Viêm da dị ứng ở trẻ em thường có các biểu hiện như ngứa ngáy, đau rát vùng da, mất ngủ, da bị nhiễm trùng có thể xuất hiện các vệt đỏ, mủ hay vảy vàng,… Nếu con bạn có các biểu hiện này, có thể bé đang bị viêm da dị ứng. Dị ứng có nhiều dạng khác nhau do những nguyên nhân khác nhau.
Bạn đang đọc: Các dạng c ở trẻ em và cách điều trị?
Các dạng viêm da dị ứng ở trẻ em và cách điều trị
Phát ban và phù mạch
Trẻ bị phát ban. (ảnh minh họa)
Phát ban
Đây là một dạng viêm da dị ứng ở trẻ em thường gặp nhiều nhất. Phụ huynh thấy khi quan sát thấy da của con bị sưng, ngứa, đỏ, xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể đây có thể là biểu hiện khi trẻ bị phát ban (một dạng của viêm da dị ứng). Phát ban là do chất histamine gây triệu chứng dị ứng trong da. Các yếu tố kích thích làm giải phóng histamine có thể do phản ứng với thuốc, thức ăn dễ gây dị ứng như lạc, trứng, tôm cua, đậu tương, sữa,… Phần lớn (trên 90%) tình trạng phát ban ở trẻ là do dị ứng với thức ăn hoặc nhiễm virus.
Phù mạch
Phù mạch do phản ứng của các chất hóa học (thường được dự trữ trong tế bào mast của cơ thể) ở lớp da sâu hơn, gây sưng lớp da sâu, đôi khi xuất hiện cùng với phát ban. Phù mạch không đỏ, không ngứa, thường xuất hiện ở các mô mềm như mi mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục. Phát ban và phù mạch có thể xuất hiện cùng nhau hoặc tách biệt trên cơ thể.
Mề đay do tác động vật lý
Mề đay do tác động vật lý ở trẻ em khởi phát từ nguồn bên ngoài như cọ xát da, nóng, lạnh, hoạt động gắng sức, áp lực hoặc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Xử trí:
Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán tìm nguyên nhân gây phát ban, khi xác định được nguyên nhân phát ban sẽ loại bỏ nguyên nhân đó. Nếu trẻ bị nổi mề đay do thuốc hoặc thức ăn cần một vài ngày mới đào thải hết tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ kê thuốc kháng histamine để làm giảm triệu chứng cho tới khi thủ phạm chính bị loại bỏ.
Đối với trường hợp trẻ bị nổi mề đay mãn tính, điều trị vẫn không thể kiểm soát được sự tái phát ban. Nhưng ban đó có thể sẽ tự biến mất dù có điều trị hay không. Khoảng 50% bé sẽ khỏi trong vòng 3-12 tháng; 40% trong vòng 1-5 năm, 1,5% bệnh nhân mề đay mãn có thể kéo dài trên 20 năm.
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa. (ảnh minh họa)
Một số chất tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây nổi ban thì gọi là viêm da tiếp xúc. Phản ứng này có thể do phản ứng dị dứng hoặc không dị ứng. Viêm da tiếp xúc thường xảy ra ở những nơi có tác nhân thủ phạm, ví dụ như hoát chất tiếp xúc với da.
Viêm da tiếp xúc kích thích thường đau nhiều hơn ngứa do tác nhân phá hỏng da khi tiếp xúc. Khi thời gian tiếp xúc càng cao thì mức độ phản ứng càng nặng. Ví dụ như xà phòng, thuốc tẩy, thuốc nhuộm tóc,… là nguyên nhân phổ biến nhất gây tình trạng viêm da tiếp xúc ở trẻ em và người lớn. Nếu con bạn bị nổi ban đỏ, ngứa, có thể đau hoặc có mụn nước sau khi tiếp xúc với xà phòng, thuốc tẩy, thuốc nhuộm tóc, hoặc chất tẩy rửa khác,… rất có thể bé bị viêm da tiếp xúc dị ứng.
Xử trí:
Phụ thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng. Chườm lạnh có thể giúp làm dịu cơn đau, rát ở trẻ. Nếu ban chỉ xảy ra ở vùng da nhỏ, có thể dùng kem corticoid tại chỗ để bôi giúp làm giảm triệu chứng.
Nếu ban xảy ra ở một diện tích lớn có thể dùng corticoid dạng uống. Dùng thuốc uống liên tục trong sốt quá trình phản ứng (12-28 ngày) để ngăn ngừa phản ứng tái phát.
Trong trường hợp bác sĩ không thể xác định được chất gây phản ứng dị ứng trên da của trẻ. Có thể tiến hành một số xét nghiệm, test da để giúp xác định nguyên nhân.
Viêm da dị ứng (Eczema) – chàm
Tìm hiểu thêm: Thông tin cơ bản về ho gà ở trẻ, bố mẹ biết hay chưa
Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh. (ảnh minh họa)
Là dạng viêm da dị ứng ở trẻ em, đặc biệt thường gặp nhiều nhất ở trẻ sơ sinh. Đây là phản ứng dị ứng thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, khuỷu tay và đầu gối. Ở trẻ nhỏ các ban đỏ, ngứa, có vảy. Eczema có thể có lúc rỉ nước, có lúc rất khô. Bác sĩ chẩn đoán viêm da dị ứng thường căn cứ vào 3 triệu chứng ở trẻ đó là: ngứa, dát khô sẩn của chàm, cơ địa dị ứng.
Ở trẻ em, yếu tố có thể kích thích sự phát triển của eczema như thức ăn, quá nóng hoặc quá ướt, tiếp xúc với các chất kích thích như xà phòng,… Ngoài ra, nhiễm tụ cầu thứ phát cũng có thể là nguyên nhân gây viêm dạ dị ứng (eczema) ở trẻ. Những trẻ có cơ địa dị ứng sẽ có phản ứng nhạy cảm hơn với những trẻ khác.
Xử trí:
Ngăn ngừa ngứa là việc làm đầu tiên khi điều trị eczema. Có thể dùng gạc lạnh và bôi da khô bằng kem hoặc dầu, đặc biệt trong mùa khô.
Sau đó tìm hiểu nguyên nhân, các yếu tố kích thích và loại bỏ chúng. Nếu thức ăn được xác định là thủ phạm chính, trẻ tìm hiểu và nên cần tránh những thức ăn gây ra dị ứng cho con.
Thuốc corticosteroid dạng kem thường sử dụng để điều trị eczema. Trong những trường hợp nặng có thể thêm kháng histamine/corticosteroid uống. Nếu nhiễm khuẩn thứ phát, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nhi và tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sau khi bé được thăm khám.
Trẻ bị viêm da dị ứng có nên tắm nước lá không?
Tắm nước lá không giúp khỏi viêm da dị ứng, một số trường hợp có thể gây nhiễm trùng da của trẻ. (ảnh minh họa)
Nhiều bậc phụ huynh thấy da của bé bị ban đỏ, theo dân gian hay đi tìm các loại lá để tắm cho con như lá khế chua, lá tía tô, lá lá chè xanh, mướp đắng, lá cây sài đất,… Tuy nhiên cần lưu ý, một số trường hợp viêm da dị ứng ở trẻ em khi tắm nước lá có thể bị nhiễm trùng, có những trường hợp tình trạng dị ứng của bé có thể còn nặng hơn sau khi tắm nước lá.
Nếu tắm cho con trong trường hợp bé bị viêm da dị ứng, bạn có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm, vắt một chút chanh để giúp làm sạch da và nên cho con đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định được đúng nguyên nhân gây dị ứng để có cách xử trí.
Khi nào nên cho bé đi khám?
Cần để xác định, chẩn đoán viêm da dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc ở trẻ bị viêm da.
Cần để xác định nguồn gốc của viêm da tiếp xúc.
Bệnh viêm da dị ứng mà đáp ứng kém với điều trị.
Cần xác định vai trò của dị ứng thức ăn ở trẻ bị viêm da cơ địa.
Nên cho con khám ở đâu?
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bệnh thủy đậu có bị 2 lần không?
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc địa chỉ “ruột” được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn.
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là địa chỉ thăm khám uy tín được nhiều phụ huynh tin tưởng và lựa chọn. Khi cho con đến khám tại Thu Cúc, bé yêu sẽ được:
- Đặt lịch và làm thủ tục khám nhanh chóng, không mất nhiều thời gian chờ đợi.
- Môi trường khám an toàn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo, tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.
- Bác sĩ giàu kinh nghiệm, yêu trẻ, khám tận tình, bé yêu không sợ khám.
- Hạn chế kháng sinh, chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự cần thiết.
- Có khu vui chơi tại khu vui chơi dành riêng cho trẻ (rộng rãi, thoáng mát, với nhiều đồ chơi hấp dẫn).
- Mẹ và bé được phục vụ chu đáo, khám tất cả các ngày trong tuần.
- Phí khám phù hợp, áp dụng BHYT và Bảo hiểm bảo lãnh.
Nếu cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho con tại Thu Cúc. Bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.