Nhiều phụ huynh được “mách” rằng: rụng tóc ở trẻ nhỏ là do còi xương. Vì vậy, nhiều ba mẹ tỏ ra hoang mang, lo lắng không biết con bị thiếu chất gì? cần bổ sung ra sao? Liệu trẻ bị rụng tóc có phải là do bé bị còi xương hay không? Ba mẹ hãy cùng tham khảo bài viết sau.
Bạn đang đọc: Rụng tóc ở trẻ nhỏ có phải do còi xương không?
1. Mẹ hiểu gì về chu kỳ mọc tóc ở trẻ nhỏ?
Trẻ sơ sinh có thể rụng một hoặc nhiều chỏm tóc trên đầu.
Trẻ sơ sinh mọc tóc trải qua 2 giai đoạn chính là:
– Giai đoạn tăng trưởng (mọc tóc) kéo dài khoảng 3 năm
– Giai đoạn nghỉ ngơi (hay bị rụng tóc) kéo dài khoảng 3 tháng.
Ở giai đoạn nghỉ ngơi sợi tóc của bé vẫn nằm trong nang tóc cho tới khi tóc mới bắt đầu mọc. Khi gặp các vấn đề như sốt cao, stress, hay thay đổi hormone một lượng tóc ở bé có thể ngừng phát triển ngay lập tức, chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi. Sau khoảng 3 tháng, khi tóc bước vào giai đoạn phát triển mới, tóc cũ mới bắt đầu rụng.
2. Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ nhỏ là gì?
Sự thay đổi hormone (sụt giảm hormone) khi bé trào đời có thể là nguyên nhân dẫn tới rụng tóc ở trẻ em. Đây cũng được coi là nguyên nhân chính gây rụng tóc ở những bà mẹ sau khi sinh.
Trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều. Tư thế nằm ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc rụng tóc của trẻ. Nếu bé chỉ nằm ở một tư thế, chẳng hạn như nằm ngửa thì vùng tóc ở khu vực gáy phía đằng sau có thể rụng nhiều hơn. Tóc có thể rụng thành mảng nếu bé hay ngọ ngoạy, cọ đầu vào đệm.
3. Rụng tóc ở trẻ nhỏ phải do còi xương không?
Tìm hiểu thêm: Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm
Rụng tóc ở trẻ em không chắc chắn là do bé bị còi xương.
Rất nhiều phụ huynh nuôi con nhỏ to ra lo lắng khi nghe các mẹ “rỉ tai” nhau rằng: Rụng tóc ở trẻ (rụng tóc vành khăn) là do bé bị còi xương. Điều này không hoàn toàn đúng. Vì trẻ bị còi xương có rất nhiều dấu hiệu, việc bé bị rụng tóc có thể chỉ là một trong số những biểu hiện nhưng chưa thể kết luận rằng con bị còi xương. Bé bị còi xương còn có rất nhiều những biểu hiện khác nữa như:
– Trẻ hay quấy khóc không rõ nguyên nhân.
– Ngủ đêm hay giật mình và đổ nhiều mồ hôi.
– Phần thóp (đỉnh đầu) của bé rộng, sờ vào thấy mềm, lâu đóng thóp và phập phồng theo nhịp thở.
– Có bướu nhô rõ ở đỉnh đầu và trán.
– Xương hộp sọ mềm và bị bẹp bất thường.
– Chậm mọc răng, chậm biết lẫy (xoay người ngửa thành úp), biết bò hoặc chậm biết đi hơn so với bình thường.
– Bé thường bị táo bón.
4. Cha mẹ nên làm khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc?
Đối với rụng tóc ở trẻ do thay đổi hormon, cha mẹ không cần làm gì, hãy đợi cho đến khi tóc của bé mọc lên. Nếu tóc rụng do tư thế nằm, mẹ nên đặt bé ngủ ở những tư thế khác nhau, nên thay đổi tư thế ngủ của bé, tránh để bé chỉ nằm ở một tư thế. Có thể tăng thời gian cho bé nằm sấp (lúc bé tỉnh hoặc bụng đói). Nên tạo thói quen này cho trẻ từ khi mới sinh ra, tốt nhất là sau khi rụng rốn.
Sau khoảng 6 tháng, bác bé bắt đầu tự điều chỉnh tư thế ngủ, không nằm ở một tư thế trong suốt đêm nữa nên việc rụng tóc do tư thế nằm không còn phổ biến.
Có nhiều bé vốn sinh ra đã rất ít tóc, nhiều mẹ gọi vui là “đầu trọc” hay “đầu lông cò”. Tuy nhiên khi nhìn thật gần, mẹ có thể thấy những sợi tóc cực mảnh, mềm mại và nhạt màu nhú lên trên da đầu. Tình trạng này có thể kéo dài tới tận lúc bé 1 tuổi hoặc hơn.
5. Khi nào cần đưa con đi khám bác sĩ?
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Trẻ sốt do viêm họng thì bao lâu nên đưa đi viện?
Trẻ bị rụng tóc nhiều, trong thời gian dài nên cho bé đi thăm khám với bác sĩ.
Như vậy, không thể khẳng định tụng tóc ở trẻ là do con bị còi xương. Phụ huynh không nên hoang mang khi thấy con mình bị rụng tóc nhiều, thay vào đó là bình tĩnh quan sát những biểu hiện khác của bé và tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa nhi.
Trong những trường hợp sau, phụ huynh nên cho con đi thăm khám sớm với bác sĩ để phát hiện và xử trí kịp thời các bệnh lý tiềm ẩn như:
– Da đầu tại vùng tóc bị rụng của con có biểu hiện bất thường như đỏ, bong vảy,… có thể là biểu hiện của bệnh nấm bẩm sinh (bệnh ecpet mảng tròn).
– Vùng tóc rụng nhiều gần như khắp cả đầu chứ không phải rụng thành từng mảng, có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như thiểu năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến yên,…
– Tình trạng rụng tóc của bé không cải thiện sau 6 tháng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.