Để điều trị bệnh sốt xuất huyết cho trẻ đòi hỏi sự chăm sóc phù hợp từ cha mẹ cùng can thiệp y tế kịp thời. Cụ thể, trong trường hợp cần thiết trẻ phải được nhập viện điều trị nội trú. Vậy những trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết cần nhập viện điều trị là gì?
Bạn đang đọc: Những trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết cần nhập viện điều trị
1. Các giai đoạn thông thường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết khá nguy hiểm, gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh dù là đối tượng nào. Trong đó, muỗi chính là trung gian chủ yếu làm lây nhiễm bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết sẽ thường diễn tiến qua 3 giai đoạn. Cụ thể:
– Giai đoạn sốt: Thông thường, bệnh sẽ bắt đầu với triệu chứng sốt cao, đau cơ. Người bệnh sẽ thấy đau đầu và mệt mỏi. Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 3-7 ngày. Trong đó, virus sẽ bắt đầu phát triển. Chúng gây nên sự tổn thương cho hệ thống miễn dịch.
– Giai đoạn xuất huyết: Sau giai đoạn sốt, nhiều bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn xuất huyết. Khi đó, những mạch máu, mao mạch bị tổn thương sẽ gây nên xuất huyết nội tạng, xuất huyết dưới da. Triệu chứng xuất huyết thường gồm chảy máu mũi, chảy máu dưới da, chảy máu nướu, …
– Giai đoạn phục hồi: Khi đã trải qua giai đoạn xuất huyết, người bệnh sẽ bắt đầu phục hồi dần. Những hiện tượng xuất huyết dưới da cùng các triệu chứng xuất huyết khác sẽ giảm dần đi. Thế nhưng, trong một số trường hợp vẫn có thể gặp biến chứng nghiêm trọng.
2. Đâu là giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết?
Giai đoạn xuất huyết là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết, dễ gây biến chứng
Giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết là giai đoạn xuất huyết. Đây cũng là giai đoạn cần được xem xét để tìm ra biện pháp xử trí phù hợp, hạn chế hậu quả xấu.
Trong giai đoạn này, nếu người bệnh bị thoát huyết tương sẽ dẫn tới tình trạng bị sốc. Sau đây là những biểu hiện lâm sàng của giai đoạn này:
– Co giật, li bì.
– Lạnh ở các đầu chi, da bị tái lạnh.
– Huyết áp kẹt, hiệu số của huyết á tối đa và tối thiểu chỉ bằng hoặc dưới 20 mmHg. Huyết áp bị tụt hoặc có thể không đo được.
– Đi tiểu ít.
Đồng thời những dấu hiệu của xuất huyết cũng xuất hiện:
– Xuất huyết dưới da.
– Xuất huyết niêm mạc.
– Xuất huyết nội tạng.
– Tình trạng trràn dịch màng phổi hay tràn dịch màng bụng.
Trong một số trường hợp bệnh nặng hơn có thể có biểu hiện của suy tạng. Những tình trạng điển hình như bị viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim, … Hoặc những biểu hiện này có thể xảy ra với một số bệnh nhân không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hay không sốc.
3. Những trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết cần nhập viện điều trị
Tìm hiểu thêm: Hội chứng lỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, nhận biết và xử trí đúng cách
Nhiều trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết cần điều trị nội trú tại bệnh viện để đảm bảo an toàn, hiệu quả điều trị
Trong nhiều trường hợp, trẻ bị sốt xuất huyết cần phải nhập viện điều trị nội trú. Điều này để đảm bảo an toàn, điều trị phù hợp nhất cho trẻ:
– Trẻ xuất hiện những dấu hiệu bị sốt xuất huyết nặng như: Vật vã, lừ đừ, li bì; Đau bụng nhiều, liên tục, có cảm giác đau vùng gan; Nôn nhiều lần; Xuất huyết niêm mạc; Hct tăng, tiểu cầu giảm nhanh; Tràn dịch màng phổi, màng bụng thể hiện trên siêu âm hoặc chụp X-quang; …
– Trường hợp bị thoát huyết tương nặng dẫn tới sốc, ứ dịch, biểu hiện của suy hô hấp.
– Trường hợp có các triệu chứng của suy tạng.
– Trường hợp thân nhiệt và huyết áp hạ thấp.
– Trường hợp nhà ở quá xa bệnh viện, cơ sở y tế và không thể tới ngay khi có dấu hiệu bệnh trở nặng.
– Trường hợp gia đình không thể theo dõi sát sao.
– Trường hợp trẻ bị dư cân, béo phì, có các bệnh mạn tính như thận, gan, hen, tiểu đường, thiếu máu, …
4. Biến chứng của sốt xuất huyết ở trẻ nếu không được đến bệnh viện điều trị kịp thời khi cần
>>>>>Xem thêm: Bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nhập viện điều trị nội trú giúp bác sĩ theo dõi tình trạng và thực hiện điều trị tốt hơn, tránh biến chứng nguy hiểm
4.1 Suy tim, thận
Sốt xuất huyết có thể dẫn tới tình trạng bị suy tim. Hệ thống tuần hoàn bị hỏng do xuất huyết liên tục xảy ra trong cơ thể. Điều này khiến cho tim không thể đủ sức thực hiện bơm máu. Ngoài ra, sự xuất huyết liên tục có thể khiến ứ đọng. làm tràn dịch vào phần màng tim. Từ đó, chức năng tim mạch có thể bị ảnh hưởng, phù nề tim, suy tim và xuất huyết cơ tim. Bên cạnh đó, sốt xuất huyết cũng có thể gây tổn thương thận và dẫn tới suy thận cấp.
4.2 Suy đa tạng
Biến chứng suy đa tạng là trường hợp khi có ít nhất 2 hệ thống cơ quan ở trong cơ thể bị rối loạn chức năng. Do đó, sự cân bằng nội môi không thể duy trì nếu không can thiệp điều trị. Biến chứng suy đa tạng thông thường sẽ gồm suy gan cấp tính, tụt huyết áp, suy thận, suy tim, … Khi mắc phải tình trạng biến chứng này, bệnh nhi sẽ cần được cấp cứu, thực hiện các phương pháp về lọc máu sớm, liên tục.
4.3 Xuất huyết não
Khi trẻ bị chảy máu lan trong não bởi rối loạn nguyên tố đông máu, trẻ có thể gặp nguy cơ bị xuất huyết não. Đây là một trong những biến chứng rất nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, biến chứng này thường xuất hiện ở bệnh nhân người lớn nhiều hơn.
4.4 Hôn mê
Sốt xuất huyết có thể dẫn tới biến chứng phù não cùng tình trạng thần kinh không tốt. Từ đó, bệnh nhi sẽ hôn mê. Đây được đánh giá là biến chứng nghiêm trọng của sốt xuất huyết gây nên.
4.5 Tràn dịch màng phổi
Trong giai đoạn bệnh tiến triển, tỷ lệ thấm máu tăng, người bệnh có thể trải qua tình trạng tràn dịch màng phổi. Biến chứng này có thể xảy ra ở cả đối tượng bệnh nhân người lớn và trẻ nhỏ. Nếu bệnh nhân không được vào viện điều trị kịp thời có thể gây viêm phổi, viêm đường hô hấp, tính mạng bị đe dọa.
4.6 Biến chứng về mắt
Bệnh sốt xuất huyết có thể gây xuất huyết võng mạc và trong dịch kính. Từ đó, bệnh nhi sẽ không nhìn rõ, gây hại tới thị lực.
Trên đây là những trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết cần được nhập viện điều trị và biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Ngoài ra trên thực tế, sốt xuất huyết không chỉ xuất hiện trong mùa mưa mà có thể xảy ra quanh năm. Do đó, để chăm sóc tốt cho sức khỏe con, cha mẹ hãy lưu lại ngay cách phòng tránh và điều trị phù hợp để áp dụng khi cần thiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.