Chuyên gia chỉ điểm các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè

Mùa hè nắng nóng, là thời điểm thuận lợi để các virus, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và gây bệnh. Phụ huynh cần trang bị kiến thức về những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè, để chủ động phòng tránh cũng như kịp thời đối phó, giúp bé có một sức khỏe tốt.

Bạn đang đọc: Chuyên gia chỉ điểm các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè

Chuyên gia chỉ điểm các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè
Để trẻ có một sức khỏe tốt vào mùa hè là điều ba mẹ nào cũng mong muốn. (ảnh minh họa)

Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè

Nóng, ẩm… là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, thời tiết này khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm, con dễ mắc một số bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè như:

Sốt virus

Chuyên gia chỉ điểm các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè
Sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi là bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè. (ảnh minh họa)

Đây là bệnh thường gặp nhất ở trẻ vào mùa hè. Trẻ sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, có thể có triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, ho…

Khi bị sốt do virus, triệu chứng sốt có thể duy trì trong vài ngày, dùng thuốc hạ sốt thông thường, thân nhiệt giảm không đáng kể. Sau khi đỡ sốt, trẻ có thể phát ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2- 4 của bệnh, ban thường mọc tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi mất đi cũng theo tuần tự như vậy.

Ngoài ra, trẻ thường có nổi hạch ở cổ, gáy, các hạch này có thể đau và tồn tại lâu.

Tiêu chảy cấp

Tìm hiểu thêm: 5 bệnh trẻ dễ mắc vào mùa hè Bệnh tay – chân – miệng

Chuyên gia chỉ điểm các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè
Tiêu chảy cấp là phổ biến và thường gặp ở trẻ vào mùa hè. (ảnh minh họa)

Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi và thường hay gặp vào thời điểm nắng nóng kéo dài. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ có thể là do vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…) hoặc virus, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cấp chủ yếu do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh tiêu chảy cấp.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện Thu Cúc – Trẻ bị tiêu chảy cấp thường có một số triệu chứng như sau:

Đi ngoài 10 – 15 lần/ngày, phân lỏng, nhiều nước, có mùi chua nhiều khi có nhầy máu

Bé có thể bị nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày, thường nôn sau khi ăn

Trẻ biếng ăn hơn, uống nhiều nước, tiểu ít, …

Tiêu chảy cấp ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm do cơ thể thiếu nước trầm trọng. Tình trạng này kéo dài làm cho cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng, dễ suy nhược, giảm miễn dịch, bé có thể chậm tăng cân, còi cọc.

Bệnh tay chân miệng

Chuyên gia chỉ điểm các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè
Bệnh tay chân miệng là loại bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè. (ảnh minh họa)

Bệnh do virus gây ra, lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, từ người sang người. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi.

Triệu chứng bệnh chân tay miệng bao gồm: lúc đầu trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn. Khi đó, trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi…

Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Chuyên gia chỉ điểm các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Trẻ bị sốt virus có nên truyền dịch không?

Ba mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ khi thấy các dấu hiệu bất thường về sức khỏe (ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Thu Cúc, để phòng tránh những bệnh thường gặp ở trẻ, đồng thời nâng cao sức đề kháng của con, ba mẹ cần lưu ý:

– Tắm gội sạch sẽ hàng ngày cho bé, tránh để con khó chịu do bụi bặm, mồ hôi ứ đọng ở cổ nách bẹn…; trẻ ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm thì cần thay quần áo thường xuyên

– Cho trẻ uống đủ, khi ra ngoài cần phải đội mũ nón rộng vành, không chơi ngoài trời nắng quá lâu đặc biệt là nắng đầu mùa.

– Đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày và an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng các nguồn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đây là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột,…

– Không để quạt điện thẳng vào người, nhất là trẻ sơ sinh vì trẻ dễ bị khô mũi họng, càng không nên bật quạt hoặc điều hòa rồi nằm sau khi vừa tắm xong.

– Tiêm vacxin đầy đủ theo lịch và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 1-2 lần/1 năm.

Các bác sĩ chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện Thu Cúc cũng nhấn mạnh: Ngay khi trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt cao, bỏ ăn ăn kém, mệt mỏi,… ba mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt, tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà cho bé để tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ nhiều bác sĩ giỏi trong lĩnh vực Nhi khoa từ các bệnh viện lớn như viện E, Xanh-Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trung ương … ra làm việc, hệ thống máy móc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh tân tiến, cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình và chu đáo là địa chỉ tốt để mẹ thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ nhỏ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *