Giải đáp các thắc mắc về vacxin phòng cúm mùa

Vacxin cúm mùa đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus cúm ở cộng đồng. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về tầm quan trọng của tiêm phòng bệnh cúm mùa nhé!

Bạn đang đọc: Giải đáp các thắc mắc về vacxin phòng cúm mùa

1. Cách thức hoạt động của virus cúm mùa

Virus cúm mùa là một loại virus gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp của con người. Chủ yếu có hai chủng chính là virus cúm A và B. Đặc điểm cấu trúc của virus cúm bao gồm kháng nguyên bề mặt, phức hợp protein, và khả năng gây bệnh trên động vật có xương sống. Chúng lan truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua giọt nước bọt khi người nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus, làm cho cúm mùa dễ lây lan trong cộng đồng.

Hoạt động của virus cúm mùa bắt đầu khi chúng xâm nhập vào đường hô hấp của con người, chủ yếu thông qua mũi và họng. Tại đây, chúng gắn kết vào tế bào của niêm mạc và bắt đầu nhân đôi. Đối với virus cúm A, khả năng biến đổi gen của chúng làm tăng sự đa dạng gen, dẫn đến sự xuất hiện của các chủng mới và khả năng gây đợt bùng phát cúm mùa.

Giải đáp các thắc mắc về vacxin phòng cúm mùa

Cấu tạo của virus cúm bao gồm kháng nguyên bề mặt, phức hợp protein và khả năng gây bệnh trên động vật có xương sống.

Người mắc cúm thường có các biểu hiện chung như: Sổ mũi và nghẹt mũi, đau họng, ho, đau cơ, đau đầu khiến cơ thể mệt mỏi. Ở một số trường hợp nặng, cúm có thể gây sốt, đau ngực và khó thở, đặc biệt đối với những người có tiền sử về vấn đề hô hấp.

Bệnh cúm mùa thường xuất hiện mạnh mẽ vào dịp đông, xuân, virus tồn tại và lây lan mạnh trong điều kiện thời tiết lạnh, độ ẩm tăng và gió mùa. Hơn nữa, không đáp ứng tốt với thay đổi của thời tiết trong mùa đông, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

2. Có cần thiết phải tiêm vacxin cúm mùa hàng năm?

Virus cúm thường trải qua biến đổi gen, tạo ra các chủng mới vào mỗi mùa cúm. Việc tiêm vacxin hàng năm giúp cập nhật hàng rào bảo vệ và đối phó với những chủng mới xuất hiện. Hơn nữa, hiệu quả của vacxin cúm giảm dần theo thời gian vì vậy mà chúng ta cần chủng ngừa để đảm bảo khả năng ngừa virus cúm ở mức tối đa.

Mỗi năm, các tổ chức y tế dựa trên dữ liệu và dự đoán về thay đổi của virus cúm mùa để sản xuất vacxin mới phù hợp với chủng virus dự kiến lây lan mạnh trong mùa cúm, do đó tiêm vacxin cúm mùa hàng năm là cực kỳ quan trọng.

3. Những điều cần biết khi tiêm vacxin phòng bệnh cúm mùa

3.1 Tác dụng của vacxin cúm

Vacxin cúm mùa mang lại nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt là trong việc phòng ngừa và kiểm soát sự lây lan của virus cúm.

– Vacxin phòng cúm mùa giúp kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus cúm, giảm nguy cơ mắc, giảm độ nặng của bệnh và nguy cơ phát sinh các biến chứng nghiêm trọng, tiết kiệm chi phí điều trị khi bệnh trở nặng.

– Do virus cúm thường trải qua biến động gen liên tục, vacxin phòng bệnh cúm mùa được cập nhật hàng năm để đảm bảo hiệu quả trước các biến thể mới của virus.

– Việc tiêm vacxin không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn đóng góp vào việc giảm sự lây lan của virus trong cộng đồng, ngăn chặn đợt bùng phát cúm mùa. Đồng thời, góp phần giảm số lượng người mắc cúm và cần điều trị, hạn chế áp lực cho hệ thống y tế trong các đợt cúm mùa.

3.2 Những ai cần tiêm vacxin phòng cúm mùa?

Cần tiêm vacxin cúm đặc biệt quan trọng cho các nhóm sau:

Tìm hiểu thêm: Thực hư tiêm uốn ván dễ sinh non

Giải đáp các thắc mắc về vacxin phòng cúm mùa

Tiêm phòng cúm mùa tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI

– Người già có hệ miễn dịch yếu, nên tiêm vacxin cúm để giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nghiêm trọng.

– Những người đang điều trị bệnh hoặc có các bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim mạch, đang điều trị ung thư có hệ miễn dịch suy giảm.

– Những người làm việc tại các nơi công cộng, trường học, bệnh viện, nơi làm việc có nhiều người, cần tiêm vacxin để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng.

– Những người có tiếp xúc với nhóm người có nguy cơ. Những người chăm sóc người già, trẻ em, hoặc những người có hệ miễn dịch yếu cần tiêm vacxin để bảo vệ bản thân và người xung quanh.

– Phụ nữ mang thai cần tiêm vacxin cúm để bảo vệ cả bản thân và thai nhi, vì thai nhi có nguy cơ cao khi mắc cúm.

3.3 Phác đồ tiêm vacxin phòng cúm mùa

Phác đồ tiêm vacxin cúm mùa được áp dụng theo từng độ tuổi, cụ thể như sau:

– Trẻ em (6 tháng – dưới 9 tuổi): Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, sau đó tiêm nhắc 1 mũi hàng năm, nhằm xây dựng sức đề kháng mạnh mẽ ngay từ khi còn nhỏ.

– Trẻ từ 9 tuổi trở lên  và người lớn: chỉ cần tiêm 1 mũi mỗi năm để duy trì sức khỏe và bảo vệ khỏi cúm mùa.

Việc tuân thủ đúng phác đồ tiêm vacxin cúm mùa là chìa khóa để giảm nguy cơ nhiễm bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, và hạn chế mức độ nặng của cúm khi mắc phải.

3.4 Một số biện pháp phòng cúm mùa

Đối với việc phòng tránh cúm mùa, không chỉ việc tiêm vacxin mà còn có những biện pháp khác đều quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh cúm mùa mà bạn có thể thực hiện:

Giải đáp các thắc mắc về vacxin phòng cúm mùa

>>>>>Xem thêm: Tiêm vacxin uốn ván: Đối tượng, thời điểm và lưu ý

Tuân thủ các biện pháp ngừa cúm mùa

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng/ nước ấm tối thiểu 20 giây.

– Đeo khẩu trang khi ở trong các khu vực công cộng hoặc khi có nguy cơ tiếp xúc với người bệnh. Giữ khoảng cách ở những nơi tập trung đông người khi đang vào đợt cúm mùa.

– Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi không rửa tay trước đó.

– Tránh tiếp xúc gần với những người có các triệu chứng mắc cúm.

– Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi hắt hoặc sổ mũi.

– Dùng khăn giấy hoặc khu vực sạch để lau chùi các bề mặt thường xuyên chạm.

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục đều đặn, đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

Áp dụng những biện pháp trên sẽ giúp tăng cường khả năng phòng tránh và giảm nguy cơ lây nhiễm cúm mùa.

Hy vọng rằng qua bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về vacxin cúm mùa. Liên hệ ngay với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm phòng hoặc cần giải đáp các vấn đề tiêm chủng liên quan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *