Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Nhận biết và xử trí

Nếu cách đây mười năm năm, tay chân miệng vẫn còn là một “bệnh lạ” đối với người Việt Nam thì hiện nay, bệnh truyền nhiễm cấp tính này đã trở thành nỗi lo thường trực của tất cả những người có con nhỏ. Với tay chân miệng, nhận biết sớm và xử trí kịp thời có ý nghĩa rất to lớn trong hạn chế nguy cơ biến chứng. Trong bài viết sau, TCI xin chia sẻ cách nhận biết và xử trí hiệu quả bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ tại nhà, đọc ngay bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Nhận biết và xử trí

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có nguyên nhân phát sinh là Enterovirus

Tay chân miệng có nguyên nhân phát sinh là các chủng virus đường ruột (gọi chung là Enterovirus). Trong đó, Coxsackie A16 và Enterovirus 71 là hai nhóm tác nhân chính. Enterovirus là nhóm virus có sức sống bền bỉ. Nó tồn tại tốt ở nhiệt độ từ rất thấp đến rất cao: Virus chỉ bất hoạt ở 560 độ C sau 30 phút và con số này ở -40 độ C là 3 tuần.

Tay chân miệng có thể lây từ người sang người và bùng phát thành dịch rất dễ dàng. Virus gây tay chân miệng từ cơ thể người bệnh có thể phát tán ra môi trường thông qua dịch tiết đường hô hấp, dịch phỏng nước, dịch tiết đường tiêu hóa, phân. Trẻ lành tiếp xúc và nuốt chúng có thể khởi phát tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Nhận biết và xử trí

Coxsackie A16 và Enterovirus 71 là hai nhóm tác nhân chính.

2. Phỏng nước là triệu chứng đặc trưng của tay chân miệng

Phát hiện sớm tay chân miệng là một trong những điều kiện quan trọng tác động đến hiệu quả điều trị. Hầu hết trẻ tay chân miệng được phát hiện sớm và theo dõi chặt chẽ đều có quá trình điều trị nhẹ nhàng, dự phòng được biến chứng, hạn chế được nguy cơ tử vong. Theo đó, chúng ta có các dấu hiệu nhận biết tay chân miệng như sau:

– Phỏng nước: Xuất hiện ở lòng bàn tay, mông, đầu gối, lòng bàn chân. Phỏng nước tồn tại trong thời gian ngắn (thường dưới 7 ngày). Khi biến mất có thể để lại vết thâm và rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

– Loét miệng: Thường được phát hiện nhiều nhất ở môi, lưỡi, niêm mạc má và vùng hầu họng (gần lưỡi gà). Số lượng từ 1 đến vài vết, kích cỡ khoảng 2 mm – 3 mm. Loét miệng khiến trẻ đau, rát, bỏ ăn, bỏ bú và tăng tiết nước bọt.

– Sốt: Hầu hết trẻ tay chân miệng chỉ sốt nhẹ, từ 37,5°C – 38°C. Trẻ sốt cao trên 39°C liên tục từ 2 ngày là một trong những dấu hiệu gợi ý trẻ có thể có biến chứng nghiêm trọng, cần nhập viện để theo dõi.

– Tiêu chảy.

– Rối loạn tri giác, mê sảng.

Tìm hiểu thêm: Bé bị còi xương có thể cải thiện bằng ăn uống không?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Nhận biết và xử trí

Triệu chứng đặc trưng của tay chân miệng là phỏng nước.

3. Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có thể biến chứng đến viêm não

Biểu hiện lâm sàng của tay chân miệng giống bất cứ một bệnh truyền nhiễm cấp tính phát sinh do virus nào. Tuy nhiên, trẻ nhiễm EV71 nhiều khả năng có biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, không loại trừ nguy cơ tử vong, như biến chứng viêm màng não, viêm não hoặc tổn thương cơ tim.

4. Điều trị tay chân miệng là điều trị hỗ trợ

Khi nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ cần cho trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín gần nhất. Nếu bác sĩ cho phép trẻ điều trị ngoại trú, bố mẹ có thể yên tâm chăm sóc trẻ tại nhà, theo một số lưu ý như sau:

– Hạ sốt: Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm ấm (không chườm lạnh) trán, nách, bẹn, 30 phút/lần, bằng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của trẻ 2 độ C. Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi chườm ấm không hiệu quả; thuốc hạ sốt bố mẹ cho trẻ dùng cần là paracetamol đơn chất, liều dùng 5 – 10mg/kg/lần, 4 – 6 giờ/lần, một ngày không quá 4 lần.

– Cho trẻ súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý 0,9% (1/2 muỗng canh muối hòa trong 200ml nước ấm).

– Tránh làm vỡ, loét và bội nhiễm phỏng nước.

– Cho trẻ uống nhiều nước và ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu. Không cho trẻ ăn thực phẩm có vị chua hoặc cay. Khi cho trẻ ăn, dùng thìa mềm, thao tác nhẹ nhàng để tránh làm trẻ đau

– Theo dõi trẻ chặt chẽ. Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu sau: Giật mình chới với, hốt hoảng, thất thần; yếu chi, run chi, đi đứng loạng choạng; đảo mắt bất thường; co giật; nôn trớ, quấy khóc dỗ không nín;… cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Nhận biết và xử trí

>>>>>Xem thêm: Xem ngay: Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường.

5. Tay chân miệng chưa có phương pháp dự phòng đặc hiệu

– Phòng bệnh cá nhân: Bố mẹ hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen vệ sinh tay bằng xà phòng.

– Phòng bệnh trong gia đình và cộng đồng: Thường xuyên vệ sinh không gian sống và vật dụng sinh hoạt của trẻ và gia đình bằng sản phẩm khử khuẩn. Riêng vật dụng sinh hoạt của trẻ, cần vệ sinh bằng những dung dịch khử khuẩn được ngành y tế khuyên dùng như dung dịch Cloramin B 2%, dung dịch nước Javel. Tắm sạch sẽ cho trẻ bằng nước và xà phòng. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Hạn chế tối đa việc cho trẻ đến nơi công cộng.

Phía trên là cách nhận biết và xử trí tay chân miệng cho trẻ tại nhà hiệu quả. Để biết thêm các thông tin khác về bệnh truyền nhiễm cấp tính này, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *