Mùa hè là mùa cao điểm của bệnh viêm não Nhật Bản, viêm não do virus herpes (tháng 5-7). Bài viết sẽ giúp mẹ nhận diện các dấu hiệu của bệnh viêm não ở trẻ em, cần nhận diện sớm để có biện pháp xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm đồng thời có biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho con.
Bạn đang đọc: Viêm não ở trẻ em và những điều cha mẹ nhất định phải biết
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm não ở trẻ em
- Khi bị viêm não bé thường sốt cao đột ngột, sốt liên tục kéo dài 1-2 ngày kèm nôn ói, đau đầu nhiều, ngủ li bì… (ảnh minh họa)
Bệnh viêm não ở trẻ em thường dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh sốt virus (sốt siêu vi). Tuy nhiên, sốt virus thường có biểu hiện sốt, nôn, đau đầu. Còn viêm màng não ở trẻ em thường biểu hiện các triệu chứng cụ thể như:
- Sốt cao, kéo dài khoảng 1-2 ngày
- Đau đầu nhiều
- Nôn vọt (không liên quan đến bữa ăn)
- Kèm các biểu hiện rối loạn ý thức như: ngủ lơ mơ, li bì, thậm chí hôn mê.
Nếu có các dấu hiệu này, phụ huynh nên đưa bé đến khám ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi để bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời cho con, tránh các biến chứng nguy hiểm do viêm não gây ra.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm não ở trẻ em
Tìm hiểu thêm: Thuốc trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ, những điều cần biết
- Viêm não nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây biến chứng thần kinh, liệt, chức năng vận động bị suy giảm. (ảnh minh họa)
Viêm não ở trẻ em có thể để lại các di chứng nặng nề như:
– Động kinh, điếc, kém giao tiếp
– Co giật, liệt cơ, mất chức năng vận động phải nằm tại chỗ và cần có người chăm sóc suốt đời.
Những trẻ có biểu hiện co giật, liệt khu trú thường dễ để lại các biến chứng nặng nề. Với những di chứng nhẹ, sau đó trẻ có thể phục hồi dần chức năng nhưng với những di chứng nặng, nếu trẻ có thể phục hồi thì cũng chỉ đạt được mức độ trẻ tự phục vụ sinh hoạt cá nhân.
Nguyên nhân gây viêm não ở trẻ em
Viêm não do virus herpes, viêm não Nhật Bản, do virus khác,… Viêm não do virus hiện đã có thuốc điều trị, nên nếu bệnh nhi được phát hiện sớm và đến viện xử trí kịp thời sẽ hạn chế tối đa di chứng xảy ra.
Viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị nhưng đã có vắc-xin phòng ngừa. Tuy nhiên phụ huynh lại không tiêm phòng đầy đủ cho con:
– Trẻ cần tiêm đủ 3 mũi (Lần 1: Khi trẻ đủ 1 tuổi; Lần 2: 1-2 tuần sau lần 1; Lần 3: 1 năm sau lần 2)
– Sau khi tiêm đủ 3 mũi, trẻ cần phải tiêm nhắc lại 3-5 năm cho đến khi 15 tuổi.
– Trường hợp trẻ nhỏ chỉ tiêm đủ 3 mũi rồi bỏ qua, không tiêm nhắc lại vẫn có nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản.
Hiện nay có khoảng 50-60% ca viêm não có thể xác định được căn nguyên, khoảng 40% là không tìm ra nguyên nhân. Vì vậy biện pháp phòng ngừa viêm não ở trẻ em là vô cùng cần thiết, giúp trẻ tránh được các biến chứng nặng nề do viêm não gây ra.
Phòng ngừa viêm não cho trẻ
Mùa hè là mùa cao điểm của bệnh viêm não, vì vậy các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác. Ở nhiều nước phát triển, viêm não do virus herpes chiếm đa số. Nhưng tại Việt Nam theo các số liệu phân tích và nghiên cứu, viêm não do virus herpes cũng có xuất hiện nhưng bệnh viêm não Nhật Bản vẫn đứng hàng đầu.
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị táo bón: Nguyên nhân, cách khắc phục đơn giản, hiệu quả
- Trẻ nhỏ cần tiêm đủ 3 mũi vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản và phải tiêm nhắc lại 3-5 năm cho đến khi 15 tuổi. (ảnh minh họa)
Để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý:
– Cho con tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch.
– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con, tạo thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
– Cho trẻ đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi khi nếu thấy bé có các biểu hiện bất thường để được chẩn đoán đúng và xử trí kịp thời.
– Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu các bậc phụ huynh cần thăm khám cho bé, có thể liên hệ tới Chuyên khoa Nhi Thu Cúc để bác sĩ Nhi khoa kiểm tra và xử trí tốt nhất cho con.
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi và giàu kinh nghiệm, từng làm việc tại các bệnh viện lớn như Viện E, Xanh – Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trung Ương,… trực tiếp thăm khám và điều trị hiệu quả cho bé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.