Suy dinh dưỡng ở trẻ em: nguyên nhân

Suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể kéo theo nhiều hệ lụy và rất nhiều bệnh lý nguy hiểm vì khi bị suy dinh dưỡng bé không có sức đề kháng để kháng lại nhiều bệnh trong đó có rất nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì? Trẻ nào sẽ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng?Suy dinh dưỡng ở trẻ em: nguyên nhân

Bạn đang đọc: Suy dinh dưỡng ở trẻ em: nguyên nhân

Suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể kéo theo nhiều hệ lụy và rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. (ảnh minh họa)

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em

Trẻ bị suy dinh dưỡng chủ yếu là do chế độ ăn sai. Cũng có thể do bé bị mắc một số bệnh mãn tính như tim bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần vận động. Hay do bé bị bệnh vặt liên tục gây biếng ăn, thiếu vi chất, khi thiếu chất lại gây biếng ăn thêm nên dẫn đến suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em do mắc bệnh

Một số bệnh lý như tim bẩm sinh, chậm phát triển vận động, các bệnh về đường tiêu hóa  khiến trẻ khó hấp thu các chất dinh dưỡng. Hay một số bệnh khiến cơ thể bé mệt mỏi lâu ngày, con biếng ăn cũng sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng rồi lại bệnh và một vòng luẩn quẩn bắt đầu.

Chế độ ăn sai

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

Suy dinh dưỡng ở trẻ em: nguyên nhân

Phần lớn trẻ bị suy dinh dưỡng do chế độ ăn sai cách. (ảnh minh họa) 

Ăn dặm sai

Cho trẻ ăn quá sớm (trước 4 tháng tuổi), thức ăn quá đặc, quá loãng, thành phần 4 chất sai, ăn cơm sớm quá.

Thấy bé thích ăn món gì thì cho ăn nhiều quá mà quên bổ sung đa dạng những thứ khác.

Ham chơi hơn ăn

Trẻ nhỏ có thể mải chơi quên ăn, nên ba mẹ cần chú ý cho trẻ ăn đủ bữa, đúng giờ, không nên kéo dài bữa ăn quá 30 phút.

Tâm lý khi ăn

Một số phụ huynh quát mắng, ép con, thậm chí đánh trẻ vì trẻ ăn ít, biếng ăn, điều này sẽ khiến bé bị stress, con dễ bỏ ăn luôn, mỗi bữa ăn là một lần lo sợ của bé. Vì vậy ba mẹ cần bình tĩnh, không bàn chuyện ăn uống khó khăn trước mặt trẻ.

Một số yếu tố khác

Lạm dụng thuốc bổ, thuốc hỗ trợ (kích thích) trẻ ăn ngon, hoặc bé không thích các đồ đựng thức ăn, mùi thức ăn, …

Một số đối tượng có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng

Trẻ dưới 4-6 tháng tuổi

Với trẻ sơ sinh dưới 4-6 tháng tuổi mà bị dị ứng sữa (dị ứng thành phần đạm trong sữa hoặc không dung nạp đường lactose) có thể khiến bé không lên cân, cứ kéo dài như vậy có thể khiến trẻ bị thiếu chất và suy dinh dưỡng.

Một số trẻ mải chơi quên bú nếu mẹ không chú ý cho bé bú đầy đủ có thể con cũng sẽ bị thiếu chất, tuy nhiên trường hợp này ít xảy ra hơn vì đa phần bà mẹ nào cũng luôn ý thức việc cho con bú đầy đủ.

Lứa tuổi ăn dặm

Khi bước vào lứa tuổi ăn dặm sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra, nếu cho trẻ ăn dặm sai cách, ăn quá sớm hoặc ăn nhiều đạm cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của con.

Tuổi mới đi nhà trẻ

Suy dinh dưỡng ở trẻ em: nguyên nhân

>>>>>Xem thêm: Những quy tắc khi chọn sữa cho trẻ biếng ăn 2 tuổi

Trẻ bước vào độ tuổi đi nhà trẻ nếu không được chăm sóc chu đáo bé có thể biếng ăn lâu ngày dẫn đến giảm hấp thu, suy dinh dưỡng. (ảnh minh họa)

Khi mới đi nhà trẻ do thay đổi môi trường sinh hoạt, chưa quen với thức ăn mới, thậm chí có trẻ mải chơi quên ăn nên nếu bố mẹ không bổ sung cho bé thì con cũng có thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên hiện nay đa phần các nhà trẻ đều chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé nên ba mẹ không cần quá lo, chỉ cần bổ sung tốt cho con khi bé đi học về  và buổi sáng bắt đầu đến trường. Cũng có nhiều trẻ khi đi học thì trẻ lại ăn tốt hơn.

Tuổi lớn

Khi cai sữa trẻ ba mẹ cần lưu ý trẻ vẫn cần bổ sung khoảng 500ml sữa một ngày. Không nên cắt hoàn toàn sữa của trẻ. Một số trẻ lớn có thể bị suy dinh dưỡng do bé biếng ăn (ham chơi bỏ ăn) hoặc do trẻ bị nhiễm giun nên việc hấp thu các chất dinh dưỡng cũng bị hạn chế, bé biếng ăn hơn nên việc tẩy giun định kỳ cho con là điều rất cần thiết mà các bậc phụ huynh nên làm.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng là cơ hội làm suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ, khiến trẻ dễ mắc nhiều bệnh lý. Vì vậy nếu thấy trẻ biếng ăn, chậm tăng cân hay nghi ngờ con mắc phải một số bệnh lý nào đó – ba mẹ hãy cho bé đến chuyên khoa Nhi Thu Cúc để con được thăm khám, điều trị và bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *