Nguyên nhân đau đầu ở trẻ là gì? cách xử trí và khi nào nên đưa con đi khám? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Điểm mặt 5 guyên nhân đau đầu ở trẻ em và cách xử trí
- Đau đầu ở trẻ em khiến trẻ có cảm giác khó chịu, đau nhức ở đầu và có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. (ảnh minh họa)
Đau đầu ở trẻ em là một trong ba triệu chứng đau tái phát thường hay gặp nhất gồm đau bụng, đau ngực, đau đầu. Nếu đau đầu ở trẻ dữ dội, đột ngột có thể biểu hiện một vấn đề nghiêm trọng ở đầu hoặc hệ thần kinh trung ương khi đó con cần được khám và xử trí nhanh chóng với bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra đau đầu cũng có thể là biểu hiện khi bé mắc phải các vấn đề về sức khỏe, thể chất hay yếu tố tâm lý.
Sau đây là những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp ở trẻ em:
Nguyên nhân đau đầu do bệnh nhiễm trùng
Các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng tai và xoang có thể là nguyên nhân gây đau đầu thường hay gặp nhất ở trẻ em.
Trong trường hợp này, trẻ bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng não hoặc viêm não, cũng có thể gây đau đầu, nhưng bệnh thường đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng khác như sốt, gáy cứng, nôn và rối loạn tri giác.
Nguyên nhân đau đầu do chấn thương đầu
Các vết sưng và bầm tím có thể gây tình trạng đau đầu ở trẻ. Trẻ nhỏ rất hiếu động, bé có thể bị ngã hay va đập đầu trong quá trình vui chơi hoặc nô đùa. Nếu con bạn ngã mạnh và bị va đập vùng đầu hoặc bị đánh mạnh vào đầu nên cho con đi khám. Đặc biệt nếu cơn đau đầu xuất hiện sau khi con bị chấn thương ở đầu, có kèm theo nôn, ói thì phụ huynh cần cho trẻ đi thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để con được kiểm tra và xử trí sớm. Nếu cơn đau đầu của bé càng ngày càng tăng, phụ huynh cũng nên cho con đi kiểm tra với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử trí tốt nhất.
Đau đầu do yêu tố tâm lý
- Yếu tố tâm lý ở một trong những nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ. (ảnh minh họa)
Trẻ có thể bị căng thẳng và lo lắng khi mắc phải một số vấn đề trong việc học hành, với bạn bè, giáo viên, phụ huynh,…. Sự căng thẳng này có thể khiến trẻ bị đau đầu.
Ngoài ra với những trẻ bị trầm cảm, bé có thể phàn nàn về những cơn đau đầu đặc biệt là khi chúng gặp khó khăn khi nhận ra cảm giác buồn bã và cô đơn.
Đau đầu do thực phẩm và đồ uống
Nitrat là một chất bảo quản thực phẩm được tìm thấy trong các loại thịt được chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích có thể gây ra đau đầu. Hay các loại thức uống chứa quá nhiều caffeine như Caffe, sôcôla, trà có thể gây đau đầu ở trẻ.
Bệnh lý về não
Bệnh này rất hiếm gặp như một khối u não hoặc áp xe hoặc chảy máu trong não có thể chèn ép vào các khu vực của não, gây ra đau đầu mãn tính. Nếu mắc phải các bệnh lý về não, ngoài đau đầu trẻ có thể kèm theo các vấn đề khác về thị giác, chóng mặt và thiếu phối hợp, thậm chí là những cơn co giật.
Cách xử trí đau đầu
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ, chia sẻ bởi chuyên gia
- Trẻ bị đau đầu nên chườm lạnh, không nên chườm nóng. (ảnh minh họa)
Đau đầu đáp ứng tốt nhất khi điều trị sớm. Vì vậy khi trẻ bị đau đầu, phụ huynh cần lưu ý cách xử trí như sau:
- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé.
- Nếu con bạn bị đau đầu do căng thẳng, hãy khuyến khích trẻ nằm xuống và thư giãn, với đầu hơi cao. Giảm những căng thẳng trong học tập cho con.
- Có thể đắp khăn ấm hoặc lạnh lên trán và hoặc cổ.
- Nên tắm nước nóng hoặc vòi sen có thể giúp làm dịu cơn đau.
- Đối với trẻ bị đau nửa đầu, cần giảm thiểu sự kích thích cảm giác như: Tắt đèn trong phòng, đóng rèm cửa, cho trẻ nghỉ ngơi ở khu vực yên tĩnh. CHƯỜM LẠNH có thể có ích nhưng không áp dụng chườm nóng vì có thể khiến cơn đau trở nên nặng hơn.
- Khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc, tập thể dục và có một chế độ ăn khỏe mạnh, có thể xen kẽ các bữa ăn nhẹ.
- Có thể dùng thuốc giảm đau nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ như acetaminophen hoặc ibuprofen.
Khi nào cần đưa con đến gặp bác sĩ
>>>>>Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?
- Chuyên khoa Nhi Thu Cúc địa chỉ TIN CẬY được rất nhiều bậc phụ huynh an tâm lựa chọn khi thăm khám cho bé
Bác sĩ Nhi khoa sẽ giúp phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé bị đau đầu. Bác sĩ có thể yêu cầu mẹ ghi lại “nhật ký đau đầu” để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau đầu, bao gồm các thông tin như:
Đau đầu xảy ra khi nào? Kéo dài bao lâu? Con đang làm gì thì bị đau đầu? Đồ ăn của con ngày hôm đó là gì? Đêm hôm trước con ngủ được bao lâu? Điều gì khiến con thấy cơn đau giảm đi hay trầm trọng hơn?
Vì đau đầu có khuynh hướng di truyền trong gia đình nên nếu phụ huynh của bé hay bị đau đầu, thì nên thông báo với bác sĩ để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán cho con được tốt nhất.
Khi bé bị đau đầu, phụ huynh nên con đi thăm khám ngay với bác sĩ trong trường hợp:
- Đau cả đầu hoặc đau nửa đầu đột ngột, dữ dội
- Đau đầu đột ngột sau đó là các triệu chứng như: nôn, buồn nôn, méo miệng,…
- Đau đầu kèm theo sốt cao
- Đau đầu kèm theo khó di chuyển bàn chân bàn tay
- Đau đầu sau chấn thương vùng đầu
- Thường xuyên đau đầu
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.