Top 8 biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em có thể gặp phải

Sốt xuất huyết là bệnh dễ gặp nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời và đúng cách, các biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em có thể xảy ra: sốc do mất máu, xuất huyết não, suy tim, tràn dịch màng phổi… kéo theo nguy cơ tử vong cao. Trước tình hình dịch sốt xuất huyết đang bùng phát trở lại như hiện nay, các phụ huynh cần có biện pháp phòng tránh để bảo vệ con khỏi dịch bệnh.

Bạn đang đọc: Top 8 biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em có thể gặp phải

1. Biến chứng tụt huyết áp ở trẻ sốt xuất huyết

Top 8 biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em có thể gặp phải

Trẻ sốt xuất huyết có thể bị biến chứng tụt huyết áp

Trẻ nhỏ mắc sốt xuất huyết ở thể nặng có thể dẫn tới nguy cơ bị tụt huyết áp. Nếu điều này xảy ra, bé sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi nhiều, các bé lớn hơn thì gặp khó khăn trong việc đi bộ hay khi đứng. Bên cạnh đó, một số trẻ sẽ cảm thấy đầu bị đau nhức nhiều.

Đây là một trong những biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em thường gặp phải. Nếu không được bác sĩ hỗ trợ xử lý kịp thời, biến chứng này có thể kéo theo nguy cơ xuất huyết não, thậm chí tử vong tính mạng ở trẻ.

2. Biến chứng bị sốc do mất máu

Trẻ mắc sốt xuất huyết có thể sẽ gặp phải tình trạng tăng tính thấm mao quản, cô đặc máu và thoát huyết tương. Cụ thể hơn, máu của trẻ sốt xuất huyết sẽ bị đẩy ra ngoài nhiều với các triệu chứng: chảy máu cam, chảy máu qua vết thương hở, chảy máu chân răng… Đây chính là những dấu hiệu cảnh báo của biến chứng sốc do mất máu ở trẻ.

Với trường hợp này, trẻ sốt xuất huyết nghi biến chứng sốc do mất máu nhiều cần được cấp cứu, hỗ trợ trực tiếp từ bác sĩ chuyên môn. Bởi nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng sốc do mất máu có thể đẩy bé rơi vào tình trạng cơ thể kiệt quệ, sốt cao kéo dài mãi không hạ, nôn nhiều, vã mồ hôi và tiềm ẩn biến chứng tử vong.

3. Biến chứng suy tim, suy thận

Trẻ sốt xuất huyết nặng có thể diễn tiến nặng gây suy tim và rối loạn hệ thống tuần hoàn. Trường hợp này xuất phát từ tình trạng tim của bé sốt xuất huyết đã không đủ sức bơm máu, trong khi đó dịch huyết tương vẫn xuất huyết liên tục khiến màng tim bị tràn dịch và gây ứ đọng. Hệ quả khiến tim và hệ thống tuần hoàn của bé bị suy giảm, rối loạn chức năng, xuất huyết cơ tim, tim bị phù nề và dẫn tới suy tim.

Bé sốt xuất huyết nếu không được hỗ trợ điều trị tốt cũng có nguy cơ bị suy thận cấp. Nguyên nhân là vì cơ quan thận trong những ngày bé sốt xuất huyết gần như phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương vào nước tiểu.

Có thể khẳng định rằng suy tim, suy thận do sốt xuất huyết là những biến chứng rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao. Nếu may mắn được cứu sống, trẻ sốt xuất huyết vẫn có thể sẽ phải đối diện với nhiều di chứng nặng nề về sau.

4. Biến chứng suy đa tạng ở các bé sốt xuất huyết

Tìm hiểu thêm: Thông tin cần biết về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Top 8 biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em có thể gặp phải

Trẻ sốt xuất huyết có thể gặp phải chứng nguy hiểm suy đa tạng

Biến chứng suy đa tạng ở trẻ sốt xuất huyết là tình trạng cơ thể bé bị rối loạn chức năng tối thiểu 2 hệ thống cơ quan, không thể duy trì sự cân bằng nội môi nếu như không được can thiệp điều trị. Với biến chứng này, trẻ sốt xuất huyết có thể rơi vào tình trạng suy gan tối cấp, tụt huyết áp, suy thận, suy tim.. Bé cần được cấp cứu ngay và tiến hành lọc máu liên tục để không nguy hiểm tới tính mạng.

5. Biến chứng xuất huyết não

Biến chứng xuất huyết não có thể xảy ra khi trẻ sốt xuất huyết bị rối loạn nguyên tố đông máu: rong kinh, chảy máu cam dữ dội, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết nội tạng… Biến chứng này mang theo nguy cơ tử vong rất cao cho người bệnh. Tuy nhiên, biến chứng này rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ.

6. Biến chứng gây tràn dịch màng phổi

Trẻ mắc sốt xuất huyết không phải giai đoạn nào cũng cần truyền dịch. Ở giai đoạn đầu mới khởi phát bệnh sốt xuất huyết, bé ăn kém, nôn, tiêu chảy dẫn tới mất nước nhiều nên thường được bù nước và điện giải bằng cách truyền dịch. Thế nhưng, khi đã chuyển sang những giai đoạn sau, nếu bé vẫn được truyền dịch nhưng không chú ý tăng thải dịch a ngoài thì rất dễ dẫn tới biến chứng tràn dịch màng phổi, viêm phổi hay phù phổi cấp.

Nếu biến chứng này xảy ra, trẻ cần được cấp cứu gấp để tránh gây nguy hiểm tới tính mạng.

7. Biến chứng sốt xuất huyết gây hôn mê

Hôn mê là biến chứng có thể xảy ra khi bé sốt xuất huyết bị xuất huyết trong cơ thể, dịch huyết tương bị ứ đọng ở màng não qua các thành mạch và gây nên phù và các hội chứng thần kinh. Đây là một trong những biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em nặng nhất.

8. Biến chứng về mắt ở trẻ sốt xuất huyết

Xuất huyết võng mạc khiến cho các mạch máu của võng mạc bị tổn thương là một trong những biến chứng về mắt dễ gặp ở trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết. Biến chứng này thậm chí có thể gây ra mù lòa ở trẻ nếu xảy ra tình trạng máu thấm lên thành những lớp mỏng che trước võng mạc của bé.

Ngoài ra, trẻ sốt xuất huyết còn có nguy cơ gặp phải biến chứng về mắt là xuất huyết trong dịch kính. Dịch kính là một chất lỏng trong nhãn cầu của người và bình thường sẽ có màu trong suốt. Thế nhưng nếu trẻ sốt xuất huyết xảy tra tình trạng vỡ mạch máu trong mắt thì máu có thể tràn vào buồng dịch và che khuất các vật ở trước mắt khiến bệnh nhi gần như sẽ bị mù.

Top 8 biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em có thể gặp phải

>>>>>Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Nguyên nhân bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì?

Trẻ sốt xuất huyết có triệu chứng bất thường cần được đưa tới viện ngay, tránh biến chứng nguy hiểm

Trên đây là 8 biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Dù là biến chứng nào đều gây tổn hại tới sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể khiến bé bị tử tử vong. Do đó, trong thời điểm dịch sốt xuất huyết đang bùng phát như hiện nay, bố mẹ cần quan tâm, chăm sóc và quan sát con nhiều hơn. Hãy nâng cao các biện pháp bảo vệ trẻ khỏi bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường nghi mắc sốt xuất huyết hay có dấu hiệu bệnh nặng, bố mẹ hãy đưa con tới ngay Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ kịp thời nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *