Canxi, vitamin D và những hiểu lầm của mẹ về bệnh còi xương

Khi nào cần bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ? Những “hiểu lầm” nào khiến các bậc phụ huynh lầm tưởng bé mắc bệnh còi xương? Các thông tin sẽ có dưới bài viết sau đây, mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo.

Bạn đang đọc: Canxi, vitamin D và những hiểu lầm của mẹ về bệnh còi xương

Bổ sung Canxi cho trẻ khi nào?

Canxi, vitamin D và những hiểu lầm của mẹ về bệnh còi xương

Các bậc phụ huynh nên bổ sung canxi cho trẻ vào buổi sáng để giúp phát huy tốt tác dụng. (ảnh minh họa)

Canxi có nhiều trong sữa và đặc biệt là nguồn sữa mẹ. Vì vậy, với những  trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, nếu bé bú đủ, thì sẽ không lo con bị thiếu canxi.

Để đảm bảo cho nguồn sữa đủ cung cấp cho bé, mẹ cũng nên ăn thêm nhiều thực phẩm bổ sung canxi để cung cấp lượng canxi trong sữa cho bé bú hàng ngày.

Tuy nhiên khi bé đã vượt qua giai đoạn bú mẹ, nhu cầu canxi của trẻ cũng cần nhiều hơn cho quá trình phát triển của hệ xương. Do đó việc bổ sung canxi rất cần thiết.

Có thể bổ sung thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày giàu canxi như tôm, cua, ốc,… Hoặc thực phẩm bổ sung canxi dưới dạng thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ sung canxi. Tuy nhiên khi bổ sung canxi tổng hợp cho con dưới dạng thuốc hay thực phẩm chức năng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, chỉ bổ sung khi thực sự cần thiết. Vì bổ sung nhiều canxi có thể gây nguy cơ sỏi thận cho trẻ.

Cần bổ sung Vitamin D khi nào? Bổ sung Bao nhiêu là đủ?

Tìm hiểu thêm: Cách phòng bệnh thủy đậu bằng vắc-xin cho trẻ

Canxi, vitamin D và những hiểu lầm của mẹ về bệnh còi xương

Vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. (ảnh minh họa)

Sữa mẹ và thức ăn không cung cấp nhiều vitamin D, nhưng hầu hết các nghiên cứu cho thấy trẻ bú mẹ hoàn toàn, phơi nắng đủ rất hiếm khi bị còi xương do thiếu vitamin D, nhất là trẻ đủ cân và đủ chiều cao.

Nếu không phơi nắng đủ do quên, do mùa không có nắng thì nên bổ sung mỗi ngày 400 đơn vị vitamin D – tương đương với 1 giọt. Dùng đúng loại có nhỏ giọt, không cần uống bù nếu quên, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Lâu lâu quên một vài bữa không  vấn đề gì, không cần thiết phải uống nhiều hơn khi không cần. Việc uống nhiều vitamin D có thể khiến trẻ bị biếng ăn.

Những hiểu lầm của mẹ về bệnh còi xương ở trẻ em

Hiện giờ trẻ ít bị còi xương do điều kiện kinh tế đầy đủ, bé được bổ sung sữa, vitamin D, canxi đầy đủ nên ít khi bị còi xương. Đa số nguyên nhân gây bệnh còi xương ở trẻ em là do trẻ bị mắc các bệnh lý về nội tiết hay rối loạn về hấp thu.

Canxi, vitamin D và những hiểu lầm của mẹ về bệnh còi xương

>>>>>Xem thêm: Từ A đến Z về cách phòng tránh bệnh còi xương

Canxi và những hiểu lầm về thiếu canxi gây bệnh còi xương ở trẻ. (ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh bị vặn mình có phải biểu hiện của còi xương?

Không. Trẻ sơ sinh vặn mình là do phản xạ hay do thời tiết, không phải là do bé bị thiếu chất gây còi xương.

Trẻ đổ mồ hôi đầu có nguy cơ còi xương không?

Không. Trẻ đổ mồ hôi đầu là do sự điều tiết của tuyến mồ hôi hoặc do bé bị nóng nực thôi. Theo các nhà khoa học, trẻ nhỏ mức độ thần kinh thực vật để điều tiết mồ hôi chưa hoàn chỉnh nên con dễ đổ mồ hôi trong khi người lớn thì không.

Việc trẻ đổ mồ hôi, ngủ hay vặn mình nhưng bé vẫn bú đều, vẫn lên cân tốt thì không phải lo con bị thiếu chất hay mắc bệnh còi xương.

Trẻ rụng tóc vành khăn có phải do thiếu canxi gây còi xương không?

Nếu trẻ vẫn lên cân tốt thì không phải, ba mẹ đừng quá lo.

Thóp có vẻ rộng, lâu đóng có phải thiếu canxi gây còi xương không?

Không. Mẹ đừng quá lo lắng, quan trọng là bé nhanh nhẹn, đo vòng đầu theo dõi thôi.

Răng mọc chậm có phải do còi xương không?

Không hoàn toàn đúng. Trẻ mọc răng chậm có thể do yếu tố di truyền từ ba mẹ cũng mọc răng chậm. Cũng có những trẻ 9 tháng thậm chí 12 tháng mới mọc răng nhưng bé không bị còi xương hay không thiếu canxi. Một số ít trẻ chậm mọc răng có thể do bé bị thiếu canxi do đó ba mẹ cũng đừng thấy bé chậm mọc răng mà cho rằng bé bị thiếu canxi là không đúng.

Việc bổ sung canxi hay bất kỳ chất gì vào cơ thể trẻ nên cho con đi thăm khám để bác sĩ kiểm tra và tư vấn cách bổ sung hiệu quả. Tránh lạm dụng không cần thiết có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *