Bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ 15 vấn đề cần lưu ý khi nuôi trẻ nhỏ

Theo các bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Thu Cúc, trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc và bảo vệ một cách tốt nhất, do cơ thể bé còn chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn kèm, nên dễ mắc phải một số bệnh thường gặp. Sau đây là 15 vấn đề thường gặp khi nuôi trẻ nhỏ, phụ huynh cần lưu ý để chăm sóc bé yêu tốt nhất.

Bạn đang đọc: Bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ 15 vấn đề cần lưu ý khi nuôi trẻ nhỏ

Khò khè kéo dài

Bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ 15 vấn đề cần lưu ý khi nuôi trẻ nhỏ

Các bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ: khi bé bị khò khè kéo dài không nên tự ý cho con dùng thuốc ho, thuốc hỗ trợ hô hấp. Nên cho bé đi thăm khám bởi các bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi có thể khiến bé bị khò khè kéo dài.

Bên cạnh đó các vấn đề về đường hô hấp như mề đường thở lành tính cũng có thể khiến bé có biểu hiện khò khè kéo dài. Nếu trẻ vẫn bú tốt, không ho, không ọc ói nhiều và vẫn lên cân tốt thì mẹ không cần quá lo lắng, tình trạng khò khè này sẽ sớm hết.

Nhưng nếu vừa khò khè, kèm theo một số biểu hiện như ho, bỏ bú, nôn ói, phụ huynh nên cho bé đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị tốt nhất cho bé.

Tự nhiên bỏ bú – biếng ăn

Mẹ cần xem lại miệng của bé có bị đau, nổi mụn, viêm loét gì không. Mẹ đã rơ miệng, vệ sinh miệng cho bé đúng cách hay chưa. Bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ, xử trí bằng cách rơ miệng cho bé nhẹ nhàng, sạch sẽ, chọn nơi yên tĩnh để cho con bú, để ý xem có phải bé ham chơi quên bú không.

Mẹ cần lưu ý về chế độ ăn của bé, không nên ép quá khiến bé sợ ăn, các bữa ăn chính và ăn phụ nên cách nhau để tránh đến giờ ăn rồi mà bé vẫn không muốn ăn. Không nên cho bé vừa ăn vừa xem tivi, nghịch điện thoại,… không vừa ăn vừa chơi.

Nếu tự nhiên bỏ bú, biếng ăn mà kèm theo một số biểu hiện như quấy khóc, sốt,.. mẹ nên cho trẻ đi thăm khám để bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và điều trị cho con.

Khó ngủ, vặn mình, quạy quọ

Nếu thấy bé khó ngủ, trằn trọc, quạy quọ hay vặn mình, mẹ cần lưu ý xem bé có đói không, phòng ngủ có nóng không, trước lúc ngủ bé có nô đùa vui quá không hay uống đồ uống nào có tính kích thích khiến bé khó ngủ không như cafein, nước có ga …

Nếu bé vẫn khó ngủ, vặn mình nhiều ngày không đỡ, hãy cho con đi thăm khám bác sĩ kiểm tra và xử trí giúp con.

Trẻ đi phân hoa cà, hoa cải

Bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên xem lại thức ăn của mẹ (nếu bé còn bú mẹ), xem lại loại sữa mẹ cho bé uống, đồ ăn (thức ăn dặm) của con xem đã đảm bảo chưa. Phần lớn trẻ nhỏ mắc các bệnh về đường tiêu hóa (chủ yếu là rối loạn tiêu hóa) là do thức ăn không đảm bảo.

Trẻ sơ sinh bú mẹ hay bú bình đi cầu ra máu, có thể do nhiễm trùng đường ruột, có thể do dị ứng đạm trong sữa, có thể do bé nuốt máu từ ngực mẹ. Cho trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa nếu bị 2 lần liên tiếp. Nếu bú mẹ nên xem mẹ có ăn gì liên quan đến bò không.

Ho, sổ mũi

Đây là triệu chứng không phải là bệnh. Vấn đề chính là phải tìm ra nguyên nhân gây ho, sổ mũi. Các bệnh lý về đường hô hấp như viêm VA, viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,.. hay bệnh cảm lạnh, bệnh cúm, … đều có thể gây ho, sổ mũi.

Bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên xử trí bằng cách: vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi của bé. Làm bắc loa kèn để lấy nước mũi ra. Nếu cần hút mũi phải lưu ý hút mũi đúng cách tránh làm sai gây khiến trẻ đau, sợ và có thể làm trầy xước niêm mạc mũi của con. Nếu bé không đỡ mẹ cần đưa bé đi khám với bác sĩ.

Khi trẻ bị ho, mẹ không tự ý mua thuốc trị ho, thuốc chữa ho cần có chỉ định của bác sĩ vì tự uống thuốc long đờm cò thể khiến bé ho thêm. Ho kèm khó thở, cần cho bé đi khám ngay với bác sĩ.

Sốt

Tìm hiểu thêm: Phương pháp chữa viêm tai giữa cho trẻ hiệu quả, an toàn?

Bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ 15 vấn đề cần lưu ý khi nuôi trẻ nhỏ

Sốt cũng là phản ứng cơ thể của bé trước tác nhân bên ngoài tác động lên cơ thể của con. Đây một triệu chứng biểu hiện của bệnh chứ không phải là bệnh.

Sốt không hoàn toàn là “xấu”. Sốt có thể biểu thị cơ thể bé phản ứng tốt với tác nhân bên ngoài, là biểu hiện hệ miễn dịch của con đang hoạt động để chiến đấu với tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn. Vì vậy, mẹ không tùy tiện cho bé uống thuốc hạ sốt.

Bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ, chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt nếu bé sốt từ 38,5 độ C trở lên, sốt trên 48 giờ giờ mà lừ đừ, nôn ói nhiều thì cần cho con đi khám. Khi trẻ bị sốt, nên mặc quần áo thông thoáng cho con. Lau ấm ở các vị trí cổ, nách, bẹn. Không vắt chanh vào miệng. Với những bé đã có tiền sử sốt co giật, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt khi bé sốt từ 38 độ C.

Tiểu són, tiểu lắt nhắt, nước tiểu có màu như máu

Có thể hẹp bao qui đầu, rửa sạch, nắm phần da qui đầu day nhẹ vài lần xong lận nhẹ xuống, không hiệu quả thì đến bác sĩ để nong bao quy đầu.

Cũng có thể do bé bị viêm đường tiết niệu, đặc biệt là ở bé gái, nếu thấy con hay kêu ngứa “vùng kín” thì cũng nên cho con đi kiểm tra để bác sĩ điều trị sớm.

Vàng da

Nếu trẻ dưới 15 ngày tuổi, vàng da ngày càng tăng nhất là vàng tới ngực nên khám chiếu đèn, nặng nữa bác sĩ sẽ phải thay máu. Nếu trẻ trên 15 ngày tuổi thì cha mẹ không lo, bé bú tốt lên cân thì thường 3 tháng sẽ hết dần.

Rốn không sạch

Xử trí bằng rửa sát chân rốn, rửa cồn 70 độ, bôi betadin hay milian, không đỡ nên cho trẻ đi khám, nếu rốn rỉ máu kéo dài nên khám xem có thiếu vitamin K không.

Tự nhiên phát hiện hạch nách trái hay vùng hỏm đòn trái

Do sau chích ngừa lao thôi: mềm nhiều thì rạch, cứng thì không cần làm gì theo dõi thôi, không cần uống thuốc gì cả.

Mọc răng

Bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ 15 vấn đề cần lưu ý khi nuôi trẻ nhỏ

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bướu máu ở trẻ em

trẻ chậm mọc răng không liên quan nhiều đến dinh dưỡng, có bé mọc sớm có bé mọc muộn, có bé mọc nhiều răng, có bé mọc vài cái, 6-9-11 tháng, nhiều trẻ hơn 12 tháng mới mọc, bú tốt, cân tốt, ăn dặm tốt bé từ từ sẽ mọc đủ răng. Khi trẻ mọc răng có thể kèm sốt, sốt này thướng sốt nhẹ, không phải uống thuốc, mẹ đừng quá lo.

Ráy tay

Khi có ráy tai làm bé lắc đầu gãi tai. Có thể nhỏ tai bằng nước muối sinh lý rồi theo cơ chế của ống tai ráy tai sẽ tự đẩy ra, nhỏ 1 lần 2-3 giọt ngày 2-3 lần. Khi ráy tai ra thì nên cho trẻ khám tai mũi họng , bác sĩ sẽ lấy ra, tuyệt đối cha mẹ không tự lấy.

Đổ mồ hôi

Mồ hôi ở trẻ thường do thời tiết và khả năng điều tiết mồ hôi chứ không liên quan đến dinh dưỡng, rụng tóc hình vành khăn mà đủ cân thì không thiếu chất. Trẻ nhỏ khi bú đổ mồ hôi là bình thường. Nếu đổ mồ hôi mà kèm biếng ăn, khó ngủ,… thì mới cần cho con đi kiểm tra xem có thiếu chất gì không.

Bổ sung Vitamin D

Tắm nắng là một cách để hấp thụ vitamin D. Với trẻ không được phơi nắng, có thể cho dùng Vitamin D, loại 1 giọt 400- 500 đơn vị, ngày 1 giọt aquadetrim, d flouretten, sterogyl… uống tới khi trẻ chạy chơi, uống mỗi ngày, không uống liều cao vì liều cao vitamin D gây thừa vitamin D và có thể là nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ.

Bé cần uống thêm bao nhiêu nước một ngày

Sữa là nước rồi: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, không cần uống thêm nước, nếu nghi thiếu nước thì cứ bú mẹ, nếu bú bình thì cứ bú bình.

Trẻ hơn 6 tháng mà bú lượng sữa từ 100 ml nhân cho cân nặng trở lên thì cũng không cần thêm nước.

Trẻ nhỏ uống nước mát miệng sẽ không chịu uống sữa, uống nhiều nước sẽ không có bụng để uống sữa

Trẻ lớn nữa thì ưu tiên sữa ít nhất 500ml, rồi mới bàn tới nước tùy theo cân nặng

Trẻ sau 3 tuổi trở lên chú ý cho bé uống đủ nước.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm từ các bệnh viện lớn ra làm việc như: Bệnh viện E, Xanh-Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trung ương … Với tiêu chí: Khám tận tình – Hạn chế kháng sinh. Hệ thống máy móc, xét nghiệm, nội soi, chẩn đoán hình ảnh tân tiến. Phục vụ mẹ và bé tận tình và chu đáo. Có khu vui chơi rành riêng cho bé. Phòng khám Nhi sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi. Ngoài ra, Hệ thống Y tế Thu Cúc còn áp dụng thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh – Là địa chỉ uy tín được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn.

Bạn quan tâm, cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho con tại Chuyên khoa Nhi Thu Cúc, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *