Đối tượng cần tiêm phòng vaccine viêm gan B

Viêm gan B là căn bệnh phổ biến ở nước ta với nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Nhiều người nhiễm viêm gan B mà không biết lý do từ đâu do virus viêm gan B tiềm ẩn trong môi trường và không nhanh chóng gây các triệu chứng lâm sàng. Xem ngay bài viết này để hiểu về đối tượng cần tiêm phòng vaccine viêm gan B, ngăn ngừa bệnh sớm cho chính bạn và người thân nhé!

Bạn đang đọc: Đối tượng cần tiêm phòng vaccine viêm gan B

1. Đường lây truyền bệnh của virus viêm gan B

Virus viêm gan B xuất hiện trong tất cả các dịch cơ thể và dễ dàng lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua 3 con đường: qua đường máu, qua quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con.

Tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan B trong cộng đồng đang rất cao, vì vậy, xung quanh ta luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm viêm gan B bất cứ lúc nào.

1.1. Qua đường máu

Khi trên da hoặc niêm mạc của người lành có vết xước, các chất dịch tiết của người nhiễm viêm gan B dễ dàng tiếp cận vào trong máu và lây bệnh cho người lành.

Đối tượng cần tiêm phòng vaccine viêm gan B

Virus viêm gan B xuất hiện trong tất cả các dịch cơ thể và dễ dàng lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua 3 con đường

Các nguyên nhân bạn có thể mắc viêm gan B bao gồm:

– Thực hiện làm đẹp như xăm mày, xăm môi, xỏ lỗ tai, sơn, bấm móng chân, móng tay,… ở nữ giới hoặc như cắt tóc, cạo râu, xăm mình,.. ở nam giới. Tất cả các thủ thuật xâm lấn dù là nhỏ nhưng xước đều có nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B.

– Chia sẻ vật dụng cá nhân như nhíp, dụng cụ bấm móng, bàn chải đánh răng, dao cạo râu,… với người mắc viêm gan B.

– Tiếp xúc với máu của người nhiễm viêm gan B thông qua vết thương hở.

– Có lịch sử nhận máu và hay các chế phẩm của máu từ người khác.

– Thực hiện các thủ thuật y tế như nội soi đường tiêu hóa, nạo hút thai, cắt bao quy đầu hay làm răng,… không đảm bảo an toàn về y tế.

1.2. Qua đường tình dục

Virus viêm gan B có mặt trong tinh dịch của nam giới và dịch âm đạo của nữ giới. Vì vậy, nếu 1 trong 2 nhiễm bệnh thì thông quan quan hệ tình dục, đối phương có thể dễ dàng bị lây bệnh. Đặc biệt, nguy cơ lây truyền cao trong trường hợp quan hệ tình dục không sử dụng không an toàn, không sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su hoặc qua quan hệ tình dục bằng miệng khi có vết thương, viêm, loét và nhiệt miệng.

1.3. Qua lây truyền từ mẹ sang con

Mẹ mắc viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc trong “cuộc đẻ” của mẹ. Tùy vào thời điểm mắc bệnh và nồng độ viêm gan B trong cơ thể của mẹ mà tỷ lệ thai nhi bị nhiễm bệnh từ mẹ có thể khác nhau, nhưng nhìn chung tỷ lệ lây nhiễm cao, từ 10-90%.

Đây được xem là đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. Bởi nếu trẻ sơ sinh mắc virus viêm gan B từ mẹ, tỷ lệ trở thành bệnh mạn tính lên đến 90%, với khoảng 25% trong số đó có nguy cơ phát triển thành ung thư gan và xơ gan trong tương lai, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ (theo Cục Y tế dự phòng, năm 2024).

2. Đối tượng cần tiêm vaccine viêm gan B

Nếu chúng ta bị nhiễm virus viêm gan B thì sẽ phải đối mặt với các biến chứng nặng nề của bệnh như: viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính hoặc xơ gan hoặc ung thư gan. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, vì vậy, ai cũng nên tiêm phòng vaccine phòng bệnh viêm gan B, trừ trường hợp bạn đã nhiễm virus viêm gan B rồi.

Tìm hiểu thêm: Đối tượng không nên tiêm vaccine vì có thể gặp nguy hiểm

Đối tượng cần tiêm phòng vaccine viêm gan B

Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, vì vậy, ai cũng nên tiêm phòng vaccine viêm gan B, trừ trường hợp bạn đã nhiễm virus viêm gan B rồi

Đường lây bệnh viêm gan B cũng cực kỳ phổ biến, vậy nên, mọi người dân chưa nhiễm virus viêm gan B đều nên tiêm vaccine để dự phòng bệnh. Đặc biệt, những đối tượng nguy cơ cao càng phải tiêm phòng sớm, bao gồm:

– Trẻ em: Việc tiêm phòng được khuyến cáo bắt đầu từ lúc mới sinh và thực hiện trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi chào đời.

– Người lớn tiếp xúc thường xuyên với môi trường dễ nhiễm bệnh:

++ Những người sống chung với người nhiễm viêm gan B.

++ Người có nhiều “đối tác” tình dục.

++ Những người có nhu cầu thường xuyên phải truyền máu hoặc các sản phẩm liên quan đến máu.

++ Người nghiện ma túy sử dụng chung dụng cụ tiêm chích.

– Phụ nữ mang thai với sức đề kháng kém và nếu nhiễm viêm gan B có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

– Những người có bệnh gan mạn tính, viêm gan C cần tiêm phòng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm thêm virus viêm gan B.

– Nhân viên y tế: Những người làm việc trong ngành y tế, đặc biệt là những người tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các chế phẩm về máu khác.

– Người mắc các bệnh như: đái tháo đường, bệnh về thận, người nhiễm HIV,…

– Người đi du lịch đến các vùng có tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B cao.

3. Tiêm phòng viêm gan B

3.1. Các loại vaccine phòng viêm gan B

Hiện Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI đang cung cấp 3 loại vaccine viêm gan B đơn cho cả trẻ em và người lớn, bao gồm:

– Vaccine đơn giá Engerix B (của Bỉ)

– Vaccine đơn giá Heberbiovac HB (Cuba)

– Vaccine đơn giá Gene – HBvax (Việt Nam)

3.2. Lịch tiêm vaccine phòng viêm gan B

Lịch tiêm chủng vaccine được khuyến nghị cho cả trẻ em và người lớn như sau:

– Lịch thông thường: tiêm 3 liều với phác đồ 0-1-6 tháng.

– Lịch tiêm nhanh (khi khách có nguy cơ cao mắc bệnh): tiêm 4 liều với phác đồ 0-1-2-12 tháng.

– Lịch tiêm nhanh hơn (với người chuẩn bị đến vùng dịch cao): tiêm vaccine viêm gan B 1 tháng trước khi khởi hành. Tiêm 4 liều cơ bản vào các ngày 0,7,21 và liều thứ 4 vào tháng thứ 12 kể từ thời điểm tiêm liều đầu tiên.

Tùy vào từng đối tượng và nhu cầu tiêm chủng mà khi đến phòng tiêm, bác sĩ sẽ tư vấn loại vaccine và phác đồ tiêm chủng viêm gan B phù hợp.

Đối tượng cần tiêm phòng vaccine viêm gan B

>>>>>Xem thêm: Tầm quan trọng của tiêm chủng vắc xin Mengoc BC?

Tùy vào từng đối tượng và nhu cầu tiêm chủng mà khi đến phòng tiêm, bác sĩ sẽ tư vấn loại vaccine và phác đồ tiêm chủng vaccine viêm gan B phù hợp

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn thông tin về đối tượng cần tiêm phòng vaccine viêm gan B. Để được tư vấn chi tiết về tiêm chủng cũng như khám sàng lọc miễn phí trước tiêm, đăng ký chủng ngừa ngay với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, giúp bảo vệ lá gan khỏe mạnh cho chính bạn và người thân nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *