Sắt là nhóm vi chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng với sức khỏe của trẻ. Sắt không những quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy mà trí não, trí tuệ của trẻ cũng chịu sự chi phối của hàm lượng sắt. Do đó, việc bổ sung sắt cho trẻ cần được chú ý nhiều hơn để tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm cũng như những ảnh hưởng xấu đến tương lai trẻ.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Lý do nên bổ sung sắt cho trẻ?
Sắt là nguyên tố vi lượng rất cần thiết với mọi người.
1. Tầm quan trọng của sắt với sức khỏe trẻ em
Cần bổ sung sắt cho trẻ vì lý do gì? Để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này thì ta cần biết tầm quan trọng của sắt đến cơ thể của trẻ em.
– Ngay khi người mẹ mang thai, sắt giúp thai kỳ của bà mẹ diễn ra thuận lợi, bình thường và em bé có đủ sắt dự trữ sau khi sinh ra
– Sắt đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA
– Sắt có vai trò trong quá trình tổng hợp hemoglobin (chất vận chuyển oxy cho các tế bào) và myoglobin (chất dự trữ oxy cho cơ thể)
– Đủ sắt sẽ tránh khỏi nguy cơ bị ngộ độc chì do hấp thu chì từ đường tiêu hóa. Hiện nay tỉ lệ trẻ em Việt Nam bị ngộ độc chì là rất cao do môi trường ô nhiễm
– Sắt tạo hồng cầu
– Tham gia vào thành phần 1 số enzym, men trong hệ miễn dịch. Tăng miễn dịch cơ thể bằng cách tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, chống nhiễm trùng và nhiễm khuẩn.
– Sắt tham gia vào quá trình tạo nên collagen
Đặc biệt, sắt có vai trò quan trọng trong phát triển trí não của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý đến vấn đề bổ sung sắt ngay từ những năm tháng đầu đời.
2. Dấu hiệu trẻ em bị thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt là hậu quả phổ biến nhất ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ em bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ có các biểu hiện thường thấy như:
– Xanh xao: đặc biệt dễ thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vàng tai, mí mắt, niêm mạc nhợt nhạt
– Tóc của trẻ trở nên khô xơ, dễ gãy
– Trẻ mệt mỏi, yếu ớt, chậm chạp thường xuyên buồn ngủ, giảm tập trung
– Chán ăn
– Hoa mắt, chóng mặt
– Rối loạn tiêu hóa
– Khó ngủ, ngủ ít, trằn trọc
– Trẻ quấy khóc nhiều hơn
– Ảnh hưởng đến cơ bắp, bố mẹ có thể dễ nhận thấy chân tay trẻ không được săn chắc
– Nhiều trẻ thiếu sắt nặng có thể bị bạc tóc, đau nhức cơ thể, đau nhức xương
Ngay khi trẻ có những dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đến gặp các bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán sớm nhất, hạn chế những tác động tiêu cực do thiếu sắt gây nên.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân khiến trẻ bị nháy mắt liên hồi
Bố mẹ có thể cho trẻ gặp bác sĩ khám định kỳ sớm phát hiện bất thường.
3. Trẻ em thiếu sắt vì lý do gì?
Những nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu sắt có thể kể đến như:
– Bẩm sinh trẻ bị rối loạn chuyển hóa sắt
– Khói bụi, ô nhiễm môi trường
– Cơ thể hấp thu sắt kém
– Trẻ bị nhiễm giun sán
– Trẻ có tiền sử dị ứng
– Gia tăng nhu cầu về sắt trong giai đoạn dậy thì của trẻ
– Chú ý đến chế độ ăn, chế độ ăn nghèo nàn sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu sắt
– Trong chế độ ăn có các chất, thực phẩm làm giảm hấp thu sắt như nước uống có gas
– Trẻ mắc một số bệnh lý như: dạ dày, viêm ruột,…
– Trẻ sinh non, thiếu tháng, có cân nặng sơ sinh thấp: do trẻ chưa có đủ sắt dự trữ trong suốt thai kỳ của người mẹ như những trẻ được sinh đủ tháng đủ cân.
– Tuy hàm lượng sắt trong sữa mẹ thấp nhưng trẻ dễ hấp thu sắt từ sữa mẹ hơn các loại sữa khác. Trẻ sẽ dễ bị thiếu sắt nếu không được bú sữa mẹ đầy đủ.
– Trẻ sử dụng sữa bò nhiều
– Trẻ có bất thường ở đường tiêu hóa
4. Giải pháp bổ sung sắt cho trẻ
Theo một số thống kê, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu máu là 27.8% (trong đó từ 42.7% đến 45% trường hợp trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi). Do đó, có thể thấy, vấn đề về sắt ở trẻ em cần phải được chú ý bù đắp từ rất sớm, càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số giải pháp:
– Chế độ ăn đa dạng thực phẩm: các loại thịt là nguồn cung cấp sắt tốt hơn đậu, đỗ, rau. Bố mẹ có thể bổ sung vào thực đơn của trẻ các loại thịt như: thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt dê,… Bên cạnh đó, hải sản cũng là nguồn cung cấp sắt dồi dào.
– Sử dụng các sản phẩm bổ sung như: bánh quy, sữa công thức, bột mì,…
– Cho trẻ bú sữa mẹ đủ trong 18 tháng đầu đời vì trẻ dưới 1 tuổi sẽ bổ sung sắt cực kỳ dễ dàng
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em như thế nào?
Trẻ cần được bú mẹ đủ để hình thành hệ miễn dịch tốt và phòng ngừa thiếu sắt.
Ngoài việc chủ động bổ sung sắt cho trẻ bằng cách đa dạng thực đơn và có chế độ ăn uống hợp lý, bố mẹ có thể đưa trẻ đến gặp các bác sĩ dinh dưỡng. Trẻ sẽ được thực hiện các kiểm tra cần thiết, cho ra chỉ số sắt và các vi chất dinh dưỡng trong cơ thể. Khi này, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể, chính xác, phù hợp hơn về chế độ ăn cho từng đối tượng. Việc bổ sung sắt có thể được thực hiện qua việc dùng các viên uống bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. Để kiểm soát lượng sắt trong cơ thể, bố mẹ có thể cho trẻ khám sức khỏe, khám dinh dưỡng định kỳ.
Chú ý:
– Bố mẹ nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm, sản phẩm bổ sung vào lúc dạ dày trẻ rỗng
– Kết hợp bổ sung vitamin C cho trẻ giúp hấp thu sắt tốt hơn
– Phòng chống các bệnh lý như sốt rét, nhiễm trùng cũng làm giảm nguy cơ thiếu sắt cho trẻ
– Tẩy giun định kỳ
– Chú ý vệ sinh không gian sống và tay trẻ trước khi ăn.
Trẻ em hoàn toàn có thể bị thiếu máu và thiếu sắt ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy, để bổ sung sắt được tốt nhất, hãy chú ý đến việc có một thai kỳ khỏe mạnh với chế độ ăn đa dạng, bổ sung sắt qua các viên uống. Sau khi sinh ra, nhu cầu về sắt của em cũng thay đổi qua từng giai đoạn và khác nhau theo giới tính. Bố mẹ nên chú ý tìm hiểu về vấn đề này từ sớm và có thể xin ý kiến từ các bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ Nhi. Khoa Nhi Thu Cúc TCI sẽ luôn đồng hành cùng bố mẹ trên chặng đường lớn khôn của con yêu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.