộ phân sinh dục của bé có thể bị sưng, tấy đỏ, trường hợp viêm đường tiết niệu nặng bé có thể đi tiểu ra máu.
Nếu ở độ tuổi nhỏ, trẻ chưa biết nói, con không biết kêu đau hoặc nói ra những khó chịu trong người vì vậy bé chủ yêu quấy khóc khiến ba mẹ rất sốt ruột. Cùng với đó bé có thể cảm thấy ngứa bộ phận sinh dục nên đưa tay vào gãi.
Ở một số trẻ nếu tình trạng viêm nặng hơn bé có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, sốt kéo dài. Cũng có một số trường hợp trẻ bị viêm đường tiết niệu có thể bị giảm thân nhiệt (trường hợp này chiếm khoảng 10-15%), ngoài ra bé cũng có thể bỏ ăn, nôn hoặc tiêu chảy khi viêm đường tiết niệu.
Lời khuyên của bác sĩ khi trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu
>>>>>Xem thêm: Tán sỏi thận bằng laser – Tin vui cho bệnh nhân sỏi thận sợ mổ
Trẻ bị viêm đường tiết niệu ba mẹ không nên chủ quan cần đưa con đi thăm khám và điều trị sớm để không gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm bàng quang, viêm thận, viêm bộ phận sinh dục,… (ảnh minh họa)
Theo bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bánh – Bác sĩ Chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc khuyên rằng:
Các bậc phụ huynh khi thấy bé có biểu hiện viêm đường tiết niệu như tiểu rắt, tiểu buốt, bé tiểu nhiều lần trong ngày, con bị sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, ăn, ngủ, kém, không chịu chơi đùa hoặc phát hiện một hay nhiều triệu chứng nói trên nên cho trẻ đi thăm khám để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ kiểm tra hệ tiết niệu có bé xem có bị viêm nhiễm không, từ đó có biện pháp xử trí tốt nhất cho con.
Kháng sinh có thể được dùng để điều trị viêm đường tiết niệu cho trẻ, tốt nhất là dùng thuốc theo kháng sinh đồ. Cho trẻ uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên.Do đó ba mẹ nên cho con đi thăm khám sớm, không nên chủ quan.
Viêm đường tiết niệu thường xảy ra ở bé gái nhiều hơn do cấu trúc cơ quan sinh dục của con, việc vệ sinh cơ quan sinh dục của con không đúng cách có thể làm lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang niệu đạo trong quá trình vệ sinh đã vô tình đưa vi khuản vào lỗ tiểu gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục của bé. Ở bé trai hẹp bao quy đầu có thể khiến nước tiểu bị đọng lại, lâu ngày gây tích tụ vi khuẩn gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu.
Cha mẹ cần lưu ý khi vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ như sau:
- Thay bỉm sau khi trẻ đi vệ sinh
- Khi lau rửa bộ phận sinh dục của con thường xuyên, đúng cách, lau từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào lỗ tiểu (đặc biệt là ở bé gái).
- Cho con uống đủ nước hằng ngày để tránh nước tiểu bị cô đặc.
- Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung nhiều rau, củ, quả để tăng cường súc đề kháng.
- Cho con đi thăm khám khi có các biểu hiện bất thường.
Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, hiệu quả điều trị tùy cơ địa của từng khách hàng. Để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị quý độc giả nên đến khám trực tiếp để nghe tư vấn của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.