Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt xuất huyết cần nhập viện

Hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết có thể điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị ngoại trú đó, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sốt xuất huyết, đặc biệt là trẻ em, phải được theo dõi chặt chẽ. Vậy, trẻ sốt xuất huyết khi nào cần nhập viện? Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bố mẹ những dấu hiệu cho thấy trẻ sốt xuất huyết cần tái khám và điều trị nội trú, đọc ngay để bảo vệ trẻ an toàn, bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt xuất huyết cần nhập viện

1. Sốt xuất huyết ở trẻ và một số thông tin cơ bản

1.1. Nguyên nhân phát sinh sốt xuất huyết là gì?

Nguyên nhân phát sinh sốt xuất huyết được xác định là virus Dengue, 4 tuýp DENV-1, DENV-2, DENV-3, và DENV-4. Theo đó, để bệnh truyền nhiễm cấp tính này lây từ người sang người, nhất định phải có hoạt động của muỗi Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus. Cụ thể, chúng ta có phương thức lây nhiễm sốt xuất huyết như sau:

– Bước 1: Muỗi Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus đốt người bệnh sốt xuất huyết và nhiễm virus Dengue.

– Bước 2: Muỗi Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus nhiễm virus Dengue đốt trẻ và làm khởi phát ở trẻ sốt xuất huyết.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt xuất huyết cần nhập viện

Trung gian lây nhiễm của sốt xuất huyết là muỗi.

1.2. Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Như đã đề cập phía trên, sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bệnh truyền nhiễm này có thể gây ra các biểu hiện nặng nề, đe dọa đến tính mạng. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết:

– Sốc mất máu: Sốt xuất huyết có thể làm trẻ chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, chảy máu âm đạo, tiểu máu, đi ngoài phân máu. Tình trạng xuất huyết này làm tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương, khó lưu thông máu. Cho đến một ngưỡng nhất định, tình trạng xuất huyết sẽ gây sốc. Lúc này, máu trẻ chảy ồ ạt, trẻ tụt huyết áp, li bì,…

– Suy tim, suy thận: Tình trạng suy tim xuất hiện do sốt xuất huyết gây mất máu, làm tim thiếu máu tuần hoàn. Khi tim suy hay khi tim không đủ sức bơm máu mà huyết tương lại xuất hiện (do xuất huyết), màng tim sẽ tràn dịch. Ngoài tim, thận cũng có thể suy giảm chức năng do phải hoạt động quá mức nhằm bài tiết huyết tương qua nước tiểu. Tình trạng suy giảm chức năng này nếu kéo dài có thể khiến thận suy cấp tính.

– Tràn dịch màng phổi: Huyết tương xuất hiện do xuất huyết bị tràn, có thể xâm nhập vào đường hô hấp, làm trẻ tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Tính mạng trẻ có thể bị đe dọa nếu những tình trạng này không được cấp cứu khẩn trương.

– Tụt huyết áp, đau đầu dữ dội: Trẻ sốt xuất huyết có thể tụt huyết áp đột ngột và gặp khó khăn trong đi đứng. Tình trạng này cần khắc phục nhanh chóng, nếu không, trẻ sẽ đau đầu dữ dội, xuất huyết não và tử vong.

Tìm hiểu thêm: Bệnh cúm A lây qua đường gì và khi mắc người bệnh có biểu hiện nào?

Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt xuất huyết cần nhập viện

Tình trạng tụt huyết áp do sốt xuất huyết có thể khiến trẻ đau đầu dữ dội, xuất huyết não và tử vong.

– Hôn mê: Khi xuất huyết, thông qua thành mạch, huyết tương có thể tích tụ ở màng não, gây phù não và các hội chứng thần kinh, dẫn đến hôn mê. Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất trẻ sốt xuất huyết có thể gặp phải.

2. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Trẻ sốt xuất huyết khi nào cần nhập viện?

Cho trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, khi trẻ có các dấu hiệu: Sốt cao đột ngột, từ 40 độ C; đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ xương khớp; buồn nôn và nôn; nổi hạch; phát ban;… là cách hạn chế biến chứng sốt xuất huyết hiệu quả nhất. Sau thăm khám, hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết có thể điều trị ngoại trú theo 4 nội dung chính, đó là: Cho trẻ uống nhiều nước; hạ sốt, giảm đau cho trẻ bằng paracetamol; tập trung bổ sung thực phẩm giàu đạm, giàu Vitamin và khoáng chất cho trẻ; cho trẻ tái khám khi cần thiết.

Vậy, trẻ sốt xuất huyết khi nào cần nhập viện? Theo chuyên gia, khi có các dấu hiệu cảnh báo sau, trẻ sốt xuất huyết cần nhập viện:

– Vật vã, lừ đừ, li bì;

– Đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau vùng gan;

– Nôn ói từ 3 lần/giờ hoặc từ 4 lần/6 giờ;

– Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, xuất huyết âm đạo, tiển tiện hoặc đại tiện ra máu;

– Tiểu ít.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt xuất huyết cần nhập viện

>>>>>Xem thêm: Những lưu ý nên biết để xây dựng thực đơn tốt cho trẻ còi xương

Khi trẻ có các dấu hiệu cảnh báo, bố mẹ cần cho trẻ điều trị với chuyên gia.

Tuy nhiên, một số trẻ sốt xuất huyết cần nhập viện ngay cả khi không có dấu hiệu cảnh báo. Đó là những trẻ: Sống một mình; nhà quá xa cơ sở y tế, không thể nhập viện kịp thời khi sốt xuất huyết trở nặng; gia đình không có khả năng theo dõi sát sao; trẻ nhũ nhi; thừa cân, béo phì; có bệnh mãn tính đi kèm (thận, tim, gan, hen, COPD kém kiểm soát, đái tháo đường, thiếu máu, tan máu,…)

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi trẻ sốt xuất huyết cần nhập viện khi nào. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *