Một số bậc phụ huynh sai lầm trong điều trị táo bón ở trẻ khiến tình trạng táo bón của con ngày một nặng hơn. Táo bón ở trẻ em không phải là “chuyện cỏn con” vì nó có thể để lại các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy việc điều trị táo bón cho trẻ ba mẹ không lên lơ là, chủ quan đặc biệt là không được điều trị sai cách để tránh tình trạng bệnh ngày càng thêm nặng.
Bạn đang đọc: SAI LẦM khi điều trị táo bón ở trẻ em khiến bệnh nặng hơn
Sai lầm gặp phải khi điều trị táo bón ở trẻ em
Trẻ nhỏ bị táo bón chỉ khoảng 5% là do bệnh lý, cấu trúc đường tiêu hóa hoặc liên quan đến nội tiết còn 95% còn lại là do lối sống và cách trẻ đi đại tiện.
Cac bậc phụ huynh cứ thấy trẻ lâu lâu không đi ngoài là cho rằng còn bị táo bón rồi, chữa mau thôi. Nhưng không biết nguyên nhân gây táo bón là gì vì vậy nên dễ mắc phải một số sai lầm khi điều trị táo bón ở trẻ như sau:
Bắt con uống thật nhiều nước
Trên thực tế việc trẻ uống ít nước có thể dẫn đến tình trạng táo bón nên khi thấy bé bị táo bón ba mẹ cho con uống thật nhiều nước với hy vọng nước sẽ giúp phân của bé mềm ra và con dễ đi hơn. Tuy nhiên trên thực tế, khi chúng ta cho trẻ ăn ở chế độ ăn bình thường, uống đủ nước sẽ tạo chuyển hóa cơ thể tốt, khiến khối phân đủ mềm, gây cho trẻ nhu cầu đi đại tiện. Nhưng một khi trẻ đã bị táo bón mạn tính, việc uống nước không thể khiến khối phân mềm hơn, khi uống quá nhiều nước có thể khiến bé no bụng rồi bụng đâu mà ăn được nữa thế là không có các chất để chuyển hóa thì phân cũng khó mềm ra con cũng không thể đi được. Nên chỉ uống đủ nước chứ không cần phải uống thật nhiều đâu, ba mẹ nhớ nhé.
Cho trẻ ăn thật nhiều rau
Chất xơ gồm hai loại là xơ mịn và xơ thô. Chất xơ mịn có tác dụng kích thích nhu động ruột, làm mềm phân, là thức ăn của hệ vi khuẩn có lợi. Khi hệ vi khuẩn có lợi phát triển tốt thì hệ tiêu hóa của bé sẽ được khỏe mạnh, làm việc tốt hơn, lượng phân được mềm, tơi xốp, dễ dàng đào thải ra ngoài theo đường hậu môn. Như vậy, việc bổ sung chất xơ mịn đúng cách là rất cần thiết khi trẻ bị táo bón. Đó cũng là lý do vì sao nhiều bậc phụ huynh than rằng cho bé ăn nhiều rau mà con vẫn bị táo bón đó là do ba mẹ đã không bổ sung chất xơ đúng cách (tăng lượng chất xơ mịn) nên mặc dù trẻ có tăng cường chất xơ nhưng vẫn khó đi.
Tháo thụt nhiều lần
Táo bón khiến bé khó chịu, đau bụng, quấy khóc, con muốn đi ngoài mà không đi được khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng nên lạm dụng thuốc “thụt” cho con. (ảnh minh họa)
Một số bậc phụ huynh cho rằng bé bị táo bón khó đi ngoài cách xử trí nhanh chóng nhất là tháo thụt cho con bằng thuốc hoặc dụng cụ thụt. Việc làm dụng này có thể rất tai hại khiến bé bị lệ thuộc vào thuốc, mất phản xạ tự đi ngoài. Nhất là việc tháo thụt nhiều lần có thể làm trầy xước hậu môn và chảy máu hậu môn, khiến trẻ càng đau rát và sợ đi ngoài hơn, bé lại nhịn thế là một vòng luẩn quẩn lại bắt đầu.
Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc thụt hậu môn có thể khiến trẻ mất dần khả năng tự đại tiện, gây phụ thuộc vào thuốc, kéo theo khó khăn khi đại tiện ở giai đoạn phát triển sau này của con.
Theo các bác sĩ Nhi khoa, việc tháo thụt là biện pháp cuối cùng mà ba mẹ nên áp dụng nếu các biện pháp điều trị táo bón chưa phát huy tác dụng và cần theo chỉ định của bác sĩ.
Lạm dụng thuốc, men vi sinh
Một số bậc phụ huynh thấy con bị táo bón lên mạng tra các loại thuốc trị táo bón cho trẻ hay nghe các mẹ rỉ tai nhau rồi chạy “vù” ra hàng thuốc mua về cho con uống, mặc dù bé chưa hề được đi thăm khám với sĩ.
Một số khác “sùng” men vi sinh cho rằng trẻ cứ bị táo bón là phải dùng men, thậm chí nhiều mẹ con không phân biệt được men vi sinh và men tiêu hóa nhưng vẫn cho con dùng vì cho rằng nó tốt cho hệ tiêu hóa sẽ giúp bé dễ đi ngoài hơn.
Như vậy việc bổ sung men vi sinh cho trẻ bị táo bón có thể là đúng nhưng khó có thể giải quyết được triệt để chứng táo bón ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, việc lạm dụng men vi sinh trong một thời gian dài có thể gây hại đến khả năng tự điều chỉnh cân bằng đường ruột ở trẻ.
Biến chứng nguy hiểm khi không điều trị táo bón ở trẻ đúng cách
Tìm hiểu thêm: Bổ sung canxi cho trẻ thế nào là hợp lý?
Trẻ bị táo bón lâu ngày không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sa trực tràng, viêm ruột, suy dinh dưỡng, … (ảnh minh họa)
Trẻ nhỏ bị táo bón nếu không được điều trị triệt để, kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trẻ thường khó chịu nên hay cáu gắt, không tập tru`ng học tập hoặc vui chơi như các bạn bè khỏe mạnh khác. Về lâu dài, táo bón làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như kém ăn, gặp những biến chứng nặng nề như:
- Sa trực tràng: táo bón khó đi ngoài nên bé phải rặn nhiều gây sa trực tràng. Sa trực tràng do táo bón ở trẻ em điều trị rất khó khăn.
- Viêm ruột: táo bón ứ phân nhiều trong trực tràng và đoạn đại tràng sigma trẻ em gây ra giãn đại tràng dần gây viêm ruột ở trẻ.
- Còi cọc, chậm lớn: trẻ bị ứ phân khiến con không muốn ăn, còi cọc, chậm lớn, thậm chí có thể buồn nôn và mất cảm giác thèm ăn.
điều trị táo bón ở trẻ
>>>>>Xem thêm: Giải đáp có nên tự điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ không
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là địa chỉ uy tín đươc nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn. (ảnh minh họa)
Có ba thời điểm trẻ dễ bị táo bón nhất đó là:
– Thời điểm trẻ ăn dặm (từ chế độ ăn lỏng sang ăn đặc dễ có xu hướng thiếu nước hơn
– Lúc trẻ tập đi vệ sinh (phụ huynh thường mong trẻ đi vệ sinh đúng giờ, đúng chỗ, nhưng việc này khiến trẻ đôi khi nín đi đại tiện để chờ đúng giờ, dẫn đến trẻ bị táo bón)
– Thời điểm bắt đầu đi học (khi đi học, đến chỗ lạ, trẻ không quen nên hay nhịn đi đại tiện, để về nhà mới đi).
Táo bón nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả sẽ không để lại biến chứng nguy hiểm nào. Vì vậy ba mẹ nên cho con đi thăm khám với bác sĩ để được điều trị sớm và tốt nhất.
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, khám tận tình, hạn chế kháng sinh; hệ thống xét nghiệm, máy móc, chẩn đoán hình ảnh tân tiến; cơ sở vật chất hiện đại – đầy đủ tiện nghi, không gian sạch sẽ; thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh, phục vụ tận tình đến 20h tối tất cả các ngày trong tuần.
Nếu bậc phụ huynh có thắc mắc cần được tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Thu Cúc, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.