7 Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm tại nhà

Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp do virus gây ra với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau họng, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi… Bệnh thường lành tính, diễn biến nhẹ và người bệnh có thể hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh cảm cúm cũng dễ lây lan và có thể phát thành dịch. Do đó, khi chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm tại nhà bố mẹ cần cẩn thận. Nếu còn nhiều lo ngại thì phụ huynh có thể tham khảo ngay 7 tuyệt chiêu chăm sóc bé 5 tháng tuổi bị cảm cúm tại nhà đơn giản, hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Hạ sốt cho trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm

7 Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm tại nhà

Trẻ 5 tháng sốt cao bố mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ

  Sốt cao trên 38,5 độ là một trong những biểu hiện thường gặp của bé 5 tháng tuổi bị cảm cúm. Trường hợp này, bố mẹ cần tiến hành hạ sốt cho bé bằng các cách sau:

– Nới rộng quần áo cho trẻ: Bố mẹ nên cho bé mặc quần áo thoải mái và không bị quá nóng. Nếu cần, hãy tháo bỏ một số lớp áo để giúp bé hạ nhiệt tốt hơn.

– Chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn: Bố mẹ hãy sử dụng một chiếc khăn ấm để lau lên vùng trán, nách và bẹn của bé. Điều này giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể bé. Chỉ nên sử dụng nước ấm, không nên sử dụng nước lạnh hoặc quá nóng để tránh gây sốc nhiệt cho bé.

– Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ: Bố mẹ chỉ nên cho bé 5 tháng tuổi uống thuốc hạ sốt sau khi đã hỏi qua ý kiến bác sĩ.

2. Vệ sinh đường hô hấp cho bé 5 tháng mắc cảm cúm

Vệ sinh đường hô hấp cho trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm là một trong những điều quan trọng khi chăm sóc cho bé tại nhà. Phụ huynh có thể tham khảo cách vệ sinh đường hô hấp cho bé 5 tháng theo hướng dẫn dưới đây:

– Vệ sinh mũi và miệng: Sử dụng khăn giấy mềm để lau sạch mũi và miệng của bé. Hãy đảm bảo sử dụng khăn giấy mới sau mỗi lần lau và vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Không nên sử dụng khăn xô vì có thể gây lây lan vi khuẩn và vi rút.

– Vệ sinh mắt và mũi: Hàng ngày, bố mẹ có thể nhỏ một ít dung dịch nước muối sinh lý vào mắt và mũi của bé. Đây là một biện pháp vệ sinh hiệu quả và an toàn. Đối với trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng.

– Vệ sinh tay: Thường xuyên vệ sinh tay của bé và cả người chăm sóc bằng xà phòng và nước sạch. Điều này giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và vi rút, đồng thời cũng giữ an toàn cho bé và gia đình. Hãy tránh để bé 5 tháng đưa tay lên mắt, mũi và miệng.

3. Cung cấp cho bé 5 tháng bị cảm cúm một chế độ dinh dưỡng đầy đủ

7 Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm tại nhà

Tăng cường bú sữa mẹ là cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 5 tháng cảm cúm

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ chống lại bệnh cảm cúm. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ 5 tháng tuổi khi bị cảm cúm:

– Trẻ 5 tháng bị cảm cúm nên được bổ sung cháo và các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Hãy đảm bảo thức ăn của trẻ được nấu chín, mềm và dễ tiêu. Cháo là một trong những lựa chọn tốt nhất cho bé. Bố mẹ có thể thêm thịt gà, cá, hoặc thực phẩm giàu protein khác vào cháo nếu trẻ 5 tháng đã bắt đầu ăn dặm.

– Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trong thời gian cảm cúm. Hãy tăng cường cho bé 5 tháng tuổi bú mẹ để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và nước.

– Đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ nước để duy trì sự hydrat hóa, đặc biệt là khi trẻ bị sốt hoặc có triệu chứng viêm mũi mủ. Ngoài cho trẻ bú sữa, mẹ có thể bù nước bằng cách cho con uống thêm nước hoặc cho bé uống oresol theo chỉ định của bác sĩ.

4. Áp dụng biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho trẻ cảm cúm 5 tháng

Để bảo vệ bé 5 tháng khỏi lây nhiễm cảm cúm và đảm bảo sức khỏe của bé, bố mẹ hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm như sau:

– Hạn chế cho trẻ cảm cúm tiếp xúc với các bé khỏe mạnh.

– Tắm cho bé cảm cúm bằng nước ấm trong phòng kín gió, để tránh nhiễm lạnh.

5. Cho bé 5 tháng tuổi đi viện khám ngay khi xuất hiện triệu chứng bất thường

7 Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm tại nhà

Trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường về sức khỏe nên được đi khám bác sĩ sớm

khi bé 5 tháng tuổi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào dưới đây, bố mẹ hãy đưa bé đi viện khám ngay lập tức:

– Sốt cao liên tục ≥ 39ºC, không đáp ứng với thuốc hạ sốt: Sốt cao có thể là dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và bé cần được kiểm tra bởi một chuyên gia y tế.

– Co giật: Co giật ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau, nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé. Trẻ 5 tháng cảm cúm nếu xuất hiện triệu chứng co giật thì cần được khi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

– Bé li bì, mệt mỏi, ăn hoặc bú kém, nôn trớ nhiều, chân tay lạnh: Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh của bé đã diễn tiến nặng, nguy cơ biến chứng nặng rất có thể xảy ra. Do bé, bé cần được đi khám càng sớm càng tốt được hỗ trợ điều trị kịp thời.

– Trẻ khó thở, thở nhanh: Những triệu chứng này cho thấy bé cảm cúm có thể đã biến chứng gây ảnh hưởng tới hô hô hấp, trẻ cần được đi khám bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

6. Chủ động phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ nhỏ

Chủ động phòng ngừa cảm cúm cho trẻ nhỏ là một việc làm quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bé. Dưới đây là một số biện pháp bố mẹ có thể thực hiện để giúp giảm nguy cơ mắc cảm cúm cho trẻ:

– Tiêm Vaccine phòng Cúm: Đây hiện là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ khỏi cúm. Bố mẹ có thể hỏi bác sĩ hoặc liên hệ tới các cơ sở ý tế để được tư vấn lịch tiêm chủng phòng cúm hàng năm cho bé.

– Cách ly khi trẻ bị Cúm: Nếu trẻ đã mắc cúm, hãy cách ly trẻ để ngăn lây lan bệnh cho người khác. Đeo khẩu trang cho cả trẻ và người chăm sóc để giảm nguy cơ lây truyền qua đường hô hấp.

– Bảo đảm nơi ở sạch sẽ và thông thoáng: Môi trường sống sạch sẽ và có đủ ánh sáng làm tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Đảm bảo rằng bạn thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa để loại bỏ vi khuẩn và virus tiềm ẩn.

Như vậy, bài viết trên đây đã gợi ý 7 tuyệt chiêu chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm tại nhà đơn giản, hiệu quả. Hy vọng bài viết đã cung cấp tới quý phụ huynh nhiều thông tin hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *