7 Dấu hiệu cảnh báo tình trạng sốt xuất huyết nghiêm trọng ở trẻ

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân bị sốt xuất huyết đều có thể bình phục sau khi được thực hiện chế độ chăm sóc tại nhà phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế ta thấy vẫn có những ca bệnh trở nặng dẫn tới nhiều nguy hiểm. Điều này đặc biệt dễ gặp phải với đối tượng trẻ nhỏ. Vậy đâu là dấu hiệu cảnh báo cha mẹ về tình trạng sốt xuất huyết nghiêm trọng ở trẻ.

Bạn đang đọc: 7 Dấu hiệu cảnh báo tình trạng sốt xuất huyết nghiêm trọng ở trẻ

1. Tình trạng trẻ nhỏ bị mắc bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh gây ra bởi 4 chủng virus thuộc virus Dengue. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trong đó, trẻ nhỏ là nhóm đối tượng rất dễ nhiễm bệnh.

1.1 Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

7 Dấu hiệu cảnh báo tình trạng sốt xuất huyết nghiêm trọng ở trẻ

Sốt xuất huyết ở trẻ có thể nhận biết qua một số triệu chứng nhất định

Sau khoảng 4-5 ngày từ lúc bị nhiễm virus gây sốt xuất huyết, trẻ sẽ có những triệu chứng như sau:

– Đau mắt.

– Sốt cao đột ngột.

– Nhức mỏi khớp và cơ.

– Đau đầu nghiêm trọng.

– Cơ thể nổi phát ban, thường xuất hiện sau khi trẻ nhỏ phát sốt.

– Mũi và nướu răng có hiện tượng chảy máu bất thường.

– Da trẻ dễ bị xuất hiện những vết bầm tím.

– Trẻ chán ăn và buồn nôn.

– Thân nhiệt trẻ hạ thấp.

– Giảm tiểu cầu nhanh chóng.

– Ho khan.

– Nước mũi chảy.

Những triệu chứng này thường dễ gây nhầm lẫn với một số tình trạng nhiễm trùng khác. Thế nhưng tình trạng cùng cơn đau có thể dữ dội hơn nhiều. Vì vậy, khi trẻ nhỏ có triệu chứng trên, cha mẹ nên cho bé tới bệnh viện ngay để được kiểm tra. Từ đó, ta sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

1.2 Mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Tình trạng sốt xuất huyết của trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp có thể nhanh chóng trở nặng. Từ đó, nhiều biến chứng có thể xảy ra. Điển hình như tình trạng:

– Sốt cao và co giật.

– Bại não.

– Xuất hiện tình trạng cục máu đông hình thành

– Gan, phổi, tim của trẻ bị tổn thương.

– Hội chứng sốc do sốt xuất huyết có thể xuất hiện.

2. Dấu hiệu cảnh báo tình trạng sốt xuất huyết nghiêm trọng ở trẻ nhỏ

2.1 Đau bụng dữ dội

Tìm hiểu thêm: Phụ huynh có biết thuốc cảm cúm trẻ em gồm những loại nào?

7 Dấu hiệu cảnh báo tình trạng sốt xuất huyết nghiêm trọng ở trẻ

Đau bụng dữ dội là cảnh báo tình trạng bệnh sốt xuất huyết trở nặng

Đau bụng khi bị sốt xuất huyết ở trẻ đôi khi có thể do tình trạng khó tiêu hay táo bón. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của sự tích tụ chất lỏng. Trong đó thường gặp là do hiện tượng bị thất thoát huyết tương khỏi lòng mạch máu. Từ đó, màng bao gan bị căng to ra dẫn tới đau gan.

Bên cạnh đó, việc bị đau bụng có thể bởi tràn dịch màng bụng, viêm hạch mạc treo, xuất huyết trong đường tiêu hóa, …

2.2 Nôn nhiều

Nhiều trẻ khi bị sốt xuất huyết có biểu hiện nôn. Nếu trẻ nôn từ 3 lần trở lên trong 24h đầu thì đây là vấn đề nghiêm trọng. Cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng cấp cứu ngay để kiểm tra và điều trị.

2.3 Thở gấp, nhanh

Khi trẻ bị sốt xuất huyết kèm theo thở gấp, nhanh cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Điều này thể hiện tình trạng bệnh chuyển nặng. Ta cần theo dõi trẻ kĩ để đưa đi bệnh viện ngay khi cần thiết.

2.4 Chân răng chảy máu

Bệnh nhi sốt xuất huyết nếu bị chảy máu chân răng thì là một dấu hiệu đáng báo động. Điều này là bởi đây có thể là biểu hiện cho tình trạng bệnh tiến triển nặng, cụ thể là tình trạng xuất huyết niêm mạc. Nếu trẻ không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể kéo theo các biến chứng nặng.

2.5 Bồn chồn trong người

Việc trẻ bị sốt xuất huyết thấy bồn chồn trong người thường là vấn đề đáng ngại. Khi đó, tình trạng bệnh có thể đang trở nặng. Trẻ sẽ ở trong tình trạng dễ cái kỉnh, tức giận.

2.6 Nôn ra máu

Một số trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết nôn có lẫn máu là dấu hiệu khá nghiêm trọng. Đây có thể là cảnh báo cho tình trạng trẻ cần được cấp cứu ngay. Thậm chí có những trường hợp bệnh nhu cần phải được truyền máu.

2.7 Buồn ngủ và mất ý thức

Bệnh nhân bị buồn ngủ hay mất ý thức là một trong những triệu chứng cảnh báo về tình trạng sốt xuất huyết nặng. Khi đó, trẻ cần ngay lập tức có sự hỗ trợ chăm sóc, điều trị từ phía bệnh viện.

3. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết

3.1 Điều trị tại cơ sở y tế

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ thông thường sẽ kéo dài khoảng 7 ngày và thường có thể khỏi khi điều trị tại nhà. Thế nhưng trong một số trường hợp, bệnh nhi có thể xuất hiện biến chứng nặng, Khi đó trẻ cần được nhanh chóng đưa tới bệnh viện kịp thời để điều trị phù hợp. Khi tình trạng sức khỏe bé đã tốt hơn, triệu chứng dần biến mất thì mẹ có thể yêu cầu cho bé được xuất viện.

3.2 Chăm sóc tại nhà

7 Dấu hiệu cảnh báo tình trạng sốt xuất huyết nghiêm trọng ở trẻ

>>>>>Xem thêm: Khi trẻ bị sốt có nên tắm không? Cách tắm đúng cách cho bé

Trẻ bị sốt xuất huyết cần được uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Khi mới phát bệnh, trẻ nhỏ thường xuất hiện những triệu chứng bệnh nhẹ. Khi đó, cha mẹ có thể thực hiện chăm sóc tại nhà để giảm triệu chứng với những lưu ý sau:

– Cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

– Cho trẻ bổ sung thêm nước: Sốt xuất huyết sẽ khiến trẻ bị mất nước. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ uống thêm nhiều nước hơn. Với những trẻ sơ sinh còn bú mẹ, mẹ có thể tăng thêm cữ sữa cho bé. Đối với những trẻ đã biết ăn, mẹ có thể cho trẻ ăn những món dạng lỏng như cháo, súp, … để dễ tiêu hóa.

– Theo dõi trẻ sát sao: Điều này sẽ giúp cha mẹ kịp thời phát hiện nếu trẻ có biểu hiện bị sốc.

– Thực hiện lau mát người cho trẻ: Khi trẻ bị sốt, thân nhiệt trẻ sẽ cao, đổ nhiều mồ hôi gây khó chịu. Cha mẹ nên sử dụng nước ấm để lau người, làm dịu da cho trẻ.

– Cha mẹ lưu ý không thực hiện điều trị cho bé bằng những cách thức dân gian. Điển hình như việc sử dụng lá trầu không, cạo gió, … Những hành động này có thể dẫn tới tổn thương da nghiêm trọng cho trẻ.

Trên đây là một vài dấu hiệu cảnh báo tình trạng sốt xuất huyết nghiêm trọng ở trẻ và những lưu ý chăm sóc phù hợp. Trong trường hợp cần thiết khi bé có biểu hiện bất thường, cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện sớ nhất có thể để được hỗ trợ điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *