Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp ở trẻ em vào thời điểm giao mùa. Bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy sốt siêu vi có lây không? Bố mẹ hãy tham khảo thông tin giải đáp trong bài viết.
Bạn đang đọc: Sốt siêu vi có lây không? Cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả
1. Sốt siêu vi ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus là tình trạng trẻ bị sốt do cơ thể nhiễm virus hoặc vi trùng. Đây là một bệnh lý cấp tính thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những bé có hệ miễn dịch kém.
Các tác nhân gây bệnh bao gồm:
– Rhinovirus: Khi nhiễm loại virus này trẻ thường có dấu hiệu sốt cao, cảm lạnh. Nếu không kịp thời điều trị có thể gây viêm xoang, viêm phổi, viêm tai, hen suyễn và viêm phế quản.
– Coronavirus: Thường gây ra hiện tượng sốt cao có thể biến chứng thành viêm phổi, đe dọa tính mạng trẻ em.
– Virus cúm A,B: Gây nên bệnh cúm, gây ra biến chứng viêm mũi – họng, viêm phổi.
– RSV (respiratory syncytial virus) gây viêm phổi và viêm phế quản.
– Enterovirus: Gây sốt cấp tính không đặc thù, sốt phát ban, bệnh Bornholm, bệnh chân – tay – miệng.
Virus là nguyên nhân chính gây nên sốt siêu vi ở trẻ
2. Sốt siêu vi có lây không?
Sốt siêu vi có thể lây lan nhanh chóng từ người sang người. Bởi lẽ, nguyên nhân chính gây sốt siêu vi ở trẻ là virus nên bệnh dễ lây lan bằng nhiều đường khác nhau như:
– Đường hô hấp: Khi người bệnh giao tiếp, nói chuyện, ho, hắt xì nước bọt có chứa virus sẽ bắn ra môi trường bên ngoài và lây nhiễm cho người khác.
– Đường tiêu hóa: Nước bọt của người bệnh có thể dính trên thức ăn, thìa đũa. Nếu trẻ dùng chung thức ăn có chứa virus thì sốt siêu vi sẽ tấn cơ thể bé bất cứ lúc nào.
– Dùng đồ ăn, vật dụng cá nhân đã nhiễm virus
– Truyền máu của người bệnh, dùng chung kim tiêm và vật dụng cá nhân với người nhiễm virus.
– Côn trùng là vật trung gian có thể mang virus gây bệnh và truyền sang trẻ em thông qua các vết cắn/ đốt.
– Trẻ em tiếp xúc với dịch cơ thể người bệnh cũng có khả năng cao nhiễm virus gây sốt siêu vi.
– Virus gây sốt siêu vi còn có thể lây truyền qua không gian và đồ vật trong nhà như: tay nắm cửa, đồ chơi, tay vịn cầu thang, vật dụng nơi công cộng.
Vi khuẩn có thể lây lan trong không khí
Sốt siêu vi có thể lây lan và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Để khắc phục tình trạng này, trước hết bố mẹ nên nắm rõ dấu hiệu nhận biết sớm bệnh, cũng như kiến thức phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe bé khỏi sốt siêu vi .
3. Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị sốt siêu vi
Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, trẻ em rất dễ nhiễm virus và mắc sốt siêu vi. Một số chuyên gia cảnh báo, bệnh lý này có diễn biến nhanh, bố mẹ không nên chủ quan. Để bảo vệ sức khỏe của con, bố mẹ nên ghi nhớ những triệu chứng trẻ bị sốt siêu vi dưới đây.
– Trẻ có dấu hiệu sốt cao: Sốt siêu vi thường gây nên tình trạng trẻ bị sốt cao khoảng 38-39 độ C, có thể cao đến 40 độ C.
– Trẻ sốt liên tục, nặng hơn vào chiều tối và đêm.
– Trẻ thường rất mệt mỏi, dễ cáu gắt, khóc quấy và chán ăn. Nhiều trường hợp trẻ hay giật mình và không ngủ ngon giấc.
– Trẻ có triệu chứng chóng mặt, nhức nhối đầu dữ dội, khó thở. Khi ấn vào hai huyệt thái dương của bé, bố mẹ sẽ thấy mạch đập nhanh hơn.
– Cơ thể trẻ xuất hiện những nốt đỏ li ti, không chứa bọng nước sau từ 2-3 ngày sốt, có thể lan ra toàn thân, khiến bé ngứa ngáy, khó chịu.
– Trẻ đi ngoài phân lỏng, không kèm máu nhưng có chất nhầy
– Đi kèm với những cơn sốt cao, trẻ thường gặp tình trạng ho, ngạt mũi, khó thở và chảy nước mũi.
– Trẻ có cảm giác chân tay lạnh.
– Buồn nôn và nôn: Trẻ thường nuốt dịch mũi khiến dạ dày căng và đầy hơn. Đặc biệt khi trẻ quấy khóc có thể gây kích thích niêm mạc họng đang bị viêm dẫn đến nôn trớ thức ăn.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi bé bị amidan
Trẻ bị sốt siêu vi có biểu hiện phát ban cả cơ thể
Để đảm bảo sức khỏe cho bé, phòng tránh biến chứng nguy hiểm từ sốt siêu vi, bố mẹ nên theo dõi sát sao thân nhiệt. Nếu phát hiện trẻ mắc những dấu hiệu trên hãy nhanh chóng đưa con thăm khám bác sĩ và điều trị bệnh.
4. Phương pháp điều trị khi trẻ bị sốt siêu vi
Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ thăm khám triệu chứng lâm sàng để bước đầu xác định mức độ sốt của trẻ. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định loại virus bé bị nhiễm và đưa ra phác đồ điều trị.
Thông thường bác sĩ sẽ cho trẻ dùng đơn thuốc có chứa các thành phần hạ sốt, giảm nghẹt mũi, viêm họng, giảm đau đầu…Bố mẹ nên lưu ý, trẻ em là đối tượng nhạy cảm nên hạn chế sử dụng thuốc. Vì vậy, bố mẹ cần điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý uống kháng sinh tại nhà.
Trẻ cần được thăm khám ngay khi có dấu hiệu sốt siêu vi
Để giảm khó chịu, hạ sốt cho con bố mẹ có thể áp dụng thêm một số biện pháp dưới đây:
– Chườm ấm: Lau cơ thể trẻ bằng khăn ấm đã vắt ráo nước nhằm giảm sốt và lau khô mồ hôi. Mẹ nên chú ý lau thêm vùng bẹn và nách.
– Sử dụng miếng dán lạnh để giảm sốt.
– Để trẻ nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát
– Nếu bé sốt trên 38,5 độ C cần thăm khám bác sĩ để phòng tránh tình trạng co giật.
– Bổ sung thêm nước và điện giải giúp bé giải độc cơ thể và hạ nhiệt.
– Nên cho trẻ dùng các thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, uống nước ép hoa quả.
5. Cách phòng ngừa trẻ bị sốt siêu vi
Sốt siêu vi có thể lây lan trong cộng đồng, vì vậy bố mẹ nên ghi nhớ những nguyên tắc phòng tránh sau:
– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giường gối
– Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, thường xuyên, rửa tay trước khi ăn
– Tiệt trùng bát đũa, bình sữa và dụng cụ pha sữa của trẻ
– Không cho bé dùng chung thức ăn
– Nên cho bé đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc ở nơi công cộng
– Hạn chế tiếp xúc với người trong vùng dịch sốt siêu vi
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả chứa vitamin C để nâng cao sức đề kháng.
>>>>>Xem thêm: Thuốc trị cảm cúm cho trẻ em và những lưu ý khi sử dụng
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé hạn chế nguy cơ mắc sốt siêu vi
Những thông tin trong bài viết đã giúp bố mẹ giải đáp được câu hỏi: “Trẻ bị sốt siêu vi có lây không?”. Sốt siêu vi có diễn biến bệnh nhanh, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của bé. Vì vậy, khi phát hiện bé có dấu hiệu sốt bất thường hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.