Điều trị sốt xuất huyết cho trẻ: Cách giảm đau nhanh

Đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ xương khớp là những triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết, đặc biệt là trong 3 – 5 ngày đầu. Vậy điều trị sốt xuất huyết cho trẻ, có cách nào để làm dịu cơn đau? Ở giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết như hiện nay, nắm được thông tin này là vô cùng cần thiết đối với bố mẹ. Bởi thế, đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Điều trị sốt xuất huyết cho trẻ: Cách giảm đau nhanh

1. Tại sao trẻ sốt xuất huyết lại đau nhức cơ thể dữ dội?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có nguyên nhân phát sinh là virus. Các bệnh truyền nhiễm phát sinh do virus đều có khởi đầu tương tự nhau, đó là sốt. Cụ thể, trong 1 – 3 ngày đầu, trẻ sốt xuất huyết sẽ sốt rất cao. Trong quá trình đó, mỗi lần hạ sốt, trẻ sẽ vã mồ hôi. Trong mồ hôi chứa nước và điện giải; vì thế, việc vã mồ hôi khiến trẻ mất cả nước và điện giải. Mất nước và điện giải, máu trẻ sẽ cô đặc. Bên cạnh đó, bản thân sốt cao đã làm máu trẻ cô đặc, tăng hematocrit, khiến khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn như não, bị hạn chế. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ xương khớp,… ở trẻ sốt xuất huyết.

Điều trị sốt xuất huyết cho trẻ: Cách giảm đau nhanh

Trẻ sốt xuất huyết sẽ sốt rất cao trong1 – 3 ngày đầu.

2. Làm thế nào để giảm đau nhức cơ thể cho trẻ sốt xuất huyết?

Hiện tại, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; điều trị sốt xuất huyết chỉ là điều trị hỗ trợ, ở đây là hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và biến chứng. Trong điều trị hỗ trợ sốt xuất huyết, sử dụng thuốc giảm đau là một nội dung vô cùng quan trọng.

Để giảm đau trong sốt xuất huyết, bố mẹ chỉ dùng Paracetamol, theo một số nguyên tắc sau:

– Thời điểm sử dụng: Khi và chỉ khi trẻ sốt trên 38.5 độ C.

– Liều lượng sử dụng: 10 – 15mg/kg/lần; ví dụ, trẻ 20 cân, mỗi lần cần sử dụng 200 – 300mg.

– Tần suất sử dụng: 4 – 6 giờ/lần, một ngày không quá 4 lần.

Bố mẹ tuyệt đối không dùng Aspirin và Ibuprofen để giảm đau cho trẻ sốt xuất huyết, vì chúng có thể làm giảm tiểu cầu. Bản thân sốt xuất huyết đã làm giảm tiểu cầu, nếu bố mẹ thêm vào cơ thể trẻ một yếu tố làm giảm tiểu cầu nữa, tình trạng giảm tiểu cầu sẽ trầm trọng hơn. Tình trạng này ở trẻ sốt xuất huyết nếu không được kiểm soát hiệu quả, có thể làm trẻ tử vong.

Ngoài sử dụng Paracetamol, để cải thiện các triệu chứng đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ xương khớp, bố mẹ nên chăm sóc trẻ theo một số lưu ý sau:

– Hạ sốt: Chườm mát trán, nách, bẹn hay các vị trí khớp khuỷu khác bằng nước ấm (nước có nhiệt độ thấp hơn 2 độ C so với nhiệt độ cơ thể trẻ).

– Bù nước và điện giải cho trẻ bằng dung dịch Oresol (pha đúng hướng dẫn được in trên bao bì của nhà sản xuất), nước hoa quả như nước dừa, nước cam, nước chanh, nước bưởi, nước ổi, nước lựu,… và nước lọc.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu bệnh quai bị ở trẻ em

Điều trị sốt xuất huyết cho trẻ: Cách giảm đau nhanh

Cho trẻ uống nước dừa để bù nước và điện giải.

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ; trong đó, tập trung vào nhóm thực phẩm giàu đạm, Vitamin và khoáng chất. Thực phẩm trẻ ăn cần được chế biến theo nguyên tắc 3L – Lỏng, lạt, lạnh. Trẻ sốt xuất huyết không nên ăn thực phẩm sẫm màu để tránh gây nhầm lẫn trong việc nhận biết triệu chứng xuất huyết tiêu hóa.

– Cho trẻ nghỉ ngơi trong không gian thoáng, mát, lưu thông không khí tốt.

Khi trẻ sốt xuất huyết được hạ sốt, bù nước – điện giải, bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ, trẻ sẽ bớt đau hơn rất nhiều.

3. Những lưu ý khác trong điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà là gì?

– Thông báo các thuốc đang sử dụng cho trẻ tại nhà để bác sĩ theo dõi, đặc biệt là những trẻ đang sử dụng thuốc chống đông máu. Những trẻ đang sử dụng thuốc chống đông máu mà sốt xuất huyết thì phải vô cùng chú ý.

– Không dùng kháng sinh cho trẻ sốt xuất huyết vì trong điều trị sốt xuất huyết, dùng kháng sinh không những vô nghĩa mà còn có thể gây hại cho gan, thận.

– Đo nhiệt độ cơ thể trẻ ít nhất 3 lần/ngày.

– Cho trẻ sốt xuất huyết mặc quần áo thoáng, mát, thấm hút mồ hôi. Không mặc nhiều quần áo hoặc đắp chăn cho trẻ, để hạn chế tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao làm gia tăng cảm giác đau nhức cơ thể.

– Khi sốt xuất huyết, bố mẹ chỉ nên cho trẻ súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý, không đánh răng để tránh làm trẻ chảy máu chân răng.

– Theo dõi chặt chẽ tình trạng đau bụng, nôn, tiêu chảy và số lượng nước tiểu mỗi ngày.

– Chú ý tình trạng tri giác: Tỉnh táo hay li bì, lơ mơ? Có hay không tình trạng xuất huyết (chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, chảy máu âm đạo, tiểu tiện và đại tiện ra máu,…).

– Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, nếu trẻ đau bụng dữ dội, xuất huyết niêm mạc (chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu âm đạo,…), xuất huyết nội tạng (nôn ra máu, tiểu tiện và đại tiện ra máu), rối loạn tri giác,…, bố mẹ cho trẻ nhập viện ngay.

Điều trị sốt xuất huyết cho trẻ: Cách giảm đau nhanh

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị cúm A có nên uống kháng sinh hay không?

Khi có dấu hiệu sốt xuất huyết chuyển biến xấu, bố mẹ cho trẻ nhập viện ngay.

Phía trên là thông tin về cách giảm đau khi điều trị sốt xuất huyết cho trẻ. Nếu còn băn khoăn về vấn đề này, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *