Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và ăn như thế nào cho đúng?

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và ăn như thế nào là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh khi bắt đầu nuôi con nhỏ. Để giúp mẹ giải đáp các thắc mắc về các vấn đề khi cho bé ăn dặm, ba mẹ hãy cùng tham khảo bài viết sau.

Bạn đang đọc: Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và ăn như thế nào cho đúng?

Thời điểm nào nên cho trẻ ăn dặm?

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và ăn như thế nào cho đúng?
Thông thường trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6, có trẻ ăn sớm hơn nhưng tuy nhiên tuyệt đối không được cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng. (ảnh minh họa)

Mẹ nên nhớ: Không được cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi (120 ngày) vì trước 4 tháng tuổi hệ tiêu hóa của trẻ còn kém, chưa thể tiêu hóa thứ gì ngoài sữa.

Thường trẻ phải đủ 6 tháng tuổi (180 ngày) thì ba mẹ mới nên cho trẻ ăn dặm. Đối với trẻ sinh non thì phải cộng bù các tháng sinh non (tính đủ 37 tuần).

Nếu trước 6 tháng mà trẻ lên cân tốt (trung bình 1 tháng tăng 0,6-0,8 kg) thì chưa cần cho bé ăn dặm. Nếu lên cân kém (trung bình 1 tháng tăng dưới 0,5 kg) thì nên cho trẻ ăn dặm sớm hơn nhưng không được ăn dặm trước 4 tháng tuổi.

Sau 6 tháng nếu chưa ăn dặm trẻ có thể bị suy dinh dưỡng vì thiếu vi chất và thiếu máu do lúc này sữa mẹ hay sữa công thức không đáp ứng đủ cho sự phát triển của trẻ. Ăn dặm cũng giúp trẻ phát triển cơ hàm, lưỡi,… để trẻ tập nói, tập tự ăn sau này.

Cần lưu ý gì khi cho trẻ ăn dặm?

Tìm hiểu thêm: Viêm phổi trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và ăn như thế nào cho đúng?
Khi cho bé ăn dặm, ba mẹ nên cho trẻ ăn từ từ và quan sát quá trình ăn cũng như quá trình tiêu hóa thức ăn của trẻ. (ảnh minh họa)

Nên tập cho trẻ ăn từ từ: từ ngọt đến mặn, lỏng đến đặc, ít đến nhiều, 1 nhóm đến 4 nhóm thực phẩm. Có thể ban đầu trẻ không chịu ăn do đó bố mẹ cần kiên nhẫn, từ từ rồi con sẽ ăn.

Thức ăn dặm cho trẻ có thể chọn loại bột bán sẵn có đủ chất hoặc loại bột tự nấu với 4 nhóm thực phẩm gồm gạo, chất đạm, chất xơ, dầu ăn theo tỉ lệ 40g bột gạo – 20g chất đạm xay nhuyễn – 20g rau xanh xay nhuyễn  – 10ml dầu ăn.

Lượng cháo/bột ăn dặm hàng ngày của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và chiều cao của trẻ.

Trong trường hợp trẻ bị ói hoặc tiêu hóa không tốt nhưng vẫn chơi, bú, ngủ tốt, thì bố mẹ có thể ngưng cho ăn 1 ngày, sau đó tập ăn lại. Nếu trẻ tiêu chảy trên 3 lần/ngày thì phải ngừng cho ăn và cho con đi thăm khám bác sĩ Nhi khoa ngay.

Nên cho bé ăn dặm theo kiểu nào?

Có hai kiểu ăn dặm là kiểu truyền thống và kiểu chủ động (ăn dặm kiểu Nhật Bản). Về nguyên tắc hai kiểu ăn dặm này khá giống nhau nhưng cũng có vài điểm khác nhau.

Ăn dặm kiểu chủ động là không cần bố mẹ đút, thích gì ăn nấy và tự cầm thìa xúc ăn. Ăn dặm kiểu này sẽ giúp trẻ tự chủ và tự tìm kiếm thức ăn.

Nhưng ăn dặm truyền thống cũng có cái tốt là bố mẹ có thể kiểm soát được lượng thức ăn cho bé, tránh để con bị đẩy đổ thức ăn và không mất nhiều thời gian như cho trẻ ăn chủ động, đặc biệt là những bậc phụ huynh không có nhiều thời gian.

Có thể cho trẻ ăn dặm theo kiểu truyền thống, thỉnh thoảng khi có thời gian bố mẹ có thể tập cho trẻ các bữa ăn chủ động để con thoải mái khám thức ăn (trẻ sinh non không nên dùng cách này).

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và ăn như thế nào cho đúng?

>>>>>Xem thêm: Lồng ruột – bệnh tiêu hoá ở trẻ em cần cấp cứu kịp thời

Khi cho bé ăn dặm kiểu chủ động ba mẹ cần chú ý quan sát trẻ trong suốt quá trình ăn, không để bé tự ăn vì có thể trẻ sẽ dễ bị sặc, hóc, hoặc là đổ thức ăn ,.. (ảnh minh họa)

Khi cho trẻ ăn dặm kiểu chủ động ba mẹ cần chú ý những điều sau:

– Tìm hiểu xem tiền sử gia đình có ai bị dị ứng món gì không vì rất có thể bé cũng bị dị ứng với món ăn đó.

– Trẻ phải ngồi tốt, ghế ngồi thoải mái, các dụng cụ ăn của trẻ phải sạch sẽ, an toàn, rửa tay sạch sẽ cho bé trước khi ăn để tránh trẻ bốc lung tung dễ gây nhiễm vi khuẩn.

– Trong quá trình bé ăn bố mẹ phải quan sát chứ không phải để cho trẻ tự ăn, quan sát cho đến khi con ăn xong và phải học cách xử trí khi trẻ bị sặc.

– Thức ăn phải chế biến hơi dính, thành miếng để trẻ dễ xúc lên miệng.

– Ăn dặm kiểu chủ động rất khó tính được mức năng lượng phù hợp cho 4 nhóm thức ăn có thể khiến trẻ không đủ chất do đó ba mẹ cần chú ý để bổ sung thêm cho con.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *